Giao thừa online: Xuân yêu thương

(VOV) - “Giao thừa online: Xuân yêu thương” trực tuyến từ 18h, ngày 9/2 (tức 29 Tết) đến 1h ngày 10/2 (tức 1 Tết Quý Tỵ).

(Mời bạn đọc bấm F5 để theo dõi thông tin mới nhất. Phần mới được cập nhật sẽ thể hiện ở phần đầu chương trình)

Bước sang năm mới Quý T, mỗi người đều mong có sức khoẻ, an khang, thịnh vượng, skhông còn đói nghèo, mọi gia đình đều ấm no, hạnh phúc, sng chan hòa, nhân ái và yêu thương nhau hơn. Báo điện tử VOV kính chúc quý vị và các bạn một năm mới Quý T an khang, thịnh vượng.


PHẦN 5: ĐẤT NƯỚC VÀO XUÂN

>> Phần 1: Đoàn viên, sum họp
>> Phần 2: Xuân xa nhà
>> Phần 3: Kết nối yêu thương
>> Phần 4: Lắng nghe Xuân về

01h: Đã trở thành thông lệ, người dân cả nước nói chung và người Hà Nội nói riêng lại lên chùa làm lễ trong đêm Giao thừa. Không chỉ đơn thuần là cầu tài cầu lộc, mà quan trọng hơn, đó là cách để mỗi người cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng mong chờ một năm mới an lành.

Sau thời khắc giao thừa, dạo qua các ngôi chùa lớn của Hà Nội như: Quán Sứ, Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ...đến các ngôi chùa của làng, phường, xã đều đông chật người đến lễ chùa.

Chị Nguyễn Thị Lan, ở Thụy Khuê cho biết: “Ngày thường do bận nhiều công việc nên tôi thương ít có dịp đến chùa. Nhưng với đêm 30 Tết thì năm nào tôi cũng đi lễ. Tôi đi lễ để xua tan đi những căng thẳng và mệt mỏi của một năm cũ. Cùng với đó là cầu mong cho gia đình có một năm mới mạnh khỏe, bình an và nhiều niềm vui”.

Còn đối với cụ Nguyễn Thị Ly, 79 tuổi thì việc đi lễ đã gần như một thói quen hàng ngày. Ngày nào cụ cũng lên chùa tụng kinh, niệm Phật để cầu mong sự bình an cho gia đình. Tuy nhiên, đêm giao thừa có một điều khác biệt với ngày thường của cụ Ly đó là việc những đứa con đi làm từ xa trở về quê ăn Tết cùng đi lễ.


(Ảnh: Huy Phương)

Sau thời điểm giao thừa đông đảo người dân TP Hạ Long tới lễ chùa Long Tiên. (Ảnh: Nghĩa Hiếu)

(Ảnh: Nghĩa Hiếu)

00h00-00h15:
Pháo hoa rực rỡ khắp mọi miền Tổ quốc. Tại bờ Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), hàng nghìn người cùng háo hức theo dõi màn pháo hoa tầm cao ở 2 điểm trước bưu điện Trung tâm và trước trụ sở báo Hà Nội mới. Cả thành phố có 29 điểm bắn pháo hoa, trong đó có 5 điểm bắn tầm cao và 24 điểm bắn tầm thấp.







Màn pháo hoa lộng lẫy giữa hồ Gươm (ảnh: Quang Trung)

Tại Quảng Ninh, người dân TP Hạ Long đã đổ ra đường để tiễn năm cũ Nhâm Thìn và chào đón năm mới Quý Tỵ với những mong muốn làm cho thành phố ngày càng giàu đẹp và văn minh hơn.

Pháo hoa rực rỡ đón chào năm mới Quý Tỵ 2013 tại TP Hạ Long (Ảnh: Nghĩa Hiếu)

Năm nay TP Hạ Long tổ chức bắn pháo hoa tại Công viên Lán Bè, thu hút hàng vạn người dân đến chiêm ngưỡng (Ảnh: Nghĩa Hiếu)

00h05: "Năm 2012 vừa qua nước ta đã vượt qua nhiều thách thức trước ảnh hưởng phức tạp, khó lường của tình hình kinh tế, chính trị, an ninh thế giới và khu vực, đã giữ mức tăng trưởng GDP là trên 5%, kiềm chế lạm phát dưới 7%. Tuy nhiên bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, chúng ta vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức mới. Kinh tế thế giới vẫn đang tiềm ẩn nhiều rủ ro và biến động khó dự báo. Nợ công vẫn là mối đe doạ sự tăng trưởng kinh tế không chỉ khu vực EU mà cả Nhật Bản, Hoa Kỳ đều chung cảnh ngộ và đó chính là nguy cơ đẩy kinh tế thế giới vào tình thế khó khăn hơn.

Hy vọng rằng, năm 2012 đang khép lại và năm 2013 đã tới, trong mỗi con người, trong mỗi gia đình chúng ta đều ổn định và đều phát triển. Dân có giàu nước mới mạnh, dân có ổn định, phát triển thì đất nước mới ổn định và phát triển đi lên". Đó chính là nội dung bài viết “Ổn định để phát triển” của Tổng Giám đốc Đài TNVN Nguyễn Đăng Tiến. Mời các bạn nghe sau đây:


00h: CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc Tết đồng bào, đồng chí, chiến sỹ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)

Như vậy là chúng ta đã chính thức bước sang năm mới Quý Tỵ 2013, trong sự rung động, xao xuyến của đất trời và lòng người những giây phút đầu tiên chạm vào ngưỡng cửa mùa xuân. Hồi hộp chờ đợi để giờ đây trên khăp mọi miền của tổ quốc ta đã dâng tràn sắc xuân và sức sống của mùa xuân. Trong giờ phút thiêng liêng này, trân trọng mời đồng bào, đồng chí và chiến sỹ cả nước cùng kiều bào ta ở nước ngoài nghe Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang chúc Tết.


Qua VOV nhiều độc giả tiếp tục bộc bạch những mong ước, dự định ấp ủ cho bản thân, gia đình và quê hương.

Và chúng tôi thực sự xúc động trước tấm lòng của 2 chị em gái: Phạm Ngọc Ái Linh (14 tuổi) và Phạm Ngọc Ái Chi (7 tuổi).

Là thế hệ sinh ra và lớn lên ở Prague, Cộng hòa Czech, nhưng 2 chị em Ái Linh và Ái Chi luôn được ba mẹ giáo dục về truyền thống, về cội nguồn dân tộc. Dù chưa một lần được đặt chân tới Trường Sa và chỉ được nghe ba mẹ kể, qua các tài liệu sách báo, nhưng với 2 chị em Khánh Linh và Julia thì Trường Sa rất đỗi gần gũi, yêu thương. Bức thư gửi các chiến sỹ Trường Sa được cô chị Ái Linh nắn nót viết với tất cả tấm lòng. Bức thư rất mộc mạc, chân thành, nhưng từng câu, từng chữ chứa đựng tình cảm chứa chan, rất đỗi thân thương của 2 chị em.


Với tấm lòng của mình, 2 chị em Ái Linh và Ái Chi dành riêng chú heo tiết kiệm nuôi trong hơn 1 năm qua để tặng các chiến sỹ đang ngày đêm canh giữ biển trời ngoài đảo Trường Sa nhân dịp Xuân Quý Tỵ.

Nghe 2 chị em Ái Linh và Ái Chi đọc thư và chúc Tết chiến sĩ Trường Sa

>> Hai em nhỏ từ CH Czech tặng quà chiến sĩ Trường Sa

>> 

Những mong ước giản dị của kiều bào trong năm mới



Ông Phạm Dũng
- Chủ Nhà hàng Dũng - Liên tại Trung tâm thương mại Sapa (Prague- Czech), ông cũng là cha của 2 chị em Ái Linh và Ái Chi: "Nhân Tết cổ truyền của dân tộc, tôi có 2 điều mong muốn đó là tất cả những gì an lành nhất sẽ đến với mọi người, mọi nhà. Điều thứ 2, trong lúc tình hình thế giới đang trong giai đoạn bị suy thoái, tôi mong cộng đồng người Việt mình hãy thương yêu và đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống". 

Anh Trần Quý Túy - Giám đốc doanh nghiệp truyền thông tại Bruno (Czech): "Điều thứ nhất tôi luôn mong ước, năm nào cũng là một năm yên bình và tốt đẹp cho mọi người, mọi nhà. Điều thứ hai, tôi mong mọi người hãy vừa học vừa làm và quan tâm đến kiến thức nhiều hơn, đến xã hội nhiều hơn. Doanh nghiệp thì đều quan tâm đến lợi nhuận nhưng mọi người, mọi gia đình cũng đều nên nghĩ đến các giá trị văn hóa.

Những ngày Tết không về Việt Nam được, tôi rất nhớ mẹ, nhớ gia đình. Nhân đây, qua làn sóng Đài TNVN tôi cũng muốn gửi lời chúc mẹ và gia đình luôn mạnh khỏe". 

Á hậu Công chúa thế giới tại châu Âu- Hoàng Yến: Năm mới, Hoàng Yến xin gửi lời chúc đến bà con người Việt mình tại châu Âu luôn luôn mạnh khỏe, gặp nhiều thành công trong cuộc sống. Năm mới này, Hoàng Yến mong sẽ được trở về Việt Nam thăm bà con, các cô, bác, và ăn Tết ở Việt Nam vì chưa bao giờ Hoàng Yến được ăn Tết ở Việt Nam.

Chị Nguyễn Tuyết Hạnh-chủ cửa hàng thực phẩm tại Trung tâm thương mại Sapa (Prague- CH Czech): "Tết này tôi không về Việt Nam và sum họp Tết với cộng đồng của mình tại Trung tâm Thương mại Sapa, với hội người Việt Nam ở cộng hòa Czech.

Qua Đài TNVN tôi xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới những người thân yêu của mình. Tôi rất nhớ mọi người..


                                        Lời chúc Tết của các cán bộ, chiến sỹ Trường Sa gửi về đất liền


PHẦN 4: LẮNG NGHE XUÂN VỀ

23h59 tại Hội An:
Lúc này, trên quảng trường Sông Hoài, thành phố Hội An, hàng vạn người dân cùng người dẫn chương trình Họi đón Giao thừa cùng đếm ngược thời gian. Trước đó, bắt đầu từ 23h30, tại Quảng trường Sông Hoài, diễn ra chương trình Hội đón giao thừa Quý Tỵ với các tiết mục như hát  múa tổ khúc dân cư “Vui hội mùa xuân phố biển; Liên khúc “Vui hội mùa xuân phố biển”; Liên khúc hát múa “Vui ca chúc mừng xuân-Happy New Year” , đặc biệt là các tiết mục hòa tấu của ban nhạc Flaminco say đắm lòng người.


Đông đảo người dân chờ đón giao thừa (ảnh: Thanh Hà)

Và đúng vào thời khắc giao thừa, trên bầu trời phố cổ rực rỡ những màn pháo hoa chào đón giao thừa Quý Tị.

Năm 2012 vừa qua, Hội An đã đón gần 1 triệu 4 trăm ngàn du khách tham quan. Ngày 31/1, Tạp chí Wanderlust - Tạp chí du lịch của nước Anh, một Tạp chí chuyên ngành có tiếng trên thế giới này công bố Hội An đứng đầu trong top 10 thành phố yêu thích hàng đầu thế giới.

Tiết mục văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân (Ảnh: Thanh Hà)

Theo Tạp chí này, năm 2012, có tất cả 976 thành phố trên toàn thế giới được bầu chọn, nhưng không nơi nào được đánh giá cao như Hội An. Ngày 14 tháng Giêng tới thành phố Hội An sẽ tổ chức lễ đón danh hiệu này.

Ông Võ Phùng, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thể thao Hội An cho biết: Trong những này Tết Quý Tị, tại phố cổ Hội An sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa thể thao phong phú như: Hội thi “Giọng ca trẻ” “Nhóm ca trẻ” “Đôi khiêu vũ đẹp - Nhóm Hiphop - Thời trang nét xuân”  Hội thi Thể dục dưỡng sinhHội thi “Tiếng hát mãi xuân”; Hội thi “Duyên dáng tuổi 40”; Hội thi Thể hình và biểu diễn khiêu vũ; Hội đua ghe ngang…

22h47: Thời khắc giao thừa đang đến rất gần. Người ta thường nói "ôn cố, tri tân". Đón một cái Tết sung túc, đủ đầy hơn, nhiều người vẫn hoài niệm về cái Tết thời bao cấp – một thời gian khó, vất vả - khổ nhưng mà vui, mà ấm áp.

“Hồi bao cấp, cái Tết được chuẩn bị từ trước đó cả tháng. Những chị em gom từng cân đường, cân bột mì, chục trứng để làm bánh quy gai, làm mứt.Mỗi gia đình được phiếu mua hàng Tết. Trong túi hàng Tết có gói mứt Tết, gói bánh kẹo, 1 lạng mì chính, một mảng bóng bì lợn độ 2 lạng … và gì nữa nhỉ? Gạo nếp, đỗ xanh thì mua ở cửa hàng lương thực, cũng theo tiêu chuẩn đầu người.    

Ở thành phố, các gia đình rủ nhau đụng lợn, gói bánh chưng. Dăm ba nhà cùng tổ dân phố, hay tổ công đoàn các cơ quan, đi liên hệ đâu đó mua được con lợn, rồi mổ lợn, chia nhau ăn Tết. Mỗi nhà một phần, đủ cả nạc, xương, mỡ, thủ… mỗi phần một ít, mang về để gói giò xào, nấu đông, làm nhân bánh chưng. 

Hôm đụng lợn, đúng là vui như Tết. Các gia đình tụ tập bên nhau, ồn ào, náo nhiệt. Mỗi người một chân một tay, băm chặt, chế biến một số món ăn như lòng, dồi ngay tại chỗ. Ngay sau hôm đó là gói bánh chưng. Thịt ướp muối, hạt tiêu thơm lừng. Lá dong mua về, rửa sạch để ráo. Lạt dang cũng bán đầy ngoài chợ. Đỗ xanh thì ngâm, đãi sạch. Có người cầu kỳ mua cả lá riềng về giã lấy nước nhuộm gạo cho bánh được xanh" 


23h42, Tại TPHCM: Càng gần đến giao thừa, đường hoa Nguyễn Huệ càng đông đúc, ai đến đây cũng trầm trồ trước vẻ đẹp sinh động của đường hoa và không bỏ lỡ cơ hội chụp hình lưu lại hình ảnh đáng nhớ trước thềm năm mới.



Bà Trần Thị Kim Thanh, người dân TP HCM chia sẻ: “Tôi thấy thành phố năm qua thay đổi nhiều, tòa nhà mới, đường mới cũng nhiều và mong rằng bước qua năm mới, thành phố sẽ có phát triển hơn, đẹp hơn, ai cũng hạnh phúc và bình an.  Năm nay vườn hoa rất đẹp, tôi thích nhất là khu vực đồng quê vì nhìn nó rất yên bình. Năm nào tôi cũng tới đây, cho con tham quan và chụp hình, mong là năm nào thì cũng có đường hoa. Ngày tết mà có điểm đi chơi thế này thì hay, du khách nước ngoài khi tới đây cũng sẽ rất thích”.

Bà Maria johnson, du khách đến từ Malaysia cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi đến TPHCM của Việt Nam. Tất cả mọi thứ thật ở đây thật tuyệt vời. Tôi thật sự hào hứng khi có mặt ở đây và tận hưởng bầu không khí tuyệt vời với người dân Việt Nam. Tôi ước sự may mắn và niềm vui sẽ đến với các bạn và tôi hi vọng sẽ được ở đây trong năm tới… Chúc mừng Năm mới!”./.

23h40 tại Yên Định, Thanh Hóa: Khác với không khí đón Tết ở nhiều thành phố, thị xã, mọi người đổ ra đường, đến các Trung tâm văn hóa của thị xã, thành phố, người dân ở một làng thuần nông huyện Yên Định, Thanh Hóa chủ yếu đón giao thừa ở ngay trong ngôi nhà ấm cúng của mình. 

Hiện ở đây không khí lạnh tràn kèm gây mưa phùn, khiến nhiều người ngại ra đường. Thay vào đó, người lớn thì bật ti vi, cùng nhau xem chương trình đặc biệt chào xuân Quý Tỵ và chờ đón giao thừa. 

 

Người dân ở một làng thuần nông huyện Yên Định, Thanh Hóa chủ yếu đón giao thừa ở ngay trong ngôi nhà ấm cúng của mình (Ảnh: Kim Anh)

Một năm nữa sắp qua đi và mùa xuân mới lại về, ai ai cũng đều háo hức đón chờ một cái Tết thật đông vui, ấm cúng và hạnh phúc bên người thân, gia đình. Riêng với làng quê Yên Định, tuy cuộc sống đạm bạc, song cái Tết quê lại là dịp nghỉ dưỡng của người dân sau một năm bận rộn với công việc đồng áng. Xuân về, mọi người lại dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia đình nào cũng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

23h30, tại Đà Nẵng: Chỉ còn gần 1 tiếng nữa là đến thời khắc chuyển giao năm cũ, đón năm mới Quý Tỵ. Mặc dù thời tiết Đà Nẵng lúc này có mưa nhẹ, những người dân đã rời các quán xá, đổ dồn về đường Bạch Đằng chọn vị trí thích hợp để xem những màn pháo hoa nghệ thuật lung linh trên mặt nước sông Hàn.

Người dân đổ về đường Bạch Đằng chuẩn bị đón giao thừa (Ảnh: Hải Sơn)

Trong khi đó tại các chùa trong nội thành như: Bát Nhã, Thành Hội, Tam Bảo Tự... đông đảo đồng bào Phật tử và người dân đã vào thắp hương cầu lộc, cầu tài...

23h25, tại Hà Tĩnh: Thời tiết tại thành phố bắt đầu mang sắc xuân, mưa chỉ còn bay lất phất, thời tiết se lạnh. Chính thời tiết xuân đã khiến cho đường phố Hà Tĩnh nhộn nhịp hơn trước, nhiều nam thanh, nữ tú đã bắt đầu ra đường, chơi xuân, đón Giao thừa.


Bạn Nguyễn Thùy Linh – sinh viên năm thứ hai Đại học Ngoại ngữ Hà Nội chia sẻ: “Tôi ra đường để đón Giao thừa cùng bạn bè. Đây cũng là dịp để những người bạn lâu ngày hôm gặp mặt có cơ hội bên nhau sau một thời gian học tập xa nhà”.

Tuy nhiên, cái sự nhộn nhịp của thành phố Thành Sen cũng chỉ tập trung phần lớn ở các tuyến phố chính như đường Lý Tự Trọng, đường Phan Đình Phùng.

Theo bà Nguyễn Thị Thảo (ở đường Lý Tự Trọng, phường Bắc Hà), nhận xét rằng: “Có lẽ năm nay mọi người ngại ra đường đón Tết một phần là do trời mưa, một phần năm nay thành phố không có chủ trương bắn pháo hoa như mọi năm nên mọi người tập trung chủ yếu ở nhà, hoặc gặp mặt nhau trong các hàng quán”.

23h15, tại Đà Lạt, Lâm Đồng: Trong đêm đón giao thừa, Đà Lạt diễn ra màn bắn pháo hoa kéo dài 20 phút tại hai điểm bên bờ hồ Xuân Hương để phục vụ cho người dân và khách du lịch. 

Không khí thành phố Đà Lạt đêm giao thừa (Ảnh: Quang Sáng)

23h15, tại khu vực hồ Đền Lừ, quận Hoàng Mai- Hà Nội: Người dân đã tụ tập rất đông khu vực xung quanh hồ để thưởng thức màn pháo hoa. Thời tiết khu vực khá lạnh, trời không mưa. Khu “phố cà phê” ven hồ hiện tại đã rất đông khách uống cà phê chờ xem pháo hoa. Bình thường, mỗi ly cà phê có giá khoảng 30.000 đồng, nhưng đêm Giao thừa, với vị trí “đẹp”, nhà hàng có thể thu vài trăm nghìn một chỗ. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, hầu như các vị trí “đắc địa” xung quanh khu vực hồ đã chật kín người.

Chị Nguyễn Cẩm Nhung, nhà ở làng Hoàng Mai cho biết, từ khi khu vực hồ Đền Lừ được thành phố chọn là một trong những điểm bắn pháo hoa, gia đình chị không phải lên khu vực Hồ Gươm hay Công viên Thống Nhất để xem pháo hoa nữa. Năm nay, nhà chị cho cả con nhỏ mới 3 tuổi đi cùng để “ra đường vui Xuân”.

“Hiện tại, cảm giác của tôi rất vui và trên gương mặt ai cũng rạng rỡ. Năm con rắn tới, tôi mong muốn mọi người dồi dào sức khỏe, trẻ em thông minh, lanh lợi; còn bản thân mình mong muốn công việc được hanh thông” – chị Nhung chia sẻ.

Hiện tại, những ngả đường về khu vực trung tâm hồ, dòng người vẫn nô nức kéo về, nhiều bạn trẻ vừa đi vừa giương cao cờ Tổ quốc, hát những bài hát ca ngợi quê hương đất nước, mùa Xuân. Hai bên đường, rất đông người bán cành lộc, muối, mía, bóng bay… khiến không khí càng trở nên rộn ràng, phấn khởi.

23h00, ga Đà Nẵng đã tổ chức đón giao thừa cho hàng trăm hành khách đi trên đôi tàu SE7 (đi TP HCM) và SE8 (đi Hà Nội) trên sân ga và tại Phòng đợi tàu. Không hẹn mà gặp, hành khách về Tết muôn tay bắt mặt mừng trên sân ga như những người thân lâu ngày gặp mặt.

Lái tàu chính đoàn tàu SE7 Nhữ Quý Thiện sẵn sàng tiếp tục hành trình vào TP.Hồ Chí Minh (Ảnh: Đình Thiệu)
Hành khách được tiếp đón tại phòng đợi tàu (Ảnh: Đình Thiệu)

Tại Phòng đợi tàu, đại diện lãnh đạo Ga Đà Nẵng đã chúc hành khách xuôi Nam- ngược Bắc thượng lộ bình an, đoàn tụ gia đình trong ngày đầu năm mới.

22h55: Thời khắc giao thừa thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới đang đến rất gần. Đi qua bao giá rét heo may, qua bao khó khăn và nỗi lo cơm áo, mỗi người dân Việt Nam lại rộng mở tấm lòng đón mùa Xuân mới. Hãy cùng nghe lại những vần thơ Xuân nổi tiếng của các thi sĩ Hàn Mạc Tử, Nguyễn Bính, Anh Ngọc, Vũ Quần Phương, Nguyễn Việt Chiến...trong chương trình "Tiếng thơ" phát trực tiếp trên Hệ VOV1 của Đài TNVN.


22h50: Tại thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định), hàng trăm người dân đổ về Quảng Trường 3/2 để xem màn văn nghệ “Mừng Xuân Qúy Tỵ”. Thời tiết ở đây khá giá lạnh khoảng 14 độ C cùng những hạt mưa phùn lây phây. Đêm nay, thành phố Nam Định tổ chức bắn pháo hoa ở 2 địa điểm là Hồ Vị Xuyên và Hồ Truyền Thống (Công viên Tức Mặc). Thời gian bắn pháo hoa dự kiến khoảng 15 phút. Hai địa điểm bắn pháo hoa đều khá rộng rãi nên người xem có thể đứng từ xa vẫn có thể quan sát được. 

Có mặt tại Quảng trường 3/2, PV Kim Dung hỏi chuyện bà Trần Thị Hồng, Điện Biên, P. Cửa Bắc, TP. Nam Định. Bà cho biết: “Hàng năm, tôi và gia đình luôn đến đây để đón chào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Ra đây, chúng tôi mới thấy hết được ý nghĩa cũng như những giây phút hạnh phúc được chào đón nhất trong năm. Tôi cảm thấy vô cùng xúc động. Tôi hy vọng trong năm Qúy Tỵ, các thành viên trong gia đình tôi có sức khỏe tốt, công việc thuận lợi, bình an và hạnh phúc”. 



22h45, tại Prague (Czech) và Warsaw (Ba Lan): Trước thềm năm mới, qua Đài TNVN, ô

ng Hoàng Mạnh Huê- Chủ tịch hội doanh nghiệp Việt kiều châu Âu, Chủ tịch Hội người Việt tại Ba Lan và ông Hoàng Đình Thắng - Chủ tịch Hội người Việt Nam tại CH Czech đã bộc bạch những mong ước, dự định ấp ủ cho bản thân, gia đình và quê hương.

Ông Hoàng Đình Thắng"Tôi hy vọng trong thời gian sớm nhất, cộng đồng người Việt tại Cộng hòa Czech sẽ sớm được công nhận là một trong những dân tộc thiểu số của Quốc gia Czech. Việc công nhận cộng đồng người Việt là dân tộc thiểu số sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng hòa nhập và đóng góp tích cực hơn nữa cho xã hội Czech.

Năm mới, mong muốn rất nhiều, nhưng trên hết là cộng đồng người Việt Nam tại cộng hòa Czech sẽ luôn giữ được tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn, thử thách.

Tôi mong bà con hãy luôn hướng về quê hương đất nước bằng cách giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của mình và điều này cũng là mong muốn của chính phủ Czech.

Ông Hoàng Mạnh Huê: "Trước thềm năm mới, Xuân Quý Tỵ tôi chúc các anh chị em ở các cộng đồng doanh nghiệp, có một cuộc sống hạnh phúc, thành đạt trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Hy vọng năm mới sẽ có được ý tưởng mới, thực hiện thành công ý tưởng kinh doanh của mình.


Còn với tôi, ước mong trong năm mới có lẽ xa hơn câu chuyện về kinh doanh. Cộng đồng người Việt tại Ba Lan đang có một dự án đòi hỏi tâm rất lớn. Đó cũng là dự án có ý nghĩa với cộng đồng, dự định trong năm mới chúng tôi sẽ xây dựng một ngôi chùa của cộng đồng người Việt tại Ba Lan. Chúng tôi rất mong ngôi chùa sớm được khởi công và hoàn thành giai đoạn 1 trong năm nay. Ngôi chùa sẽ là nơi để bà con cộng đồng được gửi gắm niềm tin về tâm linh, đồng thời cũng là một nơi mà chúng tôi muốn giới thiệu nét văn hóa Phương Đông của mình với nước sở tại. Và điều quan trọng là để các thế hệ tiếp theo hiểu biết rằng quê hương của chúng ta, ông bà chúng ta có niềm tin, có văn hóa, tiếp tục gìn giữ và phát huy.

22h40, tại Quảng Ninh: Tiết trời chuyển lạnh không ngăn cản bước chân du khách đến Hạ Long tham quan và đón năm mới.

Mọi con đường dẫn đến Công viên Lán Bè, phường Bạch Đằng, nơi được Thành phố Hạ Long chọn bắn pháo hoa, ngày một đông.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, số lượng khách quốc tế tới Hạ Long tham quan và đón năm mới vẫn gia tăng không ngừng. Tính chung cả năm 2012, cả tỉnh Quảng Ninh đón khoảng 7 triệu lượt khách, trong đó du khách chủ yếu ghé Hạ Long.

Thời khắc đón giao thừa năm mới 2013, Hạ Long cũng đón rất nhiều khách nước ngoài tập trung tới các điểm vui chơi.

Bày tỏ sự mến khách, nhiều khách sạn, công ty kinh doanh du lịch tại Quảng Ninh đã tổ chức các chương trình văn nghệ đặc sắc.

Thông qua các chương trình như: biểu diễn hát giao duyên trên làng chài, múa rối nước, nhảy sạp, trình diễn thời trang, nhạc dân tộc..., du khách có thêm nhiều cơ hội tìm hiểu sâu hơn về truyền thống văn hoá của người Việt Nam.

Năm nay, nhằm đảm bảo an toàn, tạo thuận tiện cho nhân dân và du khách, UBND TP Hạ Long vừa quyết định chuyển địa điểm bắn pháo mừng xuân từ Quảng trường cột 3 sang Công viên Lán Bè, phường Bạch Đằng (TP Hạ Long).

22h35 tại Hội An: Lúc này, trên quảng trường Sông Hoài, hàng vạn người dân khắp nơi đổ về đây dự Hội đèn lồng Hội An, đón giao thừa Quý Tỵ. Trên sông Hò Trên sân khấu lúc này là tiết mục tấu hài “Đón xuân vượt khó”.

Hàng vạn người dân khắp nơi đổ về quảng trường Sông Hoài dự Hội đèn lồng Hội An, đón giao thừa Quý Tỵ. (Ảnh: Thanh Hà)

Đã từ nhiều năm nay, Hội An trở thành điểm đến hấp dẫn đối với đông đảo du khách trong và ngoài nước. Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, Di sản văn hóa Thế giới Hội An lại tiếp đón hàng ngàn du khách gần xa về thưởng thức nét văn hóa độc đáo trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Mỗi năm Hội An lại mang đến cho bạn bè nhiều bất ngờ. Tết này, bắt đầu từ chiều nay, trong khu phố cổ Hội An đã diễn ra hoạt động thi và trưng bày đèn lồng, trưng bày câu đối Xuân, và nhiều trò chơi dân chơi dân gian, đường hoa phố cổ.

Phố cổ Hội An, nơi mỗi ngày trôi qua như những giấc mơ và mỗi đêm như mỗi lần lễ hội. Trong đó, ánh sáng lung linh, huyền ảo của đèn lồng đã góp phần tạo nên một hình ảnh Hội An riêng có. Và đèn lồng cùng với con người Hội An thuần hậu đã để lại ấn tượng khó quên đối với du khách mỗi lần đến với phố cổ.

Một trò chơi dân gian tại khu phố cổ Hội An (Ảnh: Thanh Hà)

Nói đến văn hóa Hội An không thể không nhắc đến văn hóa ẩm thực Hội An. Trong đó, món cao lầu là đặc sản không thể thiếu khi du khách đến với Tết ở Hội An. Trước thềm năm mới, chúng ta hãy cùng nghe  chia sẻ của một chủ quán cao lầu về món ăn dân dã xứ Quảng trong đêm giao thừa.

Ông Trần Tấn Phương, chủ quán cao lầu Trung Bắc ở 87 Trần Phú, thành phố Hội An, một quán cao lầu có từ lâu đời ở đây cho biết: Để có được món cao lầu quyến rũ, phải trải qua 3 lần lửa với nhiều bí quyết gia truyền. Ngày Tết, hương vị cao lầu có thêm nhiều loại rau gia vị mùa xuân từ làng rau Trà Quế.

Người dân ước vọng một năm mới với nhiều điều tốt đẹp (ảnh: Thanh Hà)

22h25, tại quảng trường Ngọ Môn – TP Huế: Hiện tại, thời tiết tại TP Huế khoảng 22 độ C, trời có mưa, tuy nhiên không ngăn nổi dòng người ngày càng đông đổ về khu vực trung tâm.

Màn ca nhạc với chủ đề “Mừng Đảng, mừng Xuân” đang diễn ra sôi nổi với những bài hát ca ngợi mùa Xuân, ca ngợi Đảng, Bác Hồ… thu hút đông đảo người dân tới xem.

22h24, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, dòng người đổ về Quảng trường 10-3 chờ thưởng thức màn pháo hoa sẽ được bắn vào giờ phút thiêng liêng đón chào năm mới.

Dòng người đổ về trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột

22h: Chỉ còn 2 giờ nữa, chúng ta sẽ chia tay năm cũ Nhâm Thìn để bước sang năm mới Quý Tỵ. Suy ngẫm trước thời khắc chuyển giao năm mới, nhà báo Ngô Thiệu Phong viết: "Tết để đón một năm mới, là hướng tới tương lai, nhưng để ý mà xem, Tết Việt hóa ra là tết của hoài niệm, mà hoài niệm ai, cái gì nếu không phải là truyền thống, là các bậc tiền nhân tiên tổ? Tết mọi người khuyên nhau không nhắc lại chuyện cũ, nhưng đố ai trong cái thời khắc chuyển giao thiêng liêng ấy mà không ngược về những cái Tết xưa, tưởng nhớ các bậc sinh thành.

Tết là lúc nào nhỉ? Là khi hương trầm nhà ai đó cúng sớm thoảng thoảng bay; là lúc chợ thoáng chốc đã đìu hiu, người người hối hả về cho kịp giao thừa, đường phố chợt thưa vắng; là lúc tiếng pháo chẳng đủ kiên nhẫn chờ  phút giao canh đành đì đùng nổ. Người ta nói Tết Việt vui trong cái rối bời của chuẩn bị lo toan, trong cái tâm trạng chộn rộn, đợi chờ là vì vậy.       

Tết bản chất là một lễ hội, nhưng khác và đặc biệt hơn hàng ngàn lễ hội truyền thống ở yếu tố “hướng nội” nhiều hơn “hướng ngoại”. Tết Việt là Tết của gia đình. Thứ tự đi chúc Tết được ưu tiên cho gia đình, họ hàng rồi mới tới láng giềng, bè bạn. Mồng Một Tết Cha/mồng Hai Tết Mẹ/mồng Ba Tết Thầy. Yếu tố “hướng ngoại”- trẩy hội chơi xuân có lẽ phải chính thức bắt đầu từ giêng hai.  

Một anh bạn nói Tết Việt có nguồn gốc và gắn liền với sinh hoạt nông nghiệp. Vậy mai đây cuộc sống công nghiệp ào đến, nông nghiệp thu lại, chẳng biết Tết có còn không? Câu hỏi vu vơ mà cắc cớ.

>> Bài viết "Bồn chồn mong Tết và...lo Tết"

PHẦN 3: KẾT NỐI YÊU THƯƠNG

Đêm ba mươi Tết, dưới mỗi mái nhà, dù giàu hay nghèo, ta cũng sẽ thấy rất nhiều tín hiệu của mùa xuân đang về… Trong nỗi nhớ của những người xa xứ, nỗi cô đơn của những phận đời hưu quạnh, hay sự viên mãn trong đoàn tụ, sum họp của những gia đình may mắn… đều có chung một khao khát và ước vọng về hạnh phúc và tình yêu thương. Nhà báo Phạm Kinh Bắc suy ngẫm về "Xuân yêu thương" như thế này: 

"Một đất nước có thành công hay không, một chế độ chính trị có ưu việt hay không được đo bằng giá trị đời sống vật chất và tinh thần mà công dân của nó được hưởng. Tự do, bình đẳng, bác ái hay dân chủ, công bằng, văn minh là những tiêu chí cơ bản, phổ quát mà suy cho cùng được thể hiện ra bằng chỉ số hạnh phúc của mỗi cuộc đời. Và người ta chỉ có thể hạnh phúc khi được sống trong sự che trở, bao bọc của tình yêu thương giữa con người với con người.

Tôi ngồi đây, trong ngày cuối cùng của năm Nhâm Thìn, chứng kiến thời gian chậm chậm trôi đến giây phút chuyển giao với năm mới Quý Tỵ, ngẫm ngợi về con đường bản thân mình, gia đình mình đã đi qua trong dòng chảy chung của đất nước và dân tộc.

Và tự nhiên, tôi thấy sao mà lòng nhân ái, tình yêu thương lại quan trọng đến như thế trong bối cảnh hiện nay".

>> Bài viết "Xuân yêu thương"

21h 55: VOV online vừa nhận được tin và ảnh của anh Văn Long, phóng viên TTXVN thường trú tại Berlin (Đức), phản ánh Người Việt tại Berlin - Brandenburg tổ chức đón Xuân Quý Tỵ. Ô

ng Chu Tiến Tăng, Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Berlin - Brandenburg bày tỏ vui mừng nhận thấy ngày càng có nhiều người Việt Nam tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao do Hội tổ chức hướng về quê hương và Hội thường xuyên có quan hệ mật thiết với chính quyền sở tại.

Ông Chu Tiến Tăng bày tỏ cảm ơn sự giúp đỡ của chính quyền sở tại đối với các công tác của Hội và chúc mừng những người tham dự buổi lễ và gia đình một Năm mới dồi dào sức khỏe và hạnh phúc. Tại buổi lễ đón Xuân Quý Tỵ có nhiều người Đức cũng tới tham dự, chứng tỏ tỏ người Việt Nam đã hội nhập tốt vào xã hội Đức. 

Các cháu người Việt thế hệ thứ 2 ở Đức biểu diễn tiết  mục "Cô Tấm ngày nay" (Ảnh Văn Long)

21h45, tại Czech
: Tết này, Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Czech Đỗ Xuân Đông ở lại cùng đón Tết cổ truyền với cộng đồng bà con người Việt đang làm ăn, sinh sống tại Czech. Trước thềm xuân mới, qua Đài Tiếng nói Việt Nam, Đại sứ đã gửi lời chúc đến mọi người dân Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước: "Trước thềm Xuân mới, tôi cũng như mọi người dân VN mong ước đất nước ta ổn định về chính trị, kinh tế phát triển, cuộc sống của mọi người dân ổn định, như Bác Hồ từng nói: “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. 


Đại sứ Đỗ Xuân Đông 

Nghe Đại sứ Đỗ Xuân Đông chúc Tết

Tôi mong muốn dân tộc chúng ta phồn thịnh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Chúng ta cùng đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cùng nhau bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng bến vững đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Nhân dịp năm mới, thay mặt Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Czech, tôi xin chúc tất cả quý vị thính giả của Đài TNVN lời chúc mừng năm mới. Kính chúc quý thính giả thành công, hạnh phúc.

Thông qua Đài TNVN, tôi xin chúc cộng đồng bà con tại Cộng hòa Czech mạnh khỏe, làm ăn tấn tới, chấp hành mọi quy định của nước sở tại và đặc biệt là luôn hướng về quê hương, đất nước".

21h25, tại Thừa Thiên-Huế: Trong lúc này người đang vui vẻ cùng người thân đổ ra đường chờ đón đón giao thừa, thì những công nhân vệ sinh môi trường vẫn miệt mài làm việc để làm cho thành phố sạch hơn, đẹp hơn trong mùa xuân mới.


Trong buổi tối nay, tỉnh đoàn Thừa Thiên-Huế cùng nhà hảo tâm tổ chức trao 30 phần quà tặng 30 công nhân làm vệ sinh môi trường trên các tuyến phố của thành phố Huế. Mỗi suất quà trị giá gần 500.000 đồng (gồm 300.000 đồng tiền mặt và một phần quà). 


Tỉnh đoàn Thừa Thiên-Huế cùng nhà hảo tâm tổ chức trao 30 phần quà tặng 30 công nhân làm vệ sinh môi trường

Cũng trong đêm, Đoàn Thanh niên Khối các cơ quan của tỉnh Thừa Thiên-Huế đã trao 30 suất quà cho các trẻ em nghèo đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, mỗi suất quà 100.000 đồng cùng với quà tặng.

21h20: tại thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương), trời lạnh, gió khá to song nhiều người lại vui mừng vì thời tiết như vậy mới tạo ra không khí Tết đặc trưng của miền Bắc.

Những ngày trước Tết trời khá nắng nóng khiến cho hoa đào nở rộ. Nhiều gia đình sắm đào sớm nay lại tìm mua cành khác để thay nên chợ hoa Tết ở Hải Dương đến tối nay vẫn còn tấp nập. Giá hoa đào tăng gấp 2,3 lần so với hôm trước.

Đêm nay, tp. Hải Dương tổ chức bắn pháo hoa ở  2  đầu thành phố. Điểm thứ nhất là ở khu đô thị mới phía Tây, điểm  thứ hai là tại hồ công viên Bạch Đằng. Thời gian bắn pháo hoa dự kiến khoảng 15 phút. Hai địa điểm bắn pháo hoa đều khá rộng rãi nên người xem có thể đứng từ xa vẫn có thể quan sát được.

Trái với không khí tấp nập tại chợ hoa và một số tụ điểm vui chơi, đến giờ này, các ngôi chùa trên địa bàn thành phố như chùa Phong Hanh, Đông Thuần, Đống Cao, Linh Thông… vẫn khá thanh vắng. Thượng tọa Thích Thanh Vân, trụ trì Tổ đình Đống Cao (tên gọi dân gian là chùa Sếu) cho biết chư tăng trong chùa đã chuẩn bị sẵn sàng cho nghi lễ đón giao thừa. Các nghi lễ này sẽ được thực hiện ngay trước thời điểm giao thừa. Đó cũng là lúc người dân bắt đầu tới lễ chùa đông.

Chùa Đống Cao (Hải Dương) thời điểm lúc 21h20 (ảnh: Việt Hòa)

21h10: Tại thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa), không khí se lạnh, kèm theo mưa xuân nhưng những người dân xứ Thanh vẫn đổ ra đường nô nức đón giao thừa. Mọi hàng quán đã đóng cửa, phố phường được trang hoàng rực rỡ dưới ánh đèn lung linh. Lực lượng cảnh sát giao thông đã thay phiên nhau làm nhiệm vụ, đảm bảo trật tự để nhân dân du xuân đón Tết.

Những con đường dẫn đến tượng đài Lê Lợi, trung tâm thành phố Thanh Hóa đông vui, nhộn nhịp, rất nhiều người dân đã về đây chờ đón giao thừa. Bác Lê Sỹ Tường đang dẫn cháu nội đi thăm tượng đài Lê Lợi chia sẽ: “Năm nay cháu nội về ăn Tết, tôi đưa cháu ra đây thăm tượng đài, đồng thời kể cho cháu nghe về chiến công của Lê Lợi, để con cháu biết truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước trong những ngày xuân này”.

Trò chuyện với phóng viên, nhiều người dân bày tỏ ước vọng sang năm mới có nhiều thay đổi trên quê hương, đất nước, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên.

21h: Tại Sơn La, phóng viên Tuyết Lan đang có mặt ở gia đình anh Lò Văn Thanh, bản tái định cư Lả Sẳng, phường Chiềng An, thành phố Sơn La. Lúc này thì không khí đón chào giao thừa, đón chào năm mới của bà con tại đây đã rất tưng bừng. Đây là một trong 8 điểm tái định cư thủy điện Sơn La của thành phố Sơn La. Bắt đầu từ năm 2006, thành phố Sơn La đã đón những hộ đầu tiên của dự án di dân và sau 3 năm đã hoàn thành chương trình với gần 450 hộ dân tái định cư.


Cuộc trò chuyện giữa PV Tuyết Lan và anh Lò Văn Thanh
Đến thời điểm này, đời sống của bà con tại đây đã cơ bản ổn định, được giao đất ở, đất sản xuất. Để động viên bà con yên tâm lao động và sinh sống trên quê hương mới, năm nào cũng vậy, cứ đến tết là  thành phố Sơn La cử các đoàn đến thăm, tặng quà, chúc tết bà con. Đặc biệt trong năm nay, hơn 1.000 hộ dân, cả hộ sở tại nhường đất và hộ tái định cư của thành phố Sơn La mỗi hộ nhận được 500 nghìn đồng tiền thưởng của Nhà nước về việc thủy điện Sơn La hoàn thành vượt tiến độ. Số tiền tuy không lớn, song đây là nguồn động viên, ghi nhận sự hy sinh, đóng góp của Nhà nước đối với bà con trong việc nhường đất xây dựng công trình thủy điện Sơn La.
PHẦN 2: XUÂN XA NHÀ

Người Việt Nam, ở trong cũng như ngoài nước, khi Tết đến, Xuân về đều háo hức đón Xuân, với mong muốn bắt đầu một năm mới may mắn, tốt đẹp. Vì cuộc sống mưu sinh, công việc, học hành, nhiều người Việt phải ở lại nước ngoài đón Tết trong nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.

Nghe PS Tết của người Việt tại Đông Âu

21h, tại Warsaw (Ba Lan)Ban thờ nhà anh Nguyễn Viết Quý ở Warsaw (Ba Lan) ngày Tết đầy đủ cả đèn nhang, mâm ngũ quả, bánh chưng xanh, giò chả, mứt kẹo, hoa tươi và phong bao lì xì,… Ngày Tết có gà luộc nguyên con, đĩa xôi khéo tay đơm đầy đặn và các món ăn dân tộc cúng tổ tiên.



Anh Quý cho biết: Tuy sống trong một nền văn hóa khác, không chỉ các gia đình người Việt ở Cộng hòa Czech mà hầu như gia đình người Việt nào ở Đông Âu cũng lập một ban thờ nho nhỏ để nhang khói tổ tiên. 

Văn hóa đón Tết truyền thống vẫn được người Việt xa xứ lưu giữ dù ở bất cứ nơi đâu. Nét văn hóa truyền thống tốt đẹp đã được hầu hết bà con Việt kiều duy trì từ những ngày đầu họ đặt chân tới vùng đất xa lạ. Nó không chỉ giúp họ có những giờ phút thoải mái bứt khỏi công việc để nhớ về quê hương đất nước, mà điều có ý nghĩa quan trọng hơn là để nuôi dưỡng một dòng máu trong tim các thế hệ con cháu luôn chảy về cội nguồn dân tộc. 

20h50: Không chỉ có người Việt xa quê hướng về đất nước Việt Nam thân yêu trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Những người nước ngoài có dịp tham dự Lễ đón Tết của người Việt cũng rất yêu thích phong tục mang đậm bản sắc dân tộc này. Năm nay lần đầu tiên Thị trưởng Paris đã tham dự Tết Việt và bày tỏ: “Paris tự hào vì có một cộng đồng người Việt đông đảo với nền văn hóa đặc sắc riêng của người Việt và có nhiều hoạt động văn hóa giúp người dân Paris hiểu hơn về văn hóa Việt Nam”.

Thị trưởng thành phố Paris tại buổi lễ  (Ảnh: PVTT)

Hiện nay có hàng nghìn người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập ở nước ngoài. Trong những ngày Tết đến Xuân về, họ luôn đau đáu một nỗi niềm nhớ về quê hương, nhớ không khí đón Tết cổ truyền của dân tộc. Mời các bạn cùng tìm hiểu cách đón Tết của những người Việt xa quê hương: 


20h50: Đồn biên phòng A Pa Chải (Điện Biên)Để giữ bình yên cho biên giới, Tết này, nhiều cán bộ, chiến sĩ của đồn biên phòng A Pa Chải đón xuân ngay tại đồn. Trong dịp Tết này, bên cạnh tổ chức giao ban định kỳ, lực lượng gìn giữ an ninh biên giới 3 nước iệt Nam-Trung Quốc-Lào cũng tổ chức gặp gỡ thường xuyên, đột xuất để vừa vui xuân đón Tết với nhân dân, vừa đảm bảo tốt an ninh.

20h44, tại Bình DươngTại những khu có đông công nhân ở Bình Dương, người dân địa phương thường gọi là làng công nhân như Khu công nghiệp Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, khu công nghiệp Bình Đường  thuộc thị xã Dĩ An, Khu công nghiệp Nam Tân Uyên thuộc huyện Tân Uyên, Khu công nghiệp Đồng An, Việt Nam – Sigapore, Việt Hương thuộc thị xã Thuận An, Khu công nghiệp Mỹ Phước 1, Mỹ Phước 2 thuộc huyện Bến Cát, Tết năm nay có hơn 110.000 công nhân xa quê, đa số ở miền Bắc và miền trung ở lại đón Tết. 

Với nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của chính quyền và các ngành chức năng tỉnh Bình Dương, những công nhân ở lại đón Tết tại các làng công nhân Bình Dương vẫn được hưởng một cái Tết ấm áp và ắp đầy yêu thương.



Tết năm nay đã là cái Tết thứ 5 vợ chồng chị Lê Thị Oanh, công nhân đang làm việc tại Công ty giày da Chí Hùng, xã Thái Hòa, huyện Tân Uyên đón Tết xa nhà. Chị Oanh quê ở tận huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa, còn chồng chị quê ở tỉnh Phú Yên. Với 9 triệu đồng cả tiền thưởng và lương tháng 2 mà vợ chồng có được, anh chị chỉ có thể gửi về quê biếu gia đình hai bên nội, ngoại và mua sữa cho con nhỏ mới 8 tháng tuổi. Việc đưa cả gia đình về quê đối với vợ chồng chị vẫn chỉ là mơ ước. “Vợ chồng mình năm nào cũng ăn Tết ở làng công nhân này. Dù xa nhà nhưng mình vẫn thấy sự ấm cúng của ngày Tết vì vẫn có bánh chưng, có các bạn bè và các ngành đoàn thể thăm hỏi, động viên” – chị Oanh chia sẻ.

Còn vợ chồng anh Phạm Mạnh Tiến và chị Đậu Thị Nga, quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An cũng không khá giả hơn. Do điều kiện khó khăn, từ nhiều năm nay, việc đón Tết tại Bình Dương trở thành chuyện rất bình thường. Năm nay, anh Tiến lại không may bị tai nạn gãy chân, phải nghỉ việc trong 3 tháng. Cuộc sống của 2 vợ chồng và đứa con gái một tuổi đều do một tay người vợ cáng đáng. Nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương và các ban ngành, đoàn thể, vợ chồng anh Tiến và chị Nga đã có một cái Tết với đầy đủ bánh chưng, thịt, gạo, đường, bột ngọt, dầu ăn và ít tiền tiêu trong mấy ngày Tết. Trong căn phòng trọ chưa đến 10m2, vợ chồng chị vẫn không quên mua hoa tươi và 2 chậu cây cảnh để Tết thêm phần vui tươi.

20h35, tại Hà Tĩnh: Các đường phố ngập trong ánh ngũ sắc của đèn điện trang trí đón xuân mới. Từ khuôn viên Lý Tự Trọng ở trung tâm thành phố cho đến ngã tư Phan Đình Phùng – Quốc lộ 1A chìm trong sự sặc sỡ của ánh sáng đèn.


Trung tâm thành phố Hà Tĩnh (Ảnh: Việt Đức)

 Tuy nhiên, do ảnh hưởng của không khí lạnh, trong ngày 9/2, tức ngày 30 Tết, tại TP Hà Tĩnh mưa từ sáng sớm, đến thời điểm 208h20’, Hà Tĩnh vẫn còn mưa nặng hạt khiến không khí đón đêm giao thừa ở thành phố bắc Trung Bộ này bị ảnh hưởng nhiều. Trên đường phố xe máy, ô tô qua lại một cách vội vã, không khí đón xuân tại Hà Tĩnh có lẽ sẽ bị ảnh hưởng đôi chút bởi thời tiết thời điểm này.

20h30, tại tỉnh Thừa Thiên-Huế: Không chỉ người dân và du khách tập trung trước Quảng trường Ngọ Môn háo hức chờ đợi thời khắc Giao thừa, mà người dân vùng ven phá Tam Giang, dòng người tấp nập xem 500 quả pháo hoa, lần đầu tiên được bắn tại trung tâm thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền.

Chương trình nghệ thuật hợp kết hợp với bắn pháo hoa đêm Giao thừa bắt đầu từ 22 giờ ngày 9/2 đến 0h15 phút ngày 10/2 tại Quảng trường Ngọ Môn-Huế cũng làm cho không khí thêm rộn rã. Chợ hoa Xuân tại công viên Thương Bạc, bên bờ sông Hương, dòng người cũng tập trung đông để đón thời khắc Giao thừa, với những lời chúc tốt đẹp.

Bà Nguyễn Thị Gái, một người dân huyện Quảng Điền cho biết: “Từ ngày giải phóng đến giờ, huyện Quảng Điền mới được tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức bắn pháo hoa lần đầu tiên nên ai cũng háo hức chờ đợi”.

Dịp này, khắp nơi trên địa bàn Thừa Thiên-Huế tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian, thể dục thể thao mừng Đảng, mừng Xuân. Tại các huyện và thị xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, không khí đón Xuân vui tươi, phấn khởi.

Các xã, phường, thị trấn tổ chức các hoạt động văn hóa để phục vụ nhân dân. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn vào tham quan di tích không thu tiền trong các ngày mồng 1, 2 và 3 Tết Quý Tỵ; tổ chức một số hoạt động vui Xuân tại các di tích do đơn vị quản lý.

20h25, tại Czech: Năm nay mùa đông ở Đông Âu về muộn hơn mọi năm. Thời tiết khá rét buốt, với nền nhiệt độ có lúc âm tới 20 độ C.  Ngày 30 Tết, mặc dù ngoài trời ngập đường tuyết trắng và giá lạnh nơi xứ người, nhưng trong mỗi ngôi nhà người Việt ở đây luôn có một ngọn lửa quê hương ấm áp đang đượm cháy. 

Mải làm ăn mưu sinh nên thấm thoát đã gần 20 năm ít có điều kiện trở về ăn Tết ở Việt Nam, nhưng chưa bao giờ anh Phạm Dũng ở Praha (Cộng hòa Czech) quên được những cái Tết sum họp đầm ấm ngày còn ở nơi quê nhà.

Anh cho biết: “Ngày Tết, tôi vẫn mua đào và cùng nhóm 17 gia đình vẫn rủ nhau gói bánh chưng, kho chè và đụng lợn. Tôi mua về một con lợn cùng các gia đình chia nhau mỗi người một chút, y như hồi còn nhỏ mỗi khi Tết đến cùng mẹ vác giá đi nhận phần thịt được chia ở tổ dân phố. Vui lắm”.

Trong gần 20 năm qua, anh luôn duy trì mâm cơm ngày 30 Tết để nhắc mình và vợ con nhớ về cội nguồn. Anh Dũng tâm sự: “Tôi là người sống rất cơ bản về ý thức truyền thống gia đình. Và năm nào cũng vậy, mỗi khi Tết sắp chạm cửa, dù kinh doanh bận rộn đến mấy, tôi vẫn cố gắng thu xếp công việc để lo tổ chức đón Tết Nguyên đán cổ truyền chu đáo trên xứ người với tâm niệm giữ cho gia đình, đặc biệt hai cô con gái sinh ra ở Cộng hòa Czech một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của tổ tiên đã theo tôi từ những ngày còn nhỏ. Năm nay, Tết Việt mình vào đúng 2 ngày cuối tuần, năm nào vào ngày thường thì tôi đến trường xin phép cho các cháu nghỉ học 2 ngày để đón Tết truyền thống”.

20h15 tại TP Đà Nẵng: Người dân bắt đầu đổ ra đường chờ đón thời khắc giao thừa.

Những địa điểm như Hội Hoa Xuân tại công viên 29/3, chợ Hoa tại Quảng trường 2/9 khá đông đúc. Đặc biệt, bên dòng sông Hàn, người dân và du khách đổ về Đường hoa Xuân Bạch Đằng, tranh thủ chụp những tấm ảnh kỷ niệm cùng bạn bè và người thân trước khi chia tay năm Nhâm Thìn.

Đôi bờ Sông Hàn lung linh trong đêm giao thừa (Ảnh: Hải Sơn)

Mọi người bắt đầu đổ về đường Bạch Đằng

Đường hoa Xuân Bạch Đằng-Đà Nẵng

20h: Tết là dịp đoàn viên nhưng cũng có không ít người vì hoàn cảnh, vì điều kiện công tác không thể về quê đón Tết bên người thân không thể sum họp cùng gia đình bên mâm cơm tất niên. Nhà báo Trần Nhật Minh, người cũng từng đón những cái Tết xa nhà do công việc, đã hỏi rất nhiều người bạn về nỗi niềm khi phải ăn Tết xa nhà. Câu trả lời anh nhận được, ai nấy đều nhắc đến hình ảnh Mẹ.

“Tôi hỏi một người bạn là nhà thơ về nỗi buồn nhiều phen xa nhà trong những ngày thiên hạ khép cánh cửa gió bụi, sau những bôn ba, để quây quần đoàn tụ. Anh bảo, rồi cũng quen dần, đời cuốn đi như dòng nước xiết, thời khắc chuyển mùa, mình trở về là giọt nước nguồn, trong veo nguyên sơ. Xa nhà buồn nhất là không được bên gia đình người thân, nhất là mẹ.

Cha thường nghĩ tới núi cao biển rộng, nghĩ tới hiển danh con cái. Với mẹ, con lúc nào cũng là đứa trẻ trong vòng ôm che chở. Ngần ấy tuổi đầu, cháu nội ngoại rồi mà mẹ vẫn chăm lo nâng giấc từng chút một như thuở nào bé dại. Ngược xuôi muôn nỗi, chỉ phía quê nhà mới tìm thấy ngày Tết của mình, khi ký ức ngày thơ quay về chầm chậm.

Chữ Tết anh nói đi nói lại là phải viết hoa, như thế để khẳng định sự sở hữu, riêng có. Tết tha phương là tết của thiên hạ thì trả về thiên hạ. Cái gì của mình mới quý. Đời người hữu hạn, chỉ có yêu thương là phá tan giới hạn; và tuổi thơ giúp ta nối dài thêm cuộc sống. Vậy thì chỉ có ở quê nhà, nơi cất giữ tuổi thơ cho ta, với bao nỗi bồi hồi, với bao niềm mong đợi, ta mới được sống thật nhất ý nghĩa của ngày tết...” – nhà báo Trần Nhật Minh viết

>> Bài viết “Đâu đó những cuộc trở về...”


PHẦN 1: ĐOÀN VIÊN, SUM HỌP

Tết là dịp để mọi người tụ hội, sum vầy. Không nằm ngoài ý nghĩa đó, dù ở mọi phương trời xa xôi, nhưng cứ đến Tết là kiều bào ta ở khắp nơi trên thế giới đều hướng về quê cha đất tổ, trở về quê nhà để thăm người thân, bạn bè và cùng nhau đón năm mới trong không khí gia đình ấm cúng. Đối với rất nhiều kiều bào, về quê hương không chỉ đơn thuần là ăn Tết, mà còn là dịp tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh, đóng góp chất xám, trí tuệ cho sự phát triển của Việt Nam.

>> Ấm áp Tết quê hương

>> Đà Nẵng gặp mặt kiều bào nhân dịp năm mới

>> Tôi yêu nước và dám mang tiền về đầu tư


19h55:
Tại khu vực bờ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, thời tiết lúc này rất lạnh nên phố phường vẫn khá vắng vẻ. Cảnh sát giao thông bắt đầu triển khai lực lượng tại các ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu, Trần Hưng Đạo - Hàng Bài, Hàng Bài - Hàng Khay - Tràng Tiền. Đêm nay, tại bờ Hồ sẽ có 2 điểm bắn pháo hoa trước Bưu điện Hà Nội và trước trụ sở báo Hà Nội mới. Ngoài ra còn 28 điểm khác trong toàn thành phố. 

5 điểm bắn pháo hoa tầm cao gồm: hồ Gươm (có 2 trận địa trước Bưu điện Hà Nội và trước trụ sở báo Hà Nội mới); công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng); vườn hoa Lạc Long Quân (Tây Hồ); hồ Văn Quán (Hà Đông); sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Từ Liêm). 24 điểm bắn tầm thấp ở 24 quận, huyện, thị xã gồm: Ba Đình, Hoàng Mai, Long Biên, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Gia Lâm, Mê Linh, Ba Vì, Đan Phượng, Thạch Thất, Chương Mỹ, Thường Tín, Quốc Oai, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Đông Anh, Sóc Sơn, Phúc Thọ, Thanh Oai, Hoài Đức, Thanh Trì và thị xã Sơn Tây.

Pháo hoa đồng loạt được bắn từ 0h đến 0h15, với thời lượng bắn 15 phút tương tự như năm trước.

Phố Bà Triệu, Hà Nội thời điểm lúc 19h55 đêm giao thừa Quý Tỵ (ảnh: Quang Trung)

19h45: Tại Sơn La: Năm nay, Sơn La không bắn pháo hoa. Tuy nhiên, điều này không khiến không khí xuân ở thành phố ở miền Tây Bắc này kém vui. Không khí xuân tràn về trong từng gia đình, bên những mâm cơm tất niên. Ngoài phố và những khu dân cư, nhiều bạn trẻ đang chơi những trò chơi truyền thống của dân tộc Thái như ném còn, đu quay, đá mắc lẹ…

Không khí chào đón năm mới ở thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đã rất tưng bừng. Tại các tuyến đường của thành phố, cờ hoa rực rỡ cùng với ánh điện trang trí đã làm không gian đón chào năm mới càng rực rỡ hơn. Trên nét mặt mỗi người, niềm hân hoan chào đón năm mới như rạng ngời thêm.

Tại trung tâm thành phố, các hoạt động văn hóa văn nghệ được tổ chức chào đón năm mới, thay thế cho việc bắn pháo hoa như mọi năm. Tỉnh đã dành số tiền tiết kiệm từ việc không bắn pháo hoa trên 1,2  tỷ đồng để ủng hộ quỹ vì người nghèo của tỉnh. Đây là một việc làm vô cùng ý nghĩa để ủng hộ, giúp đỡ các gia đình khó khăn trên địa bàn có một cái tết đầy đủ, ấm áp hơn. Tại các bản làng bà con đã tụ họp đông đủ tại nhà văn hóa của bản để cùng nhau đón chào năm mới.

Thời khắc giao thừa sắp đến, mỗi gia đình đều quây quần bên nhau để ôn chuyện trong năm qua và nhắc nhở con cháu cùng tiến bộ hơn trong năm mới. Không khí đầm ấm tại mỗi gia đình như hứa hẹn một năm mới với nhiều niềm vui mới.

Anh Lê Huy Thắng, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La chia sẻ: “Mặc dù còn rất nhiều khó khăn thách thức nhưng năm 2012 đã qua đi với rất nhiều niềm vui. Trước thềm năm mới chúng tôi cảm nhận được không gian không khí của mọi người rất vui tương phấn khởi và cũng nhận được tình cảm, trách nhiệm của xã hội đối với mỗi gia đình cũng như sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người nghèo để mọi người đều có tết. Chắc chắn rằng, với sự chung tay giúp đỡ của Đảng, Nhà nước cũng như của cả cộng đồng, tôi tin tưởng rằng tất cả mọi người đều có Tết”.

19h15, tại Hội An: Thời tiết lúc này tại phố cổ Hội An vô cùng ấm áp, thuận tiện cho người dân mua sắm, du khách đi dạo phố cổ. Dọc theo đường Trần Hưng Đạo, khu vực khách sạn Hội An và trung tâm văn hóa thể thao Hội An tràn ngập các loại hoa. Năm nay thời tiết thuận lợi cho người trồng hoa nên giá các loại hoa phải chăng.

Và lúc này, trên quảng trường Sông Hoài, hàng vạn người dân khắp nơi đổ về đây chuẩn bị dự Hội đèn lồng Hội An, đón giao thừa Quý Tỵ. 

Ban Tổ chức đã mở hệ thống chiếu sáng, đèn trang trú mái ngói và quanh Quảng trường Sông Hoài, hệ thống đèn trang trú vườn tượng bật sáng lung linh. Mọi người đang háo hức chờ đón giây phút chuyển giao giữa năm cũ với năm mới. Nét Xuân đã tràn vào mỗi góc phố, từng con đường, từng mái ngói rêu phong, từng khu phố cổ.

Tại khu vực chùa Cầu, đường Bạch Đằng và Trần Phú, nhiều nhóm tập hát dân ca, chời bài chòi. Những nét văn hóa truyền thống đã được Hội An gìn giữ từ ngàn đời nay. 

Trong những ngày cuối năm Nhâm Thìn, phố cổ Hội An đón tin vui: Tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Wanderlust công bố thành phố Hội An của Việt Nam được độc giả bầu chọn là thành phố yêu thích nhất thế giới. Vì vậy người Hội An năm nay đón Tết trong niềm vui mới.

19h: Tình hình tại các bến xe ở TPHCM đã bớt căng thẳng hơn. Những chuyến xe cuối cùng vẫn đang hoạt động để có thể đưa người khách cuối cùng về quê ăn Tết.


Không còn cảnh chen lấn, các dãy ghế chật cứng người ngồi, thậm chí là ngồi cả dưới đất… tại đây, những hành khách cuối cùng có thể thoải mái lựa chọn chỗ ngồi thích hợp và thậm chí là có thể nằm dài trên các băng ghế để nghỉ ngơi chờ đến giờ lên xe. Đa số khách tới đây là đã mua vé từ trước và chờ đến giờ lên xe. Tuy nhiên, cũng có nhiều hành khách đến đây mua vé đi ngay và hầu hết đều tìm được tấm vé mình muốn. 

Một chủ xe cho biết, vé vẫn còn nhiều và hôm nay đã có nhiều xe xuất bến mà không đầy ghế. Theo ghi nhận của phóng viên, các quầy vé bán nhiều vé đi trong ngày vẫn chủ yếu là khách đi các tuyến Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên… và cả các tuyến gần như Bình Thuận, Vũng Tàu…

Anh Võ Xuân Việt, hành khách đi Quảng Ngãi cho biết, anh ra mua có vé ngay, rất dễ dàng chứ không như mọi năm. Anh Việt cho biết thêm: “Năm nay mua vé rất thoải mái. Mọi năm, ra mua cứ phải xếp hàng đông lắm, nay thì rất thưa thớt”.

Khách đi ngày hôm nay, phần lớn đều phải đón giao thừa trên xe chứ không được đoàn viên bên gia đình. Đa số họ là lao động nghèo, là sinh viên ở lại làm thêm, là nhiều người với những lí do khác nhau mà hôm nay mới được về… tâm trạng chủ yếu là phấn khởi và xen lẫn chút tủi thân vì không thể ở bên gia đình lúc thời khắc thiêng liêng nhất.

Chị Trần Thị Thu Huyền, hành khách đi tuyến Thanh Hóa cho biết, quê chị ở Thanh Hóa nhưng đã chuyển vào Nam sinh sống được hơn 20 năm và nay mới có dịp về quê cũ. Chị cũng rất phấn khởi vì đã có được tấm vé mình cần một cách nhanh chóng.

Còn Thanh Thi, sinh viên một trường Đại học tại TPHCM cho biết, mình đã định không về mà ở lại làm thêm nhưng đến phút cuối nhớ nhà quá nên đã quyết định về nhà. Thi bảo nghe đài báo nói là bến xe thưa thớt, vé dễ mua nên đánh liều mang balo ra bến xe và em cũng bất ngờ với việc nhanh chóng có được tấm vé về quê ở Huế với giá cả hợp lý. Thi khoe với chúng tôi một túi quà to và bó hoa loa kèn mà em bảo đã mua bằng chính tiền làm thêm của mình trong những ngày trước Tết. Chắc chắn Thi sẽ có được cái Tết ấm cúng và ý nghĩa bên gia đình. 

Còn rất nhiều, rất nhiều những chia sẻ của những con người lao động nghèo chân chất về Tết… (Tiếp tục theo dõi tại đây)

18h35: Cũng giống như trong đất liền, hiện tại, các chiến sỹ đang đóng quân trên quần đảo Trường Sa đã chuẩn bị xong mâm cơm cuối năm. Cỗ Tết ở đảo không thịnh soạn như ở đất liền nhưng cũng có đủ bánh chưng, dưa hành, giò lụa…



Tại hội trường của các đảo đều đã được trang hoàng mang đậm không khí Tết. Do điều kiện không thể có đào, mai thật nên các chiến sỹ đã làm ra những cây đào, mai, quất giả. Thân cây được làm bằng cây mù u hoặc phi lao.

Đại úy Nguyễn Văn Ngọc, điểm trưởng điểm B đảo Thuyền Chài cho biết: Hiện tại các anh em chiến sỹ trên đảo đã chuẩn bị xong mâm cơm tất niên. Sau bữa cơm, cả đảo sẽ tiến hành hái hoa dân chủ và các hoạt động văn hóa, văn nghệ khác. Sau đó, toàn bộ các cán bộ, chiến sỹ sẽ tập trung ở hội trường để đón năm mới và nghe chúc Tết của Chủ tịch nước qua làn sóng phát thanh, truyền hình.

Đại úy Ngọc cũng cho biết thêm, tuy đón Tết nhưng đảo vẫn duy trì trực, gác đầy đủ, thậm chí còn hơn những ngày thường.



18h20: Lúc này ở Ba Lan, nhiệt độ trung bình âm 3 độ C, những thảm tuyết trắng xóa vẫn còn dày trên lối đi nhưng trong các ngôi nhà của người Việt không khí ấm áp tràn ngập, mọi người quây quần bên bữa cơm tất niên.



Có lẽ với bất kỳ người Việt Nam nào, mỗi độ Tết đến, cảm giác nôn nao, hồi hộp, thiêng liêng, phấn chấn khi được dự bữa cơm tất niên và cùng chờ đợi năm mới giữa những người thân yêu là cảm xúc rất khó quên.

Chính điều đó lý giải vì sao quê hương, gia đình luôn là nỗi niềm thương nhớ da diết của mỗi người dân đất Việt, đặc biệt là những con người xa quê, xa xứ, đang sống cách chúng ta nửa vòng trái đất mỗi khi Xuân về. Dù không ngày nghỉ, nhưng tự nhiên, cứ đến ngày cuối năm, những người xa xứ ai cũng nôn nao một tâm trạng khó tả.

Chúng tôi được mời đến dự bữa cơm tất niên tại nhà anh Nguyễn Viết Quý ở Warsaw. Trong nhà mọi người trò chuyện rôm rả, không khí ấm cúng như ở quê nhà.

Mâm cơm có đầy đủ hương vị, màu sắc bánh chưng, dưa hành, nem, thịt gà… Chị Kim Oanh- một người bạn của anh Quý cho biết: “Mấy chị em chúng tôi ra chợ, mua các nguyên liệu từ rất sớm rồi cùng nhau nấu các món ăn Việt Nam. Ở đây, mọi thứ đều được bà con nhập sang từ Việt Nam, nên mâm cơm rất đầy đủ”.

Anh Quý cho biết: “Không bày vẽ nhiều, nhưng mâm cơn tất niên của những người xa quê như chúng tôi cũng không thể thiếu những món ăn truyền thống như bánh chưng, dưa hành, nem, thịt gà, măng mọc. Vì là bữa cơm xa nhà, nên không có đủ gia đình, chúng tôi thường tập hợp bạn bè- những người cùng sống và làm ăn trên nước bạn làm bữa cơm sum họp. Bữa cúng tất niên được coi như buổi “tổng kết năm”, chúng tôi nhìn lại những gì đã và chưa làm được trong năm qua để tiếp tục cùng nhau hợp tác làm ăn trong năm tới”- anh nói.

Theo anh Quý, cộng đồng người Việt sống ở Warsaw có tới vài chục ngàn người, dù mải làm ăn buôn bán nhưng vào ngày cuối cùng của năm từng nhóm gia đình vẫn tụ tập làm bữa cơm tất niên sau đó đến chùa cùng đón giao thừa.


Nghe PS: Bữa cơm tất niên của người Việt xa xứ

18h15: 

Hàng nghìn năm nay rồi, dân Việt ăn Tết theo Âm lịch, còn gọi là Tết Nguyên đán, Tết truyền thống dân tộc, hay gọn lại vừa dân dã vừa dễ nhớ mà rất đỗi thân quen là Tết ta.



18h10: Trong chương trình Thời sự đặc biệt chiều 30 Tết trên sóng phát thanh Hệ VOV1 của Đài TNVN, giáo sư Lê Hồng Lý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cũng cho rằng: Mâm cơm cuối năm dù tươm tất, hay đạm bạc thì vẫn thể hiện sự thành kính, thiêng liêng trong tâm thức mỗi người Việt. Ngày nay, cuộc sống bận rộn hơn nhưng ý nghĩa của mâm cơm tất niên vẫn rất lớn trong văn hóa Việt.

“Mâm cơm ngày Tết là nét đẹp của người Việt, để rũ bỏ những gì của năm cũ để chuẩn bị bước sang năm mới. Nó thiêng liêng là vì đây là thời điểm cuối năm, bữa cơm không còn là bữa cơm mà còn là sinh hoạt văn hóa trong gia đình, vì vậy mà càng phải củng cố và phát huy” - giáo sư Lê Hồng Lý nói

Nghe phóng sự về bữa cơm tất niên trên Hệ VOV1

 
18h: Lúc này, hàng triệu gia đình Việt Nam đang chuẩn bị cho bữa cơm tất niên. Từ bao đời nay, bữa cơm tất niên hay gọi là bữa cơm cúng chiều 30 Tết đã đi vào tiềm thức của mọi gia đình một cách thuần Việt. Nó mang ý nghĩa tư tưởng của mỗi người khi xuân về, Tết đến. 

Dù có làm ăn, sinh sống ở nơi đâu thì những ngày Tết người ta vẫn hối hả tìm về với gia đình, với quê hương để chung vui, họp mặt và đón Tết. Bữa cơm tất niên là khoảnh khắc thiêng liêng đối với hết thảy mọi người vì đây là khoảnh khắc, là buổi họp mặt cuối cùng của năm cũ, ôn lại những vất vả, buồn vui để chuẩn bị sang một năm mới tràn đầy hy vọng.

Phóng viên Việt Hòa đã có cuộc trao đổi với nhà văn Tạ Duy Anh về ý nghĩa của bữa cơm tất niên. Nhà văn Tạ Duy Anh cho rằng: "Trước hết tôi có thể khẳng định, bữa cơm tất niên (dân gian gọi ấm áp hơn là cỗ Tất niên) không chỉ để ăn, uống cho no bụng, cho thích khẩu, tức là vấn đề ẩm thực không còn quan trọng… như những bữa chén thông thường khác. Bữa cơm Tất niên gắn với yếu tố tâm linh, mà ở đây là những người quây quần xung quanh mâm cỗ tin rằng có sự hiện diện của cả những người đã khuất, gồm tổ tiên, ông bà, cha mẹ…(nếu những người này đã khuất).

Vì thế, mỗi yếu tố tạo nên mâm cỗ và không khí trùm quanh nó đều mang thông điệp về cái thiêng và chuyển tải lòng hiếu thảo, sự biết ơn, niềm hạnh phúc được sống trong sự chở che của các thần linh, được bình an bên người thân…với hy vọng rằng những gì tốt đẹp nhất đang chuẩn bị mở ra sau khi một năm cũ khép lại. Ngồi bên bữa cỗ Tất niên, con người thấy muốn chia sẻ, muốn yêu thương bằng một tình cảm tràn ngập cảm xúc. Khi đó lòng người bao dung hơn bình thường.

Cỗ tất niên là một sản phẩm văn hóa Việt rất đặc sắc. Tôi rất coi trọng bữa cơm Tất niên. Đó là lúc tôi nhận ra trách nhiệm và bổn phận của mình rõ ràng nhất..." 

>> Mâm cỗ tất niên - sản phẩm văn hóa Việt đặc sắc


LỜI TÒA SOẠN


Đối với mỗi người dân Việt Nam, Tết Nguyên đán luôn là dịp để sum họp, đoàn tụ cùng người thân, gia đình, cùng nhìn lại một năm đã qua để hướng tới một năm mới “vạn sự như ý”, tốt đẹp hơn, sung túc hơn, hạnh phúc hơn.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn, đời sống có nhiều bất ổn thì tình yêu thương giữa con người với con người lại càng đáng quý và có giá trị hơn bao giờ hết. Vì thế, Tết cũng là dịp để chúng ta quan tâm đến nhau hơn, sống với nhau chân thành, yêu thương hơn.

Với mong muốn mang đến cho độc giả một cái Tết đầm ấm, tràn ngập tình yêu thương, đậm đà bản sắc dân tộc, chương trình đặc biệt “Giao thừa online: Xuân yêu thương” cập nhật, phản ánh một cách đầy đủ, sinh động và phong phú nhất về không khí đón Tết Quý Tỵ 2013 trên mọi miền đất nước cũng như Kiều bào ta ở nước ngoài do các phóng viên VOV ở khắp mọi miền đất nước và các nước trên thế giới thực hiện.

“Giao thừa online: Xuân yêu thương” là nơi để các bạn có thể bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về mùa Xuân mới, chia sẻ những hình ảnh, câu chuyện thú vị dọc đường du Xuân; dành những lời chúc ý nghĩa tới người thân, bạn bè của mình. Hãy gửi những lời chúc, bài viết, ảnh, clip về theo địa chỉ email: toasoan@vovnews.vn./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên