Giao xe cho con, cha mẹ lo nơm nớp

VOV.VN - 563 vụ TNGT liên quan đến học sinh, làm 329 em thiệt mạng, bị thương 528 em chỉ trong 9 tháng đầu năm.Tại Hà Nội, trong cùng khoảng thời gian, xảy ra 17 vụ TNGT, làm 9 em thiệt mạng, 13 em bị thương.

Rất nhiều phụ huynh không biết phương tiện con đang sử dụng có thật sự phù hợp; nhiều trường hợp, dù luôn nơm nớp, bất an, vẫn phải giao xe cho con tự đến trường…

Vì sao TNGT với học sinh vẫn gia tăng, bất chấp nỗ lực từ nhiều phía? Làm thể nào để đường đến trường của các em được an toàn, để cha mẹ bớt lo âu khi giao xe cho con tự đến trường?

Giao xe cho con, mỗi ngày đều lo lắng

Khi con vào học lớp 10, gia đình chị Vân Anh ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội không có điều kiện đưa đón nên thuê Grap chở con đi lại. Tuy nhiên, chi phí một ngày cho 6 lượt đi về hết hơn 200 nghìn, và gần 6 triệu đồng trong 1 tháng là số tiền quá lớn với kinh tế gia đình.

Chị Vân Anh đành mua một chiếc xe máy dưới 50 phân khối cho con tới trường, dù mỗi ngày đều trải qua nhiều lo lắng:

“Lúc nào mình cũng trong tình trạng lo lắng, mình phải nhắn tin cho cháu là đến lớp thì nhắn lại cho mẹ, lúc chiều về mà cháu về muộn khoảng 30 phút là cả nhà bồn chồn. Bây giờ cũng không biết làm sao, gia đình không biết cách nào để khắc phục”.

Áp lực về giờ giấc, cung độ di chuyển phục vụ học tập khiến lượng học sinh tự đi lại bằng phương tiện riêng đến trường hiện chiếm tỷ lệ rất lớn, gây tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi mật độ giao thông ở các đô thị quá đông đúc.

Thời gian qua, tình hình tai nạn giao thông liên quan đến học sinh (độ tuổi từ 6 đến 18) có xu hướng gia tăng. Trong 10 tháng đầu năm nay, cả nước đã xảy ra 881 vụ, chiếm gần 9% tổng số vụ tai nạn giao thông trên toàn quốc; làm chết 490 em, bị thương 827 em.

Thậm chí, lực lượng chức năng còn ngăn chặn 3 vụ đua xe trái phép, tạm giữ 57 đối tượng trong lứa tuổi học sinh tham gia đua xe trái phép; và 201 vụ tụ tập chạy xe phóng nhanh, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự công cộng.

Mặc dù giao xe cho con đi học hàng ngày được nửa năm nay nhưng chị Thu Minh ở quận Thanh Xuân chưa thể yên tâm với kỹ năng điều khiển xe của con:

“Giao xe cho con là việc bắt buộc mà các con ở độ tuổi này còn nhỏ, khả năng xử lý trên đường chưa có kinh nghiệm trong khi giao thông của Hà Nội phức tạp, đem lại nhiều rủi ro”

Nhiều phụ huynh chia sẻ, họ hiểu rõ con em mình còn đang ở lứa tuổi học sinh hiếu động, thích thể hiện nên việc sử dụng xe máy, xe đạp điện luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Thêm vào đó, các con cũng chưa được đào tạo, sát hạch để cấp Giấy phép lái xe nên những kỹ năng lái xe an toàn cũng như hiểu biết về Luật Giao thông đường bộ ở học sinh gần như không có. Tuy vậy, họ gặp khó để có được phương tiện phù hợp hoàn cảnh gia đình và đảm bảo an toàn cho con đến trường:

“Ngoài học ở trường, con còn đi học thêm ở ngoài nên phải đầu tư cho cái xe đi lại được chủ động thời gian. Vì điều kiện như thế phải bắt buộc mua xe và cho con tự đi, mặc dù đường bây giờ lúc nào cũng đông, ở ngoài đường các con đi xe đạp điện, xe máy điện cứ phòng vèo vèo”.

“Giao xe cho con tự đi đến giờ gia đình vẫn chưa thực sự yên tâm, lo lắng lớn nhất của gia đình là an toàn cho các con trong quá trình di chuyển, giao thông của mình hiện giờ chưa được an toàn cho các bé có thể tự đi đến trường bởi phương tiện lớn, nhỏ lẫn lộn, chưa có làn đường dành riêng cho xe đạp”.

“Đường thì tắc rồi các vụ tai nạn giao thông và có những người điều khiển xe không tỉnh táo, sử dụng chất kích thích, có cồn khiến tôi rất lo lắng đến sự an toàn của con. Tôi mong có thêm các xe buýt và xe đưa đón học sinh để các con thuận tiện hơn khi đến trường”.

Nâng cao an toàn cho con, giải pháp từ cha mẹ

Thầy Nguyễn Quốc Bình, nguyên hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) chia sẻ, trong các cuộc họp với cha mẹ học sinh, trong nội quy của nhà trường đều cấm phụ huynh giao xe cho con khi chưa đủ điều kiện; tuy nhiên vẫn có số ít phụ huynh nuông chiều cho con sử dụng xe máy trên 50 phân khối.

Do đó, để nâng cao an toàn cho học sinh khi tự đến trường bằng phương tiện cá nhân thì nhà trường cần sự chung tay của gia đình và các cơ quan chức năng:

“Phải đồng bộ giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và cơ quan thực thi pháp luật, cơ quan công an và chính quyền địa phương, nơi cha mẹ học sinh cư trú; nếu học sinh vi phạm thì nhà trường có thể thông báo về cho cha mẹ và khu dân cư vì lỗi của học sinh là do cha mẹ đã giao xe.

Các em phải tham gia các khóa huấn luyện để có kiến thức và kỹ năng khi tham gia giao thông; thứ 2 phải đủ điều kiện tâm lý và sức khỏe thì mới tham gia giao thông an toàn được”.

Đại úy Đặng Hoàng Anh, cán bộ Đội CSGT đường bộ số 6, Phòng CSGT thành phố Hà Nội cho biết, tại địa bàn tập trung nhiều trường học như quận Cầu Giấy, quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, để đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường, cần sự tham gia từ nhiều phía.

Các nhà trường tiếp tục tăng cường tuyên truyền, đẩy mạnh phổ biến Luật Giao thông đường bộ để các em được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng tham gia giao thông an toàn; còn phụ huynh nên cân nhắc trước khi giao xe cho con, không dung túng, không tạo điều kiện cho con có phương tiện để vi phạm.

Về phía lực lượng chức năng, Đại úy Đặng Hoàng Anh khẳng định, cùng với việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đi môtô, xe máy đến trường, thì lực lượng CSGT cũng thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho học sinh về vấn đề này:

“Với những trường hợp chưa đủ tuổi nhưng điều khiển xe máy trên 50 phân khối, người chưa đủ 16 tuổi thì chúng tôi có biện pháp cảnh cáo; còn phụ huynh học sinh, chủ phương tiện sẽ bị xử phạt về lỗi giao phương tiện cho người chưa đủ điều kiện tham gia giao thông.

Chúng tôi đồng thời tuyên truyền nhắc nhở trực tiếp với người vi phạm, nhắc nhở các em khi chưa đủ tuổi thì không được phép điều khiển các loại phương tiện có dung tích xi lanh cao. Trong quá trình tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông”.

Theo bà Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, dù vì bất cứ lý do nào thì cha mẹ cũng không được tạo điều kiện, thậm chí tiếp tay cho con em mình vi phạm Luật Giao thông.

Về giải pháp, bà Nga cho biết, một nội dung quan trọng trong Luật Trật tự An toàn giao thông đường bộ sửa đổi là giảm độ tuổi người được cấp giấy phép lái xe từ đủ 18 tuổi xuống còn 16 tuổi.

Nếu được thông qua, các em sẽ được đào tạo, cấp giấy phép lái xe từ đó giảm thiểu được tình trạng các em điều khiển xe gắn máy khi chưa đủ tuổi.

“Vấn đề không phải nằm ở từ chỗ không được cấp bằng đến được cấp bằng mà nằm ở việc được đào tạo, sát hạch thì các em được đào tạo về Luật Giao thông. Việc sửa đổi Luật Giao thông sẽ là một giải pháp tich cực.

Trong thời điểm mà chúng ta chưa xem xét sửa đổi được Luật thì khuyến cáo các bậc phụ huynh trong việc chấp hành và làm gương chấp hành pháp luật về giao thông vì nếu các con không chấp hành Luật Giao thông thì dần dần sẽ hình thành ý thức không chấp hành pháp luật”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xe khách 16 chỗ và 2 xe đầu kéo trong vụ TNGT ở Lạng Sơn đều còn hạn đăng kiểm
Xe khách 16 chỗ và 2 xe đầu kéo trong vụ TNGT ở Lạng Sơn đều còn hạn đăng kiểm

VOV.VN - Thông tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, cả xe khách 16 chỗ và xe đầu kéo đâm nhau ở Lạng Sơn đều còn hạn đăng kiểm. Xe khách hạn kiểm định đến hết ngày 28/8/2024 còn xe đầu kéo hạn kiểm định đến hết ngày 22/10/2024.

Xe khách 16 chỗ và 2 xe đầu kéo trong vụ TNGT ở Lạng Sơn đều còn hạn đăng kiểm

Xe khách 16 chỗ và 2 xe đầu kéo trong vụ TNGT ở Lạng Sơn đều còn hạn đăng kiểm

VOV.VN - Thông tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, cả xe khách 16 chỗ và xe đầu kéo đâm nhau ở Lạng Sơn đều còn hạn đăng kiểm. Xe khách hạn kiểm định đến hết ngày 28/8/2024 còn xe đầu kéo hạn kiểm định đến hết ngày 22/10/2024.

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng tại Lạng Sơn
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng tại Lạng Sơn

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Giao thông vận tải;Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và  Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tập trung khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Lạng Sơn.

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng tại Lạng Sơn

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng tại Lạng Sơn

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Giao thông vận tải;Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và  Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tập trung khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Lạng Sơn.

Liên tiếp xảy ra các vụ TNGT nghiêm trọng: Cần nhìn nhận trách nhiệm ra sao?
Liên tiếp xảy ra các vụ TNGT nghiêm trọng: Cần nhìn nhận trách nhiệm ra sao?

VOV.VN - Liên tiếp thời gian qua, nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã gây chết và thương vong nhiều người. Đáng nói, nguyên nhân của những tai nạn giao thông này vẫn từ những vi phạm quen thuộc như quá tốc độ, lấn làn, có trường hợp lái xe bị tước bằng lái vẫn điều khiển phương tiện…

Liên tiếp xảy ra các vụ TNGT nghiêm trọng: Cần nhìn nhận trách nhiệm ra sao?

Liên tiếp xảy ra các vụ TNGT nghiêm trọng: Cần nhìn nhận trách nhiệm ra sao?

VOV.VN - Liên tiếp thời gian qua, nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã gây chết và thương vong nhiều người. Đáng nói, nguyên nhân của những tai nạn giao thông này vẫn từ những vi phạm quen thuộc như quá tốc độ, lấn làn, có trường hợp lái xe bị tước bằng lái vẫn điều khiển phương tiện…