Hà Nội: Cách nhà vệ sinh 20m vẫn có người đứng tè bậy
VOV.VN - Số lượng nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội không ít nhưng một số người vẫn đi vệ sinh bừa bãi, thiếu văn hóa.
Từ 1/2/2017, Nghị định 155 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chính thức có hiệu lực thi hành. Hành vi tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định tại khu vực chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng. Thực hiện Nghị định này, lần đầu tiên tại Hà Nội, 3 người ở quận Hoàng Mai có hành vi tè bậy nơi công cộng đã bị xử phạt 2 triệu đồng/người.
Nhiều người cho rằng, nguyên nhân khiến nhiều người tè bậy là do Hà Nội có quá ít nhà vệ sinh công cộng, lúc bí quá muốn tiểu tiện không biết tìm nhà vệ sinh ở đâu. Một số ý kiến khác lại cho rằng, việc tiểu tiện bừa bãi là do ý thức của một bộ phận người dân.
Hà Nội xây 1.000 nhà vệ sinh công cộng để phục vụ người dân |
Theo ông Quân, khi tổ chức tuyến phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận vào tháng 9/2016, lãnh đạo quận đã đến từng nhà hàng, khách sạn để đề nghị cho người dân, du khách được đi vệ sinh miễn phí.
“Ban đầu, tất cả các nhà hàng, khách sạn đều đồng thuận việc này. Tuy nhiên, số lượng cứ giảm dần, đến nay chỉ còn khoảng chưa tới 10 điểm thực hiện. Chúng tôi đang triển khai ở mức độ tuyên truyền vận động. Bởi vấn đề lớn nhất là ý thức của người đi vệ sinh”, ông Quân nói.
Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm thừa nhận rằng, rất khó để bắt buộc được các doanh nghiệp kinh doanh cho người dân đi vệ sinh. Bởi nhiều người coi vệ sinh công cộng như có người hầu sẵn, vô tư vứt giấy, rác bừa bãi, không giữ gìn trang thiết bị của nhà hàng. Du khách nước ngoài thì rất sạch sẽ, tươi cười cảm ơn. Doanh nghiệp kinh doanh phải tính trả lương từng nhân viên, chẳng lẽ suốt ngày cứ cắt cử thêm người trông nhà vệ sinh.
Ông Quân cho biết, hiện nay, số lượng nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm không quá ít nhưng điều quan trọng nhất là người đi vệ sinh nhờ phải ứng xử có văn hóa. "Có người chỉ cách nhà vệ sinh có 20m mà họ vẫn không chịu vào nhà vệ sinh miễn phí".
Ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng: “Đấy là do ý thức của người dân chứ không thể nói là do ít nhà vệ sinh nên có hành vi vô tổ chức như vậy được. Chúng ta phải giữ gìn vệ sinh công cộng để bảo đảm môi trường sạch sẽ. Chúng tôi sẽ xử nghiêm hành vi tè bậy. Ngoài ra, chúng tôi cũng xây 1.000 nhà vệ sinh công cộng để phục vụ người dân”./.
Đi tiểu bậy, nhiều người bị phạt tiền, phải lấy nước dội sạch
Đi tiểu bậy sẽ bị phạt đến 3 triệu đồng: Phạt ai – Ai phạt?
Chém người từ việc đi tiểu bậy