Hầm chui nút giao thông 3 tầng ở Sài Gòn trước ngày thông xe

Sau khi đưa vào sử dụng toàn bộ công trình hầm chui hơn 500 tỷ đồng, ngã tư An Sương (quận 12) sẽ trở thành nút giao thông 3 tầng thứ hai ở TP.HCM.

Công trình xây dựng hầm chui An Sương (quận 12) khởi công tháng 1/2017, được thiết kế có tuổi thọ 100 năm, chịu được động đất cấp 7, với tổng vốn đầu tư 514 tỷ đồng. Đồ họa: Sở GTVT.
Sau khi hoàn thành, dự án sẽ giúp giải quyết một trong những điểm đen ùn tắc, tai nạn giao thông tại khu vực này, tạo thuận lợi cho xe lưu thông trên trục quốc lộ 1, quốc lộ 22 và đường Trường Chinh qua nút giao.
Ông Phạm Ngọc Dũng, Phó giám đốc khu quản lý giao thông đô thị số 3 (Sở GTVT TP.HCM), cho biết ngày 14/3 nhánh số 1 hầm chui dự án hướng đường Trường Chinh nối quốc lộ 22 chính thức thông xe.
Hầm chui dài 445 m, rộng 9-9,5 m, trong đó độ dài hầm hở là 320 m, hầm kín là 125 m, tốc độ di chuyển quy định 50 km/h. Hầm hở đường Trường Chinh dài 140 m, còn hầm phía quốc lộ 22 dài 180 m.
Phần hầm kín có độ tĩnh không lớn nhất cao 5 m, hai bên lắp đặt hệ thống gồm 60 đèn led chiếu sáng, công suất 150W.
Hầm dành cho hai làn xe cùng chiều, chạy dưới cầu vượt hiện hữu và mặt đường nút giao thông ngã tư An Sương.
Sau khi đưa vào sử dụng toàn bộ công trình, ngã tư An Sương sẽ trở thành nút giao thông 3 tầng thứ hai ở TP.HCM sau nút giao thông Thủ Thiêm (quận Bình Thạnh).
Hiện tại, đơn vị thi công đã lắp đặt, hoàn chỉnh hệ thống đèn chiếu sáng, thoát nước, tráng nhựa, lắp đặt biển báo... chuẩn bị thông xe.
Nhánh N1 chuẩn bị đưa vào sử dụng này được thi công 84 hố thu nước nằm dọc chiều dài hầm. Nước sẽ được thu ở các hố này, chảy vào rãnh thoát nước xuống 2 hố ga lớn nằm sâu giữa hai đường hầm.
Để chống ngập khi có mưa lớn, 3 máy bơm có công suất 150 lít/giây được lắp đặt ngầm phía trên hố chứa nước đang được thi công, dự kiến hoàn thành vào giữa tháng 4.
Thành hầm đổ bê tông cùng lan can hai bên được làm bằng thép cao gần 2 m. Bên ngoài lòng đường, dọc lan can được đổ bê tông bảo vệ thành hầm và trồng cỏ tạo cảnh quan mềm mại cho công trình.
Trong chiều 11/3, hai bên phần hầm kín đang được hàng chục công nhân lắp 8 hộp của hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Công trình ngoài giải quyết điểm đen ùn tắc, tai nạn giao thông, kết nối với tỉnh Tây Ninh còn được xem là một trong 14 dự án (nằm trong quy hoạch) và 8 dự án đang được nghiên cứu, đề xuất của Sở GTVT TP.HCM đã trình lên thành phố nhằm giải cứu kẹt xe sân bay Tân Sơn Nhất. Nhánh hầm chui N2 hướng từ quốc lộ 22 về đường Trường Chinh dự kiến hoàn thành trong năm nay.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Hầm chui” độc nhất vô nhị dưới công trình nghìn tỷ ở Việt Nam
“Hầm chui” độc nhất vô nhị dưới công trình nghìn tỷ ở Việt Nam

VOV.VN - Tại ngã tư Nhổn, một "hầm chui" bằng sắt mới được bố trí dành cho xe máy và các phương tiện thô sơ đi lại gây ra không ít sự chú ý của nhiều người.

“Hầm chui” độc nhất vô nhị dưới công trình nghìn tỷ ở Việt Nam

“Hầm chui” độc nhất vô nhị dưới công trình nghìn tỷ ở Việt Nam

VOV.VN - Tại ngã tư Nhổn, một "hầm chui" bằng sắt mới được bố trí dành cho xe máy và các phương tiện thô sơ đi lại gây ra không ít sự chú ý của nhiều người.

Chùm ảnh: Trẻ em theo bố mẹ háo hức qua hầm chui mới khánh thành
Chùm ảnh: Trẻ em theo bố mẹ háo hức qua hầm chui mới khánh thành

VOV.VN - Sáng nay, TP.Đà Nẵng chính thức khánh thành hầm chui nút giao thông Điện Biên Phủ- Nguyễn Tri Phương. Trẻ em háo hức đến trường trên con đường mới.

Chùm ảnh: Trẻ em theo bố mẹ háo hức qua hầm chui mới khánh thành

Chùm ảnh: Trẻ em theo bố mẹ háo hức qua hầm chui mới khánh thành

VOV.VN - Sáng nay, TP.Đà Nẵng chính thức khánh thành hầm chui nút giao thông Điện Biên Phủ- Nguyễn Tri Phương. Trẻ em háo hức đến trường trên con đường mới.