HĐND TP Hà Nội sẽ chất vấn việc giám sát an toàn thực phẩm

VOV.VN - HĐND thành phố Hà Nội chất vấn nhóm vấn đề về việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố. Đây là những nội dung quan trọng và thiết thực, đang được thành phố tập trung chỉ đạo, dư luận, cử tri quan tâm.

Sáng nay (8/7), HĐND thành phố Hà Nội khai mạc kỳ họp thứ 25 khoá XVI nhiệm kỳ 2021-2026 . Kỳ họp diễn ra từ ngày 8-10/7 để xem xét tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.

Dự chỉ đạo kỳ họp có bà Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, ông Vũ Hồng Thanh, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội. lãnh đạo các cơ quan Trung ương, lãnh đạo Thành phố, các vị đại biểu HĐND Thành phố.

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, kỳ họp thứ 25 của HĐND Thành phố để xem xét tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, thu, chi ngân sách 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp những tháng cuối năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Kỳ họp được tổ chức ngay sau khi Thành phố và cả nước đã hoàn thành công tác sắp xếp tổ chức bộ máy theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Tăng trưởng kinh tế đạt 8% trở lên, đặc biệt trong điều kiện bộ máy chính quyền 2 cấp

HĐND thành phố Hà Nội sẽ xem xét, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ chính trị 6 tháng đầu năm 2025 của Thành phố.

Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, bên cạnh công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, Thành phố tập trung triển khai các nhiệm vụ tăng trưởng, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và nhiều nhiệm vụ chính trị quan trọng khác của Thành phố (tăng trưởng GRDP tăng 7,69%, thu ngân sách đạt 392.710 tỷ đồng, bằng 76,5% so với dự toán và tăng 51,4% so với cùng kỳ, thu hút đầu tư nước ngoài FDI đạt gần 3,7 tỷ USD, gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2024. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và các lĩnh vực về đô thị, nông thôn, văn hoá xã hội được đảm bảo và giữ vững).

Tiếp tục xem xét các nghị quyết chuyên đề để triển khai thi hành Luật Thủ đô

Ngay sau khi Luật Thủ đô có hiệu lực, tại các kỳ họp thường lệ và chuyên đề, HĐND Thành phố đã ban hành 28 Nghị quyết. Kỳ họp này, HĐND Thành phố tiếp tục xem xét 9 Nghị quyết về các lĩnh vực như: quy định về thu hút đầu tư chiến lược; trung tâm công nghiệp văn hoá; khu phát triển thương mại văn hóa; khai thác, sử dụng quỹ đất nông nghiệp khu vực bãi sông, ngoài đê; các biện pháp giảm phát thải nhựa để bảo vệ môi trường; chính sách hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách...

Tại kỳ họp, HĐND thành phố Hà Nội xem xét một số nghị quyết chuyên đề về tài chính, ngân sách, các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội, như: chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp,  chính sách, nội dung và mức chi hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa,  chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư, cơ chế hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh Tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội...

Chất vấn việc giám sát an toàn thực phẩm

Theo ông Tuấn dự kiến kỳ họp này, HĐND thành phố Hà Nội dành thời gian cho hoạt động chất vấn, tái chất vấn, dự kiến theo 2 nhóm vấn đề: Tái chất vấn việc thực hiện Nghị quyết của HĐND Thành phố và kết quả thực hiện các cam kết, lời hứa tại kỳ họp thứ 20 HĐND Thành phố.

Chất vấn nhóm vấn đề về việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, đề nghị các vị đại biểu HĐND thành phố Hà Nội, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, đại biểu HĐND theo quy định của Luật, phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, dân chủ, trí tuệ, tập trung nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng, góp phần vào sự thành công của kỳ họp.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Hà Nội đặt tên mới cho 38 đường, phố và 14 vườn hoa
Hà Nội đặt tên mới cho 38 đường, phố và 14 vườn hoa

VOV.VN - Hà Nội dự kiến đặt tên mới cho 38 đường, phố, 6 phố điều chỉnh độ dài, 14 công trình công cộng đặt tên mới và 1 công trình công cộng đổi tên thuộc 18 quận, huyện cũ.

Hà Nội đặt tên mới cho 38 đường, phố và 14 vườn hoa

Hà Nội đặt tên mới cho 38 đường, phố và 14 vườn hoa

VOV.VN - Hà Nội dự kiến đặt tên mới cho 38 đường, phố, 6 phố điều chỉnh độ dài, 14 công trình công cộng đặt tên mới và 1 công trình công cộng đổi tên thuộc 18 quận, huyện cũ.

768.000 học sinh tiểu học tại Hà Nội sẽ được hỗ trợ suất ăn bán trú
768.000 học sinh tiểu học tại Hà Nội sẽ được hỗ trợ suất ăn bán trú

VOV.VN - Theo tờ trình của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, dự kiến kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ bữa ăn bán trú cho 100% học sinh tiểu học năm học 2025-2026 của Hà Nội khoảng 3.063 tỷ đồng. Số đối tượng được hỗ trợ khoảng 768.000 học sinh.

768.000 học sinh tiểu học tại Hà Nội sẽ được hỗ trợ suất ăn bán trú

768.000 học sinh tiểu học tại Hà Nội sẽ được hỗ trợ suất ăn bán trú

VOV.VN - Theo tờ trình của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, dự kiến kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ bữa ăn bán trú cho 100% học sinh tiểu học năm học 2025-2026 của Hà Nội khoảng 3.063 tỷ đồng. Số đối tượng được hỗ trợ khoảng 768.000 học sinh.

Hà Nội hậu kiểm kinh doanh sản xuất thực phẩm "bẩn" còn mang tính hành chính
Hà Nội hậu kiểm kinh doanh sản xuất thực phẩm "bẩn" còn mang tính hành chính

VOV.VN - Tình trạng sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, sử dụng nguyên liệu không có hoá đơn chứng từ, không có truy xuất nguồn gốc vẫn diễn ra. Kiểm tra, kiểm soát chất lượng, nguồn gốc rau, củ, hoa quả, thực phẩm, ô nhiễm môi trường tại các chợ, nhất là tại các chợ đầu mối còn hạn chế

Hà Nội hậu kiểm kinh doanh sản xuất thực phẩm "bẩn" còn mang tính hành chính

Hà Nội hậu kiểm kinh doanh sản xuất thực phẩm "bẩn" còn mang tính hành chính

VOV.VN - Tình trạng sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, sử dụng nguyên liệu không có hoá đơn chứng từ, không có truy xuất nguồn gốc vẫn diễn ra. Kiểm tra, kiểm soát chất lượng, nguồn gốc rau, củ, hoa quả, thực phẩm, ô nhiễm môi trường tại các chợ, nhất là tại các chợ đầu mối còn hạn chế