Hồi ức của người bắt sống tướng De Castries

VOV.VN -60 năm đã trôi qua nhưng ký ức về lần bắt sống tướng De Castries vẫn không phai mờ trong ký ức của đại tá Hoàng Đăng Vinh.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã lùi xa 60 năm, nhưng những kí ức, hình ảnh về một cuộc chiến lẫy lừng và đầy khốc liệt vẫn còn y nguyên trong suy nghĩ của nhiều người. Đặc biệt, là những người đã từng tham gia chiến đấu, đối mặt với kẻ thù.

Với Đại tá Hoàng Đăng Vinh một chiến sỹ từng tham gia nhiều trận chiến thì điều đó lại càng sâu sắc và khó có thể phai mờ. Đặc biệt hơn, khi chính ông và 4 đồng đội khác là những người đã bắt sống tướng chỉ huy quân Pháp De Castries ngay tại hầm chỉ huy của Pháp vào chiều 7/5/1954.

Hai lần bất ngờ để giành chiến thắng

Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo của tỉnh Hưng Yên (bây giờ), lại đúng lúc đất nước có chiến tranh nên chàng trai trẻ Hoàng Đăng Vinh hiểu được nỗi khổ của nhân dân phải chịu đựng dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.

17 tuổi ông đã trốn gia đình để tới huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình - nơi tiếp nhận những tân binh của Đại đội 360, Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209, Sư đoàn 312 xin nhập ngũ.

Cũng từ đây, một thanh niên chỉ biết đồng ruộng, không biết chữ, Hoàng Đăng Vinh đã được huấn luyện các kỹ thuật chiến đấu, đánh đồn, bốt; được học chữ để đọc sách báo… Đây cũng là sự khởi đầu cho những ngày gian khổ nhưng đầy vinh dự và tự hào mà ông không thể quên.

Đại tá Hoàng Đăng Vinh nay đã ngoài  80 tuổi nhưng mỗi khi được hỏi về chiến thắng Điện Biên Phủ ông không ngần ngại chia sẻ về những kỉ niệm đáng nhớ đó.

Sau những ngày tháng tập luyện gian khổ, đến cuối năm 1953, ông cùng đơn vị hành quân về Điện Biên để bắt đầu tham gia chiến dịch, nhưng đến tận đầu năm 1954 ông mới tham gia trận đánh đầu tiên. Đó là khi cách cứ điểm Him Lam 10km, đơn vị ông được lệnh dừng lại và tập kết chuẩn bị cho trận chiến. Nhưng đúng lúc mọi người đều hừng hực khí thế cho trận đánh đầu thì lại được lệnh rút quân và trở lại vị trí cũ khiến ai cũng hoang mang.

“Khi nhận được lệnh rút quân các chiến sỹ đều băn khoăn, thắc mắc hay là ta không đủ mạnh nên không dám đánh…? Nhưng sau đó, tất cả đã được phổ biến là do ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Phải thay đổi phương châm  từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc thắng chắc”. Lý do là, quân địch quá lớn về lực lượng, vũ khí, hệ thống quân sự cùng hệ thống phòng thủ nên ta phải đánh chắc thắng chắc, quyết chiến đánh thắng. Nghe vậy, các chiến sĩ ai cũng đồng tình, ý chí quyết tâm thực hiện mệnh lệnh của Đại tướng” - Đại tá Hoàng Đăng Vinh kể lại.

Tuy nhiên, theo đại tá Hoàng Đăng Vinh, đó chưa phải là bất ngờ duy nhất ở trận đánh đó, khi đã được phổ biến cách đánh mới các chiến sỹ bắt đầu kéo pháo vào trận địa nhưng sau đó lại được lệnh của chỉ huy cho kéo pháo ra. Ông và các đồng đội lại một lần nữa không hiểu?  Nhưng khi được quán triệt, tất cả đều chấp hành và tuyệt đối tin tưởng vào cấp trên.

Đại tá Hoàng Đăng Vinh nhớ lại và nói: “Việc kéo pháo ra rồi lại kéo pháo vào khiến lúc đó ai cũng thắc mắc nhưng về sau thì mọi người đều nhận thấy rằng, đây là một quyết định đúng đắn của cấp trên. Vì mỗi lần chúng tôi kéo pháo vào là ở một vị trí khác ở xa và sâu hơn, có tầm quan sát tốt hơn nhưng địch lại không thể nhìn thấy. Điều này giúp pháo của ta có thể bắn chính xác hơn. Cùng với đó thì việc lập trận địa pháo giả khiến địch mất phương hướng, liên tục bắt lệch mục tiêu. Còn pháo của ta thì bắn rất chính xác nên địch đã thất thủ sau vài ngày”.

Cứ như vậy, với thay đổi cách đánh, chiến thuật và chỉ đạo khéo léo của cấp trên trận đánh đầu tiên ông tham gia đã giành thắng lợi. Ông và các đồng đội đã chiếm lĩnh được cứ điểm và đánh cho địch phải bỏ chạy.

Bắt sống tướng De Castries

Trong mạch câu chuyện kể về những trận đánh, đại tá Hoàng Đăng Vinh bắt đầu kể đến trận đánh lịch sử mà ông và các đồng đội đã tham gia để giành lấy Điện Biên Phủ từ tay địch. Đó cũng là ngày lịch sử mà ông cùng các đồng đội khác bắt sống tướng De Castries ngay tại hầm chỉ huy – ngày 7/5/1954.


Đại tá Hoàng Đăng Vinh trong một buổi kể chuyện cho các em học sinh về chiến thắng Điện Biên Phủ. (Ảnh chụp lại)

Theo đại tá Hoàng Đăng Vinh, lúc đó tiếp nối những chiến thắng của chiến dịch, sáng 7/5/1954 đơn vị ông được bổ sung quân số, vũ khí và đạn dược để bước vào trận đánh mới.

“14h chiều 7/5, trận đánh bắt đầu, pháo của ta dồn dập bắn vào trận địa giúp chúng tôi mở đường xông lên với 3 hướng. Việc tung pháo lên trước rồi dùng tiểu liên quét giúp đơn vị tôi tiêu diệt được rất nhiều địch. Một lúc sau, quân ta đã giành được thế thượng phong. Nhưng đúng quân ta thừa thắng xông lên thì quân địch cũng chạy ra xin hàng khiến hai bên bị mắc kẹt ở giữa giao thông hào.

Mất một thời gian không bên nào tiến lên được, 1 đồng chí trong đơn vị mới nghĩ ra, ta hãy trèo lên đầu quân địch mà xông lên tiếp tục truy kích quân địch” – đại tá Hoàng Đăng Vinh hồi tưởng.

Nhưng khi đến gần chân cầu Mường Thanh dẫn vào trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thì tiểu liên 4 nòng quân địch vẫn xả đạn như mưa khiến tất cả phải dừng lại tìm cách tiêu diệt. Trong quá trình tiến vào trung tâm, các đồng đội của ông nhìn thấy trước mặt có một ụ đất nhô lên khá cao, xung quanh là 4 chiếc xe tăng chạy vòng tròn. Đang không biết là gì thì tổ của ông bắt được một tên địch, sau khi tra hỏi hắn khai đó là hầm của tướng De Castries.

Mừng rỡ khi biết thông tin đó, tổ của ông liền tung thủ pháo đón đầu khiến một xe tăng trúng đạn rơi xuống giao thông hào, một chiếc khác bị đơn vị bạn tiêu diệt, hai chiếc còn lại liền tháo chạy. 

Đại tá Hoàng Đăng Vinh nhớ lại: “Sau khi hạ 4 chiếc xe tăng, tổ của ông do  Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật chỉ huy gồm có tôi và 3 chiến sỹ khác (Nhỏ, Nam, Hiếu) tiến lại cửa hầm. Cả đội ném lựu đạn, bắn tiểu liên nhưng không thấy gì, 1 đồng chí khác ném thủ pháo ở ngoài cửa hầm nhằm bắt sống quân địch. Ngay lúc đó, một tên quan Pháp nhô lên và run rẩy nói: ‘Bẩm bẩm, mời sĩ quan Việt Minh vào hầm để bộ chỉ huy Điện Biên Phủ đầu hàng’”.

Theo lệnh, ông và đồng chí Nhỏ theo Đại đội trưởng xuống hầm bắt De Castries; còn hai đồng chí Hiếu, Nam bịt cửa hầm đối diện.Trong hầm là khoảng 20 binh sĩ Pháp, sau tiếng hô yêu cầu đầu hàng của Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật, tất cả bộ chỉ huy của địch đều giơ tay xin hàng, duy nhất chỉ có tướng De Castries vẫn ngồi ở bàn.

“Đại đội trưởng ra lệnh cho tôi bắt tướng De Castries. Nhưng khi lại gần, De Castries lại đứng ngay dậy và giơ tay ra bắt. Nhưng thay vì giơ tay ra, tôi liền dùng mũi súng chọc vào bụng De Castries rồi hô câu tiếng Pháp: “hô-lê-manh” nghĩa là “giơ tay lên”. Sau hành động đó, tướng De Castries giơ tay: ‘xin các ông đừng bắn, chúng tôi đầu hàng’” – đại tá Hoàng Đăng Vinh kể.


Bác Hồ tặng Huân chương chiến công hạng nhất và huy hiệu của người cho chiến sỹ Hoàng Đăng Vinh sau chiến thắng Điện Biên Phủ tại chiến khu Việt Bắc ngày 19/5/1954. (Ảnh chụp lại)

Người đồng đội cụt cả hai tay nhưng vẫn kiên cường

Nhưng đúng lúc đang say sưa với những câu chuyện, chiến đấu bỗng thấy giọng ông trùng lại , ánh mắt cũng trầm tư hơn và có gì đó hơi buồn.

Khuôn mặt buồn rầu của đại tá Hoàng Đăng Vinh mỗi khi nhớ về người đồng đội bị cụt hai tay nhưng vẫn kiên cường.

Ông nói: “Mỗi khi kể về trận đánh lịch sử ngày 7/5/1954 đều khiến tôi nhớ lại hình ảnh người đồng đội bị thương mất cả hai tay nhưng vẫn cố dùng 2 chân để nhoài ra giao thông hào chiến đấu. Lúc đó, tôi và 1 đồng chí khác trong đơn vị mới nhảy xuống và băng vết thương, nhưng đồng chí đó đã không cho rồi ra lệnh cho chúng tôi phải tiếp tục tiến công. Trước sự kiên quyết của người đồng đội, chúng tôi chỉ biết gạt đi nước mắt và tiếp tục lao lên, khâm phục ý chí, sự xót thương trước sự hy sinh của người đồng chí”.

Kể đến đây, giọng ông như lạc đi và đôi mắt bắt đầu ngấn lệ. Nhưng ông vẫn tiếp lời: “Đó cũng chính là điều khích lệ tôi trong suốt trận chiến. Sự hy sinh của các đồng đội cũng là niềm thôi thúc cho chúng tôi quyết tâm chiến đấu đòi lại tự do, độc lập cho dân tộc.

Với tôi có được thành công này là kết quả của trường kỳ kháng chiến, đoàn kết cả dân tộc, các chiến trường và sự hy sinh của biết bao con người.Và chiến thắng này thuộc về cả dân tộc”./.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Hoàng Đăng Vinh được tặng thưởng 3 huân chương gồm: 1 Huân chương Chiến công hạng nhất; 2 Huân chương Chiến công hạng ba; 2 huy hiệu của Bác Hồ. Hiện ông sống cùng gia đình tại ngôi nhà nhỏ phía sau ga Thị Cầu, tỉnh Bắc Ninh và về hưu với hàm đại tá.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhân chứng kể chuyện trong phim tài liệu về Điện Biên Phủ
Nhân chứng kể chuyện trong phim tài liệu về Điện Biên Phủ

VOV.VN - 60 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, các nhân chứng có dịp hội tụ trong phim tài liệu “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử".

Nhân chứng kể chuyện trong phim tài liệu về Điện Biên Phủ

Nhân chứng kể chuyện trong phim tài liệu về Điện Biên Phủ

VOV.VN - 60 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, các nhân chứng có dịp hội tụ trong phim tài liệu “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử".

60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

VOV.VN -Chiến thắng Ðiện Biên Phủ đã gây một tiếng vang lớn chấn động địa cầu, khắp năm châu đều biết đến Ðiện Biên Phủ - Việt Nam.

60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

VOV.VN -Chiến thắng Ðiện Biên Phủ đã gây một tiếng vang lớn chấn động địa cầu, khắp năm châu đều biết đến Ðiện Biên Phủ - Việt Nam.

60 năm chiến thắng Điện Biên phủ và quan hệ Việt -Trung
60 năm chiến thắng Điện Biên phủ và quan hệ Việt -Trung

VOV.VN -Việc ôn lại và tổng kết kinh nghiệm trong chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa hết sức to lớn và thiết thực.

60 năm chiến thắng Điện Biên phủ và quan hệ Việt -Trung

60 năm chiến thắng Điện Biên phủ và quan hệ Việt -Trung

VOV.VN -Việc ôn lại và tổng kết kinh nghiệm trong chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa hết sức to lớn và thiết thực.

Tổng duyệt diễu binh mừng chiến thắng Điện Biên Phủ
Tổng duyệt diễu binh mừng chiến thắng Điện Biên Phủ

VOV.VN - Buổi tổng duyệt diễu hành cho lễ mít tinh kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ nhận được sự nhiệt liệt ủng hộ của người dân.

Tổng duyệt diễu binh mừng chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh mừng chiến thắng Điện Biên Phủ

VOV.VN - Buổi tổng duyệt diễu hành cho lễ mít tinh kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ nhận được sự nhiệt liệt ủng hộ của người dân.

Chiến thắng Điện Biên Phủ - mốc son thời đại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - mốc son thời đại

VOV.VN -Chương trình nghệ thuật nhằm tăng cường giáo dục cho thế hệ trẻ về ý nghĩa, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ - mốc son thời đại

Chiến thắng Điện Biên Phủ - mốc son thời đại

VOV.VN -Chương trình nghệ thuật nhằm tăng cường giáo dục cho thế hệ trẻ về ý nghĩa, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ.

Điện Biên Phủ: Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại
Điện Biên Phủ: Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại

VOV.VN-Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ góp phần khẳng định sự đoàn kết giữa các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Điện Biên Phủ: Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại

Điện Biên Phủ: Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại

VOV.VN-Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ góp phần khẳng định sự đoàn kết giữa các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới.