Hơn 7% lao động làm thuê giúp việc gia đình là trẻ em

(VOV) -Số lượng trẻ em làm thuê giúp việc gia đình có xu hướng gia tăng tại Việt Nam.

Hôm nay (12/6) – Ngày Thế giới phòng, chống lao động trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) kêu gọi sự chú ý đặc biệt tới vấn đề lao động trẻ em làm thuê giúp việc gia đình.

Ước tính, ở Việt Nam có khoảng 7,1% lao động làm thuê giúp việc gia đình dưới 18 tuổi. Một nghiên cứu về giúp việc gia đình do Bộ LĐTBXH và ILO tiến hành năm 2011 tại hai thành phố lớn nhất cả nước – Hà Nội và TP HCM – cũng đã chỉ ra rằng, 17,3% lao động làm thuê giúp việc gia đình được điều tra bắt đầu làm công việc này khi họ dưới 18 tuổi.

Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp cho biết: “Số lượng trẻ em làm thuê giúp việc gia đình có xu hướng gia tăng do nhiều nguyên nhân: nhận thức của gia đình và xã hội, tình trạng nghèo đói, do không tiếp tục được học tập hoặc học nghề ở các gia đình nghèo... trong khi nhu cầu người giúp việc để chăm sóc người già và các công việc gia đình ở khu vực đô thị tăng”. 

Bộ luật Lao động cho phép trẻ em từ đủ 15 tuổi trở lên có thể làm thuê giúp việc gia đình nếu các công việc đó nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi, thời gian làm việc không vượt quá quy định của pháp luật, không ảnh hưởng đến việc học tập; môi trường làm việc và điều kiện lao động không ảnh hưởng đến phát triển nhân cách và sức khỏe của các em. 

Tuy nhiên, theo Giám đốc quốc gia ILO tại Việt Nam, ông Gyorgy Sziraczki: “Vì bản chất công việc này thường diễn ra trong một không gian khép kín, người ngoài không nhìn được, nên trẻ em làm thuê giúp việc gia đình có nguy cơ cao trở thành nạn nhân bị phân biệt đối xử, bóc lột và lạm dụng. Đã đến lúc cần xác định những yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong trong công việc làm thuê giúp việc gia đình và cấm trẻ em dưới 18 tuổi làm những công việc đó”.

Theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, giải quyết tình trạng trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đòi hỏi sự tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội, của các cấp các ngành.

Với sự hợp tác của ILO, Việt Nam đang triển khai nhiều chương trình, dự án, điều tra tình hình và nguyên nhân dẫn tới lao động trẻ em, xây dựng Chương trình quốc gia xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em từ phòng ngừa, can thiệp sớm, giải cứu các em khỏi các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hỗ trợ các em tái hòa nhập cộng đồng./.

ILO ước tính có khoảng 15,5 triệu trẻ em trên khắp thế giới làm thuê giúp việc gia đình được trả lương hoặc không được trả lương tại nhà của một bên thứ ba, tức chủ sử dụng lao động. Phần đông trong số đó là các em gái, và hơn một nửa được phát hiện đang phải làm những công việc giúp việc gia đình nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gần 10 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em hoàn cảnh khó khăn
Gần 10 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em hoàn cảnh khó khăn

(VOV) -Đây là số tiền mà các tổ chức, cá nhân ủng hộ nhân Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2013.

Gần 10 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em hoàn cảnh khó khăn

Gần 10 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em hoàn cảnh khó khăn

(VOV) -Đây là số tiền mà các tổ chức, cá nhân ủng hộ nhân Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2013.

"Mẹ ơi, con sắp lớn" - vở kịch về chống lao động trẻ em
"Mẹ ơi, con sắp lớn" - vở kịch về chống lao động trẻ em

(VOV) - “Vở diễn đánh thức suy nghĩ của người lớn đối với việc sử dụng lao động trẻ em trong mỗi gia đình”.

"Mẹ ơi, con sắp lớn" - vở kịch về chống lao động trẻ em

"Mẹ ơi, con sắp lớn" - vở kịch về chống lao động trẻ em

(VOV) - “Vở diễn đánh thức suy nghĩ của người lớn đối với việc sử dụng lao động trẻ em trong mỗi gia đình”.

Hơn 120.000 trẻ em Sơn La sống trong hoàn cảnh khó khăn
Hơn 120.000 trẻ em Sơn La sống trong hoàn cảnh khó khăn

(VOV) -Tỉnh Sơn La tập trung nhiều hoạt động dành cho đối tượng này, nhằm tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho trẻ

Hơn 120.000 trẻ em Sơn La sống trong hoàn cảnh khó khăn

Hơn 120.000 trẻ em Sơn La sống trong hoàn cảnh khó khăn

(VOV) -Tỉnh Sơn La tập trung nhiều hoạt động dành cho đối tượng này, nhằm tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho trẻ