Hơn 7.500 hồ sơ xin hỗ trợ thất nghiệp tại Đắk Lắk

VOV.VN - Sau 2 đợt dịch Covid -19, tỉnh Đắk Lắk có khoảng 100.000 lao động bị thất nghiệp. Số lao động nộp hồ sơ xin nhận hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp đã lên đến gần 7.500 hồ sơ.

Dịch Covid-19 bùng nổ gây ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp từ đầu năm đến nay. Nhiều doanh nghiệp đã phải thu hẹp quy mô sản xuất, thậm chí phá sản dẫn đến tình trạng hàng ngàn công nhân bị mất việc. Trong bối cảnh đó, các cơ quan chức năng cùng cộng đồng doanh nghiệp tại Đắk Lắk đã có nhiều giải pháp thiết thực để hỗ trợ, góp sức cho người lao động bị mất việc.

Có mặt tại phiên giao dịch việc làm được tổ chức mới đây, chị Trần Ngọc Thảo, ở phường Tân Thành, thành phố Buôn Ma Thuột cho biết, trước đây chị làm hợp đồng trong một doanh nghiệp ở địa phương. Khi dịch Covid-19 xuất hiện, tình hình kinh doanh của công ty rất khó khăn, một số công nhân được cho nghỉ tạm thời, số còn lại đều phải giảm lương để duy trì công việc. Nay dịch bệnh được khống chế, chị Thảo muốn tìm một công việc phù hợp để ổn định cuộc sống.

Cũng tham gia đợt tuyển dụng lần này, anh Tống Trần Thông, thị trấn Phước An, huyện Krông Pách, tỉnh Đắk Lắk cho biết, trước đây anh đã làm việc tại một doanh nghiệp xây dựng, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên công việc không ổn định, hiện anh đang muốn tìm công việc phù hợp hơn để nâng cao thu nhập.

Sau 2 đợt dịch Covid -19, tỉnh Đắk Lắk có khoảng 100.000 lao động bị thất nghiệp. Số lao động nộp hồ sơ xin nhận hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp đã lên đến gần 7.500 hồ sơ, với số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp khoảng 100 tỷ đồng.

Ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, các hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã sớm ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện vai trò quan trọng trong kết nối cung - cầu lao động, góp phần điều chỉnh thị trường lao động, thời gian qua Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp tổ chức được 6 Phiên giao dịch việc làm định kỳ tại Trung tâm và 5 Phiên giao dịch việc làm lưu động và Ngày hội việc làm tại các huyện thị xã thành phố.

Là đơn vị tham gia tuyển dụng lao động sau Covid-19, Chị Phạm Thị Thùy Dung, Công ty TNHH Hapfa, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, sau giai đoạn giãn cách xã hội, có nhiều lao động đi tìm việc nhưng với mong muốn chuyển sang một việc làm mới. Về vấn đề này, chị Dung khuyến cáo, người lao động cần cân nhắc kỹ vì thời điểm dịch bệnh xảy ra không thể coi là cơ hội để thay đổi công việc khi người lao động chưa chuẩn bị tốt các kỹ năng cho ngành nghề mới.

“Với nhu cầu hiện tại của công ty cũng không phải yêu cầu quá cao, công việc hoàn toàn không khó khăn, tại thị trường Buôn Ma Thuột này chủ yếu là các công ty vừa và nhỏ cho nên các bạn lao động phải canh chỉnh lại vì sau dịch là lượng lao động về rất nhiều, thị trường thành phố Hồ Chí Minh sẽ khác với thành phố Buôn Ma Thuột", chị Dung cho biết.

Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk, đến hết tháng 9/2020, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho hơn 3.200 người, đạt 76% so với kế hoạch. Để hoàn thành mục tiêu giải quyết việc làm cho 4.100 lao động trong năm 2020, và hỗ trợ một bộ phận lao động bị thất nghiệp sau dịch Covid-19 sớm tìm lại việc làm, trong thời gian tới Sở tiếp tục phối hợp với các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tăng cường tổ chức các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm.

Ông Trần Phú Hùng, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Về phía Sở có Trung tâm dịch vụ việc làm triển khai việc chi trả bảo hiểm thất nghiệp, đồng thời tư vấn cho đối tượng này có thể chuyển nghề, một là học đào tạo nghề để làm nghề mới thứ hai là tư vấn để tìm việc làm mới. Thứ ba là kết nối với các doanh nghiệp để khi có nhu cầu thì thông báo cho các đối tượng quay trở lại làm việc".

Với những tác động tiêu cực từ dịch Covid -19 đến thị trường lao động, việc triển khai các gói hỗ trợ của Chính phủ cho doanh nghiệp và người lao động và các chính sách giải quyết việc làm sẽ là lời giải tạm thời cho bài toán về thất nghiệp trước mắt, dù còn đó nhiều khó khăn và thách thức./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giai đoạn 2015-2020: Tạo việc làm cho hơn 7,8 triệu lao động
Giai đoạn 2015-2020: Tạo việc làm cho hơn 7,8 triệu lao động

VOV.VN - Giai đoạn 2015-2020, lực lượng lao động cả nước tăng từ 53,9 triệu người lên 56,12 triệu người, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động luôn duy trì trên 70%.

Giai đoạn 2015-2020: Tạo việc làm cho hơn 7,8 triệu lao động

Giai đoạn 2015-2020: Tạo việc làm cho hơn 7,8 triệu lao động

VOV.VN - Giai đoạn 2015-2020, lực lượng lao động cả nước tăng từ 53,9 triệu người lên 56,12 triệu người, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động luôn duy trì trên 70%.

Cục Việc làm tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ III, nhiệm kỳ 2020-2025
Cục Việc làm tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ III, nhiệm kỳ 2020-2025

VOV.VN -Ngày 18/6/2020, Đảng Bộ Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB-XH) đã long trọng tổ chức Đại hội lần thứ III, Nhiệm kỳ 2020-2025.

Cục Việc làm tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ III, nhiệm kỳ 2020-2025

Cục Việc làm tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ III, nhiệm kỳ 2020-2025

VOV.VN -Ngày 18/6/2020, Đảng Bộ Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB-XH) đã long trọng tổ chức Đại hội lần thứ III, Nhiệm kỳ 2020-2025.

Hỗ trợ 10.000 việc làm cho người thất nghiệp trong mùa dịch Covid-19
Hỗ trợ 10.000 việc làm cho người thất nghiệp trong mùa dịch Covid-19

VOV.VN -Thành đoàn - Hội LHTN Việt Nam thành phố Hà Nội đã triển khai Chiến dịch 10.000 việc làm chống thất nghiệp mùa dịch.

Hỗ trợ 10.000 việc làm cho người thất nghiệp trong mùa dịch Covid-19

Hỗ trợ 10.000 việc làm cho người thất nghiệp trong mùa dịch Covid-19

VOV.VN -Thành đoàn - Hội LHTN Việt Nam thành phố Hà Nội đã triển khai Chiến dịch 10.000 việc làm chống thất nghiệp mùa dịch.