Họp khẩn về Covid-19: Quyết liệt, khẩn trương ứng phó

VOV.VN - Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, người dân không nên hoang mang, hoảng loạn, bởi chúng ta đang kiểm soát được dịch Covid-19.

Sáng 7/3, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19 đã tổ chức họp khẩn dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhằm bàn các biện pháp ứng phó với dịch bệnh này, sau khi Việt Nam ghi nhận những ca mắc mới. Rất nhiều nhận định tình hình cùng các biện pháp ứng phó nhằm kiểm soát Covid-19 được đưa ra tại cuộc họp này.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp. Ảnh: VGP

Để ứng phó với diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19, các chuyên gia y tế đã tiến hành phân tích, đánh giá tình hình ca bệnh số 17. Nơi ở, nơi lưu trú, hành trình di chuyển của bệnh nhân, xác định những người tiếp xúc và khả năng lây nhiễm để tiến hành điều tra dịch tễ, rà soát các trường hợp nghi ngờ để thực hiện các giải pháp y tế theo quy định.

Hiện Hà Nội đã lấy hơn 2500 mẫu là những trường hợp nghi ngờ, trong đó có 33 trường hợp tiếp xúc trực tiếp đã được cách ly, đến thời điểm này đã cho kết quả ban đầu là 27/33 mẫu âm tính. Như vậy, Hà Nội đã có 3 ca dương tính với dịch bệnh này.

Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế, tất cả những trường hợp này đã được dự liệu và việc ngành y tế và Hà Nội lập tức khoanh vùng, cách ly, dập dịch trên tinh thần thực hiện rất nhanh, quyết liệt, khẩn trương về những biện pháp phòng chống. Trường hợp của Hà Nội ngay khi nghi ngờ đã cách ly, lập danh sách toàn bộ những người có tiếp xúc gần, tiếp xúc có liên quan để thực hiện các biện pháp cách ly.

Các chuyên gia y tế cũng cho biết, thời gian ủ bệnh trung bình của Covid-19 là 14 ngày, trong đó những người có triệu chứng sớm sẽ biểu hiện trong 2-2,5 ngày đầu và bùng phát trong 6-7 ngày. Nếu ai tiếp xúc với người bệnh trên 7 ngày mà không xuất hiện triệu chứng thì nguy cơ mắc thấp và tiếp tục cách ly theo quy định.

Khi có thông tin về tiền sử dịch tễ, đi lại của bệnh nhân mắc Covid-19 đầu tiên tại Hà Nội, rất nhiều người tỏ ra lo lắng vì nguy cơ lây nhiễm khi bệnh nhân bay trên chuyến bay có hàng trăm hành khách, PGS.TS Trần Đắc Phu,-Chuyên gia Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam nhận định, trên máy bay có hệ thống thông khí, khử trùng, nên cơ chế lây lan có thể đến từ tiếp xúc bề mặt hay các giọt bắn thông qua việc người nào đó tiếp xúc với những người đang mang mầm bệnh, tiếp xúc gần trong vòng 2m hoặc giọt bắn đó rơi xuống bề mặt, như máy bay thì rơi xuống ghế máy bay, sau đó tay chân chúng ta sờ vào, đưa lên mũi, miệng thì khả năng bị lây nhiễm. Nhưng nếu trường bệnh nhân đó đeo khẩu trang, thì khả năng giọt bắn bắn ra ngoài ít hơn, nên việc lây nhiễm ra ngoài hạn chế hơn.

PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai – Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, chuyên gia nghiên cứu về virus Sars-CoV-2 nhận định, virus này chỉ lây nhiễm khi người bệnh sức khỏe yếu, nhiều bệnh nền. Còn với những người khỏe mạnh thì khả năng chống đỡ với virus Sars-CoV-2 rất cao.

"Với người khỏe, khi virus xâm nhập vào có khả năng chống đỡ ngay từ đầu tiên, cho nên người khỏe mạnh khi tiếp xúc với bệnh nhân mắc virus chưa chắc phát bệnh được. Như trường hợp của Hà Nội hiện tại tất cả các bệnh nhân đều đã được cách ly, như vậy chúng ta đã cắt được nguồn nhiễm rồi thì khả năng gây bệnh cho cộng đồng giai đoạn này là yên tâm" - bà Lê Thị Quỳnh Mai cho biết.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, Hà Nội đã kiểm soát tốt và khoanh vùng kịp thời ổ dịch. Tất cả những trường hợp nghi ngờ đã được cách ly. Vì vậy người dân không nên hoang mang, hoảng loạn, bởi chúng ta đang kiểm soát được dịch bệnh này.

Theo Phó Thủ tướng, từ trước chúng ta đã lường trước tình huống là sẽ có những ca lây nhiễm do từ nước ngoài về, hoặc thậm chí lây nhiễm từ cộng đồng và tối 6/3 trường hợp ở Hà Nội là trường hợp đầu tiên. Có thể thời gian tới sẽ tiếp tục có những trường hợp như vậy, nhưng điều này đã được lường trước, điều quan trọng là tất cả những nguyên tắc chống dịch như từ đầu là chúng ta kiên trì.

"Ngăn chặn, cách ly ngay, khoanh vùng, dập dịch, chúng ta tiếp tục nguyên tắc đó và theo dõi sát tình hình, không chỉ Hà Nội, nếu địa phương nào có ca như vậy thì hướng dẫn hỗ trợ ngay lập tức" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bệnh nhân thứ 18 nhiễm Covid-19 tại Việt Nam, trở về từ Hàn Quốc
Bệnh nhân thứ 18 nhiễm Covid-19 tại Việt Nam, trở về từ Hàn Quốc

VOV.VN -Trưa nay (7/3), bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly khoa truyền nhiễm, bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình để theo dõi và điều trị.

Bệnh nhân thứ 18 nhiễm Covid-19 tại Việt Nam, trở về từ Hàn Quốc

Bệnh nhân thứ 18 nhiễm Covid-19 tại Việt Nam, trở về từ Hàn Quốc

VOV.VN -Trưa nay (7/3), bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly khoa truyền nhiễm, bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình để theo dõi và điều trị.

Hà Nội chống dịch Covid-19 quyết liệt nhưng không hoang mang
Hà Nội chống dịch Covid-19 quyết liệt nhưng không hoang mang

VOV.VN - Hiện nay, không ít người tiếp cận luồng thông tin không chính thức dẫn tới lo lắng thái quá.

Hà Nội chống dịch Covid-19 quyết liệt nhưng không hoang mang

Hà Nội chống dịch Covid-19 quyết liệt nhưng không hoang mang

VOV.VN - Hiện nay, không ít người tiếp cận luồng thông tin không chính thức dẫn tới lo lắng thái quá.

Thông tin chi tiết về ca thứ 18 nhiễm Covid-19 ở Ninh Bình
Thông tin chi tiết về ca thứ 18 nhiễm Covid-19 ở Ninh Bình

VOV.VN -Bộ Y tế vừa công bố thêm một trường hợp bệnh nhân dương tính với Covid-19, đây là trường hợp ca bệnh thứ 18 trên cả nước.

Thông tin chi tiết về ca thứ 18 nhiễm Covid-19 ở Ninh Bình

Thông tin chi tiết về ca thứ 18 nhiễm Covid-19 ở Ninh Bình

VOV.VN -Bộ Y tế vừa công bố thêm một trường hợp bệnh nhân dương tính với Covid-19, đây là trường hợp ca bệnh thứ 18 trên cả nước.