‘Hùm xám Đông Nam Bộ’ - Trung tướng Lê Nam Phong qua đời

VOV.VN - Trung tướng Lê Nam Phong qua đời trưa 26/3 tại Bệnh viện Quân y 175, TP.HCM, thượng thọ 95 tuổi.

Bệnh viện Quân y 175 cho biết, sau một thời gian lâm bệnh nặng, dù được đội ngũ bác sĩ tận tình điều trị nhưng Trung tướng Lê Nam Phong đã qua đời vào trưa 26/3, thọ 95 tuổi.

Trung tướng Lê Nam Phong, tên thật Lê Hoàng Thống, sinh năm 1928, quê huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông nguyên là Tư lệnh Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 (hay còn gọi là Binh đoàn Cửu Long) thời chống Mỹ; Tư lệnh Quân đoàn I bảo vệ biên giới phía Bắc; Phó Tham mưu trưởng Mặt trận 719 - Bộ Quốc phòng; Giám đốc Trường Sĩ quan Lục quân 2.

Ông là một trong những vị tướng hiếm hoi đã trải qua nhiều cuộc chiến giữ nước. Nhiều người ví von ông như một chứng nhân lịch sử, từ chiến thắng Điện Biên Phủ đến ngày vinh quang 30/4/1975. 

Ông là một vị tướng có nhiều biệt danh như: Nam “lửa”, Nam “bình toong”, Nam “hỏa lực” hay “Bố Nam”, “Đại đội trưởng đầu trọc”, "Hùm xám Đông Nam Bộ".

Năm 16 tuổi, ông tham gia làm liên lạc cho tổ chức Việt Minh bí mật trong vùng. Năm 1968, ông là Tham mưu trưởng Sư đoàn 7, Quân đoàn 4.

Năm 1973, ông là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 7, Quân đoàn 4. Năm 1979, ông là Tư lệnh Quân đoàn 1. Năm 1983, ông là Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân đoàn 4.

Tháng 10/1987, Bộ Quốc phòng quyết định bổ nhiệm Tướng Lê Nam Phong làm Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 2. Từ một vị tướng ở chiến trường, ông trở thành một nhà giáo chuyên nghiệp của quân đội. Thời điểm ông Lê Nam Phong nhận nhiệm vụ mới cũng là lúc Bộ Quốc phòng xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Đến năm 1997, ông nghỉ hưu.

Trung tướng Lê Nam Phong đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và làm nghĩa vụ quốc tế. Trận  đánh mở màn của ông trong chiến dịch Điện Biên Phủ là đánh chiếm đồi Độc Lập, một cứ điểm quan trọng của thực dân Pháp.

Chiến thắng cứ điểm đồi Độc Lập với sự đóng góp của “đại đội đầu trọc” do ông chỉ huy đã góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang Điện Biên Phủ. Khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ ông chỉ mới 27 tuổi. 

Kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ, ông từ Tây Bắc trở về Thủ đô./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc

VOV.VN - Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ là một điểm du lịch quan trọng của tỉnh Điện Biên, thu hút hàng nghìn lượt du khách đến thăm trong những dịp cao điểm.

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc

VOV.VN - Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ là một điểm du lịch quan trọng của tỉnh Điện Biên, thu hút hàng nghìn lượt du khách đến thăm trong những dịp cao điểm.

Bức tranh toàn cảnh Panorama - thêm dấu ấn về Chiến dịch Điện Biên Phủ
Bức tranh toàn cảnh Panorama - thêm dấu ấn về Chiến dịch Điện Biên Phủ

VOV.VN - Sau hơn 18 tháng nỗ lực thi công, đến nay bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ đã được hoàn thiện đến 99%, sẵn sàng phục vụ du khách vào đúng dịp kỷ niệm 67 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2021).

Bức tranh toàn cảnh Panorama - thêm dấu ấn về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bức tranh toàn cảnh Panorama - thêm dấu ấn về Chiến dịch Điện Biên Phủ

VOV.VN - Sau hơn 18 tháng nỗ lực thi công, đến nay bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ đã được hoàn thiện đến 99%, sẵn sàng phục vụ du khách vào đúng dịp kỷ niệm 67 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2021).

Khu di tích chiến dịch Điện Biên Phủ: Mỗi di tích là một câu chuyện lịch sử
Khu di tích chiến dịch Điện Biên Phủ: Mỗi di tích là một câu chuyện lịch sử

VOV.VN - Mỗi địa danh trong lòng chảo Mường Thanh hay Mường Phăng, nơi từng là căn cứ của Bộ Chỉ huy chiến dịch, đều có vô số những câu chuyện, con người cụ thể.

Khu di tích chiến dịch Điện Biên Phủ: Mỗi di tích là một câu chuyện lịch sử

Khu di tích chiến dịch Điện Biên Phủ: Mỗi di tích là một câu chuyện lịch sử

VOV.VN - Mỗi địa danh trong lòng chảo Mường Thanh hay Mường Phăng, nơi từng là căn cứ của Bộ Chỉ huy chiến dịch, đều có vô số những câu chuyện, con người cụ thể.