Hướng đi nào cho lao động từ Libya về nước?

VOV.VN - Làm thế nào để tìm được công việc phù hợp, hay tiếp tục đi xuất khẩu lao động đang là nguyện vọng của số đông người lao động vừa trở về từ Libya.

Sau niềm vui được về quê an toàn, những lao động Việt Nam trở về từ Libya bắt đầu đứng ngồi không yên trước các khoản nợ chưa trả hết. Trong số 1.750 lao động làm việc tại Libya, đến nay mới có 1.391 lao động về nước, nên các doanh nghiệp chưa thể thanh lý hợp đồng cho người lao động mặc dù phương án tìm đơn hàng mới, tạo điều kiện để lao động tiếp tục đi làm việc ở nước ngoài đã được một số doanh nghiệp triển khai.

Về Hải Dương, một trong những địa phương có nhiều lao động đi làm việc ở Libya, nghe các anh Vũ Trung Chương, Đỗ Văn Bốn và Đinh Văn Phương, ở xã Minh Đức và Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ – 3 lao động vừa trở về từ Libya chỉ sau 3 tháng làm việc kể về hoàn cảnh gia đình và những lo lắng của họ mới thấy hết được những khó khăn, vất vả của người lao động phải chấp nhận xa gia đình, người thân, đi xuất khẩu lao động nhưng lại phải về nước trước hạn bởi lý do bất khả kháng.

Anh Vũ Trung Chương và Đỗ Văn Bốn - 2 lao động vừa trở về từ Lybia mong muốn tiếp tục được đi xuất khẩu lao động trong thời gian tới

Anh Vũ Trung Chương, ở thôn Mép, xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương kể: Để được đi xuất khẩu lao động, sang Libya làm việc, mỗi người phải vay quỹ tín dụng xã hơn 40 triệu đồng làm phí xuất cảnh cho Công ty Vinamex. Hy vọng của các anh là sau khi hoàn thành hợp đồng 2 năm, với mức lương 400 USD/tháng, cộng thêm thu nhập ngoài giờ cho nhà thầu Huyndai Engineerning (Hàn Quốc), các anh có thể trang trải được nợ và dành dụm được một khoản tiền cho gia đình. Vậy nhưng, giấc mơ thành dang dở.

“Tôi đi Libya lần đầu tiên. Đi được 3 tháng 6 ngày thì về. Phí xuất cảnh nộp cho công ty là 43.830.000 đồng, với phí chúng tôi sắm đồ đạc thì cũng suýt soát 50 triệu thì cũng phải hoàn toàn đi vay quỹ tín dụng xã. Nói chung thời gian làm, vốn liếng chưa thu được nên cũng có thiệt thòi. Hiện tại, tôi mới gửi được 2 tháng lương về được 20 triệu. Còn tháng thứ 3, công ty chưa gửi về. Về đến nhà cũng chưa làm cái gì, còn đang chờ xem công ty thanh lý hợp đồng như thế nào” – anh Chương chia sẻ. 

May mắn hơn những lao động mới làm việc được 3 tháng đã phải về nước, sau 6 tháng làm thợ mộc tại Libya, anh Trần Xuân Tình, ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã trả được gần hết số nợ phải vay để đi xuất khẩu lao động. Phải về nước trước thời hạn bởi lý do bất khả kháng là điều mà cả người lao động, công ty đưa đi và chủ sử dụng lao động đều không mong muốn, song với những lao động nghèo như anh Trần Xuân Tình về nước không biết phải làm gì lúc này để gia đình bớt khó khăn.

Anh Tình nói: “Tôi vay ngân hàng để đi. Đi mới 6 tháng như tôi thì cũng mới đủ vốn. Có người mới đi được 2-3 tháng về nên cũng chật vật. Tôi chọn Libya là vì thị trường này phù hợp túi tiền có thể vay mượn trước khi đi, đóng hết gần 44 triệu đồng. Chúng tôi về là rất mừng rồi, nhưng nghĩ lại giờ không biết làm việc gì để kiếm tiền để trả nốt số nợ”.

Ông Đào Đức Cường, quản lý lao động cho nhà thầu Huyndai Engineerning dặn anh Vũ Trung Chương lưu giữ các giấy tờ liên quan để thanh lý hợp đồng lao động 

Trả lời phỏng vấn báo chí mới đây, ông Nguyễn Việt Hải, Giám đốc điều hành Công ty Vinamex cho biết: Công ty đang làm việc với chủ sử dụng lao động là nhà thầu Huyndai Engineerning (Hàn Quốc) để có thể trả tháng lương cuối cùng cho người lao động vào cuối tháng 8 này. Lương của người lao động sẽ được chuyển vào tài khoản ngay sau khi nhà thầu chi trả.

Công ty cũng đã lên kế hoạch thanh lý hợp đồng cho người lao động trong thời gian từ 5 - 10/9 tới, trên quan điểm để người lao động không quá thiệt thòi. Ngoài ra, Vinamex cũng đang cùng các đối tác triển khai đơn hàng mới, đưa lao động từ Lybia phải về nước trước thời hạn đi làm việc ở những thị trường khác.

Việc triển khai đơn hàng mới, tìm thị trường phù hợp, tạo điều kiện cho lao động từ Libya về nước tiếp tục đi làm việc ở nước ngoài cũng được Công ty SoNa gấp rút triển khai. Bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Phó Tổng giám đốc Công ty SoNa cho biết: Sau lần thứ nhất, đưa hơn 2.000 lao động hồi hương vào năm 2011 do những bất ổn chính trị tại Libya, lần này công ty tiếp tục phải đưa 493 lao động về nước với lý do tương tự.

Hiện nay, mặc dù số lao động do công ty đưa đi chưa về hết, nhưng công ty đã tạo điều kiện để người lao động vừa trở về có thể tham gia ngay vào đơn hàng mới đang được công ty triển khai, đó là: Đưa khoảng 1.000 lao động đi làm việc tại Saudi Arabia theo hợp đồng với đối tác là Tập đoàn P&J của Hy Lạp ngay trong tháng 9 tới. Cũng theo bà Nga, trong số hơn 200 lao động của công ty đưa đi Libya vừa về nước đã có 50 lao động trúng tuyển đi làm việc tại thị trường Saudi Arabia.

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Phó Tổng giám đốc Công ty SoNa

Cùng chính sách hỗ trợ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sự nỗ lực của các công ty xuất khẩu lao động, tỉnh Hà Tĩnh - địa phương có 413 lao động đi làm việc ở Lybia phải về nước lần này cũng có chính sách ưu tiên cho người lao động.

Ông Lê Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Vừa rồi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quyết định hỗ trợ khó khăn ban đầu cho các lao động khi về. Sở sẽ tiếp tục phối hợp với các huyện nắm tình hình, để khi lao động quay về địa phương sẽ tổ chức thăm hỏi, trao đổi để biết tâm tư nguyện vọng của họ. Nếu lao động muốn tìm việc làm trong nước, cần học nghề thì sẽ hỗ trợ học nghề, tạo việc làm. Còn họ muốn tiếp tục đi lao động ở nước ngoài thì sẽ tạo điều kiện để họ tiếp cận thị trường mới để đi lao động”./.

Công ty SoNa đang có đơn hàng cần tuyển 1.000 lao động đi làm việc cho Tập đoàn J&P- Hi Lạp tại Saudi Arabia về ngành xây dựng. Tất cả lao động do vừa trở về từ Lybia đều có thể tham gia.

Đối với lao động do Công ty SoNa đưa sang Lybia làm việc, sẽ được hỗ trợ. Cụ thể: Lao động làm việc dưới ba tháng sẽ miễn phí toàn bộ khi đi làm việc ở thị trường khác, từ 3-6 tháng đóng phí 100 USD, 6-12 tháng là 400 USD và trên 12 tháng là 500 USD.

Đối với lao động từ Libya trở về nhưng không phải do Công ty SoNa đưa đi, người lao động chỉ cần xuất trình hộ chiếu sẽ hỗ trợ tối đa với chi phí xuất cảnh là 950 USD.

Liên hệ trực tiếp tại trụ sở công ty, số 34, Đại Cồ Việt, Hà Nội hoặc liên lạc với ông Phương Trường Long - Trưởng phòng Xuất khẩu lao động III; DĐ: 0936381188.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lybia: giao tranh bùng phát trở lại
Lybia: giao tranh bùng phát trở lại

VOV.VN - Sau ba ngày yên bình, tình hình an ninh tại thủ đô Tripoli của Lybia hôm qua (10/8) tiếp tục dậy sóng trở lại.

Lybia: giao tranh bùng phát trở lại

Lybia: giao tranh bùng phát trở lại

VOV.VN - Sau ba ngày yên bình, tình hình an ninh tại thủ đô Tripoli của Lybia hôm qua (10/8) tiếp tục dậy sóng trở lại.

Hôm nay: thêm 94 lao động từ Lybia về tới Hà Nội
Hôm nay: thêm 94 lao động từ Lybia về tới Hà Nội

VOV.VN -Chuyến bay của hãng hàng không Việt Nam mang số hiệu VN9052 chở theo 94 công nhân từ Lybia dự kiến sẽ hạ cánh tại Hà Nội Lúc 13h50' ngày 11/8. 

Hôm nay: thêm 94 lao động từ Lybia về tới Hà Nội

Hôm nay: thêm 94 lao động từ Lybia về tới Hà Nội

VOV.VN -Chuyến bay của hãng hàng không Việt Nam mang số hiệu VN9052 chở theo 94 công nhân từ Lybia dự kiến sẽ hạ cánh tại Hà Nội Lúc 13h50' ngày 11/8. 

Giám sát virus Ebola với các lao động từ Lybia trở về
Giám sát virus Ebola với các lao động từ Lybia trở về

VOV.VN - Theo đại diện Sở Y tế Hà Nội, 184 lao động trở về từ Lybia (châu Phi) đã được giám sát chặt chẽ và hướng dẫn khai tờ khai y tế.

Giám sát virus Ebola với các lao động từ Lybia trở về

Giám sát virus Ebola với các lao động từ Lybia trở về

VOV.VN - Theo đại diện Sở Y tế Hà Nội, 184 lao động trở về từ Lybia (châu Phi) đã được giám sát chặt chẽ và hướng dẫn khai tờ khai y tế.

Lao động Việt Nam tại Lybia xúc động khi về đến Nội Bài
Lao động Việt Nam tại Lybia xúc động khi về đến Nội Bài

VOV.VN -"Hiện bên Lybia đang bất ổn nên công nhân không có việc. Tôi rất xúc động vì đã về đến Việt Nam. Tôi mong tất cả anh em được sum họp với gia đình”

Lao động Việt Nam tại Lybia xúc động khi về đến Nội Bài

Lao động Việt Nam tại Lybia xúc động khi về đến Nội Bài

VOV.VN -"Hiện bên Lybia đang bất ổn nên công nhân không có việc. Tôi rất xúc động vì đã về đến Việt Nam. Tôi mong tất cả anh em được sum họp với gia đình”

Khẩn trương đưa lao động Việt Nam còn lại tại Lybia về nước
Khẩn trương đưa lao động Việt Nam còn lại tại Lybia về nước

VOV.VN -Những lao động còn lại tại Lybia đã có phương án về nước và một số đang di chuyển ra biên giới Ai Cập.

Khẩn trương đưa lao động Việt Nam còn lại tại Lybia về nước

Khẩn trương đưa lao động Việt Nam còn lại tại Lybia về nước

VOV.VN -Những lao động còn lại tại Lybia đã có phương án về nước và một số đang di chuyển ra biên giới Ai Cập.

Dự kiến sẽ có thêm 316 lao động từ Lybia về nước vào 2 ngày 10 -11/8
Dự kiến sẽ có thêm 316 lao động từ Lybia về nước vào 2 ngày 10 -11/8

VOV.VN -Tính đến hết ngày 9/8, đã có 269 lao động về nước và 134 lao động đã di chuyển khỏi Lybia

Dự kiến sẽ có thêm 316 lao động từ Lybia về nước vào 2 ngày 10 -11/8

Dự kiến sẽ có thêm 316 lao động từ Lybia về nước vào 2 ngày 10 -11/8

VOV.VN -Tính đến hết ngày 9/8, đã có 269 lao động về nước và 134 lao động đã di chuyển khỏi Lybia

Trưa nay (10/8), 184 lao động Việt Nam tại Lybia về đến Nội Bài
Trưa nay (10/8), 184 lao động Việt Nam tại Lybia về đến Nội Bài

VOV.VN - Các công nhân đi trên chuyến bay của Vietnam Airlines và dự kiến về đến sân bay Nội Bài vào lúc 12h50.

Trưa nay (10/8), 184 lao động Việt Nam tại Lybia về đến Nội Bài

Trưa nay (10/8), 184 lao động Việt Nam tại Lybia về đến Nội Bài

VOV.VN - Các công nhân đi trên chuyến bay của Vietnam Airlines và dự kiến về đến sân bay Nội Bài vào lúc 12h50.