Kết luận của Phó Thủ tướng về giáo dục, khoa học, công nghệ

(VOV) - Có thể thành lập mới hoàn toàn một trường đại học theo chuẩn mực chất lượng của nước đối tác

Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân – Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Hội nhập quốc tế về giáo dục và khoa học, công nghệ tại phiên họp của Ban Chỉ đạo.

Theo đó, để phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo nhân lực trình độ cao, phù hợp với mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, cần làm rõ mục tiêu, yêu cầu hợp tác quốc tế về giáo dục và khoa học, công nghệ ở tầm quốc gia.

Phó Thủ tướng yêu cầu, việc xây dựng các trường đại học và trường dạy nghề trình độ quốc tế có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau, tùy theo điều kiện của nước hợp tác và cơ quan cho vay vốn ODA. Có thể thành lập mới hoàn toàn một trường đại học theo chuẩn mực chất lượng của nước đối tác, hoặc nâng cấp từ khoa, ngành đào tạo theo chuẩn mực của nước và trường đối tác.

Hoạt động của các trung tâm nghiên cứu xuất sắc có thể có 3 mức, tương ứng 3 giai đoạn: Phối hợp để đào tạo nhân lực cho trung tâm nghiên cứu ở Việt Nam (thạc sĩ và tiến sĩ); tiến hành các nghiên cứu chung và công bố chung kết quả; ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế Việt Nam.

Đối tác phía Việt Nam trong hợp tác nghiên cứu với đối tác nước ngoài nên từ 2 đến 4 đơn vị mạnh nhất trong nước về lĩnh vực liên quan. Việc hình thành các trường đại học và trường nghề trình độ quốc tế, các trung tâm nghiên cứu xuất sắc là cơ hội quan trọng để thu hút sự tham gia, đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao đông- Thương binh và Xã hội trên cơ sở Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 và Chiến lược dạy nghề thời kỳ 2011-2020 lập đề án xây dựng các trường đại học, trường nghề đạt trình độ quốc tế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó làm rõ nhu cầu nhân lực trình độ quốc tế ở các ngành, nghề gì, đối tác nước ngoài được xác định thế nào, phương thức quản lý của nhà trường, điều kiện tài chính để thành lập và vận hành các cấp đào tạo này, trình Thủ tướng trước ngày 31/3/2013./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ưu tiên giáo dục đào tạo và dạy nghề vùng Tây Bắc
Ưu tiên giáo dục đào tạo và dạy nghề vùng Tây Bắc

(VOV) - Các địa phương trong vùng phải thực sự đặt “giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”.

Ưu tiên giáo dục đào tạo và dạy nghề vùng Tây Bắc

Ưu tiên giáo dục đào tạo và dạy nghề vùng Tây Bắc

(VOV) - Các địa phương trong vùng phải thực sự đặt “giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”.

Đến 2015, phổ cập đưa môn giáo dục kinh doanh vào trường học
Đến 2015, phổ cập đưa môn giáo dục kinh doanh vào trường học

(VOV) - Để áp dụng hiệu quả tại các địa phương, Bộ GD-ĐT sẽ hoàn thiện hơn hệ thống tài liệu, tập huấn đội ngũ giáo viên.

Đến 2015, phổ cập đưa môn giáo dục kinh doanh vào trường học

Đến 2015, phổ cập đưa môn giáo dục kinh doanh vào trường học

(VOV) - Để áp dụng hiệu quả tại các địa phương, Bộ GD-ĐT sẽ hoàn thiện hơn hệ thống tài liệu, tập huấn đội ngũ giáo viên.

Các trường THPT phải công khai chất lượng giáo dục
Các trường THPT phải công khai chất lượng giáo dục

(VOV) - Các trường phải công khai số học sinh chia theo hạnh kiểm; số học sinh có học lực giỏi, khá, yếu, kém…

Các trường THPT phải công khai chất lượng giáo dục

Các trường THPT phải công khai chất lượng giáo dục

(VOV) - Các trường phải công khai số học sinh chia theo hạnh kiểm; số học sinh có học lực giỏi, khá, yếu, kém…