Khai trương phòng trưng bày bộ sưu tập về Hoàng Sa, Trường Sa

VOV.VN -Có  8 nhóm tài liệu với tổng số 190 đơn vị tài liệu về Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông được trưng bày từ nay đến 8/9, tại 26 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.

Sáng nay (8/8), Thư viện Khoa học Xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) khai trương phòng trưng bày bộ sưu tập về Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông nhằm cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này trên Biển Đông.

Có  8 nhóm tài liệu với tổng số 190 đơn vị tài liệu được trưng bày là: bản đồ, ảnh, sách tiếng Việt, 37 số tạp chí "Thức tỉnh kinh tế Đông Dương", 35 cuốn sách bằng tiếng Pháp xuất bản trước năm 1954 và nhiều tư liệu khác bằng tiếng Pháp và Trung Quốc. 

Một số phiên bản báo "Thức tỉnh Kinh tế Đông Dương" 

Ông Hồ Sĩ Quý - Viện Thông tin Khoa học Xã hội cho biết: trong số những tài liệu được trưng bày có tác phẩm “Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam về lịch sử và địa lý – ảnh”  của tác giả Võ Long Tê được in bằng 3 thứ tiếng Việt, Pháp, Trung xuất bản năm 1974. Đây là cuốn sách giới thiệu các tư liệu, chứng cứ về chủ quyền Việt Nam tại hai quần đảo này, được lấy từ bộ sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Lịch triều Hiến chương loại chí của Phan Huy Chú và nhiều chứng cứ của người Pháp.

Một số tư liệu cổ Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa

Điều đáng nói là những tài liệu cổ (xuất bản từ năm 1178 đến năm 1951) của các sử gia Trung Quốc được trưng bày tại đây đều không đề cập đến vấn đề chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) là lãnh thổ của họ. Đặc biệt, sách giáo khoa lịch sử Trung Quốc xuất bản năm 1950, tái bản năm 1951 tại Bắc Kinh đã xác nhận cực nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, trên bản đồ Trung Quốc ở cuốn sách này cũng không có địa danh Trường Sa, Hoàng Sa.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tá Nhí - Viện Nghiên cứu Hán Nôm cho biết: thông qua các tư liệu cổ của Trung Quốc, tên gọi “Nam Sa” được họ sử dụng đặt cho nhiều địa danh khác nhau.

“Bản đồ Đại Thanh nhất thống chí, được in vào thời nhà Thanh, thì tên địa danh “Nam Sa” có ít nhất ở 3 nơi. Một là ở vùng biển Bắc Hải. Nam Sa là bãi cát ở phía Nam, lấy điểm chuẩn là vùng Thiên Tân. Thứ hai là Nam Sa ở Quảng Đông cũng với ý nghĩa đó. Thứ ba là Nam Sa ở phía nam đảo Hải Nam. Tương tự, chúng ta có thể tìm lại “Vạn lý Trường Sa” cũng có ở rất nhiều vùng đất khác nhau của Trung Quốc”./., PGS.TS Nguyễn Tá Nhí cho biết thêm

Phòng trưng bày bộ sưu tập về Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông mở cửa trong 1 tháng, từ nay đến hết ngày 8/9 tại 26 Lý Thường Kiệt, Hà Nội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chiếu miễn phí phim “Hoàng Sa - Việt Nam: Nỗi đau mất mát” tại Hà Nội
Chiếu miễn phí phim “Hoàng Sa - Việt Nam: Nỗi đau mất mát” tại Hà Nội

VOV.VN - Bộ phim dài 59 phút, nói đến cuộc sống gian khổ nhưng vẫn kiên trì bám biển mưu sinh của những ngư dân Việt Nam.

Chiếu miễn phí phim “Hoàng Sa - Việt Nam: Nỗi đau mất mát” tại Hà Nội

Chiếu miễn phí phim “Hoàng Sa - Việt Nam: Nỗi đau mất mát” tại Hà Nội

VOV.VN - Bộ phim dài 59 phút, nói đến cuộc sống gian khổ nhưng vẫn kiên trì bám biển mưu sinh của những ngư dân Việt Nam.

Trưng bày giấy chứng sinh của người Việt Nam tại Hoàng Sa
Trưng bày giấy chứng sinh của người Việt Nam tại Hoàng Sa

VOV.VN - Giấy chứng sinh của bà Mai Kim Quy sinh ra ở Hoàng Sa do cơ quan hành chính Pháp đặt tại Hoàng Sa cấp năm 1940.

Trưng bày giấy chứng sinh của người Việt Nam tại Hoàng Sa

Trưng bày giấy chứng sinh của người Việt Nam tại Hoàng Sa

VOV.VN - Giấy chứng sinh của bà Mai Kim Quy sinh ra ở Hoàng Sa do cơ quan hành chính Pháp đặt tại Hoàng Sa cấp năm 1940.

Ý nghĩa quốc phòng của Hoàng Sa, Trường Sa vào đề thi Địa lý
Ý nghĩa quốc phòng của Hoàng Sa, Trường Sa vào đề thi Địa lý

VOV.VN -Đề thi gồm những phần trọng tâm nhất về biển đảo, bảo vệ tài nguyên đất, cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ, quốc phòng…

Ý nghĩa quốc phòng của Hoàng Sa, Trường Sa vào đề thi Địa lý

Ý nghĩa quốc phòng của Hoàng Sa, Trường Sa vào đề thi Địa lý

VOV.VN -Đề thi gồm những phần trọng tâm nhất về biển đảo, bảo vệ tài nguyên đất, cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ, quốc phòng…

Giảng viên, sinh viên ĐH Tây Bắc ký tên ủng hộ Trường Sa, Hoàng Sa
Giảng viên, sinh viên ĐH Tây Bắc ký tên ủng hộ Trường Sa, Hoàng Sa

VOV.VN - Hoạt động nhằm tuyên truyền giáo dục cho các thí sinh cũng như sinh viên về tình yêu quê hương đất nước, hướng về biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Giảng viên, sinh viên ĐH Tây Bắc ký tên ủng hộ Trường Sa, Hoàng Sa

Giảng viên, sinh viên ĐH Tây Bắc ký tên ủng hộ Trường Sa, Hoàng Sa

VOV.VN - Hoạt động nhằm tuyên truyền giáo dục cho các thí sinh cũng như sinh viên về tình yêu quê hương đất nước, hướng về biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Phát hiện “bản đồ Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa” nổi trên đá
Phát hiện “bản đồ Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa” nổi trên đá

Trong lúc đi rừng, ông Đặng Quốc Ái (Quảng Bình) phát hiện một phiến đá bị xói mòn, để nổi lên hình ảnh bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Phát hiện “bản đồ Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa” nổi trên đá

Phát hiện “bản đồ Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa” nổi trên đá

Trong lúc đi rừng, ông Đặng Quốc Ái (Quảng Bình) phát hiện một phiến đá bị xói mòn, để nổi lên hình ảnh bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trung Quốc ngang nhiên khảo sát xây hải đăng ở Hoàng Sa
Trung Quốc ngang nhiên khảo sát xây hải đăng ở Hoàng Sa

VOV.VN - Tuyên bố trên được đưa ra ngay trước thềm Hội nghị ARF 21, khi mà một số nước tuyên bố sẽ nêu các sáng kiến hạ nhiệt tình hình Biển Đông

Trung Quốc ngang nhiên khảo sát xây hải đăng ở Hoàng Sa

Trung Quốc ngang nhiên khảo sát xây hải đăng ở Hoàng Sa

VOV.VN - Tuyên bố trên được đưa ra ngay trước thềm Hội nghị ARF 21, khi mà một số nước tuyên bố sẽ nêu các sáng kiến hạ nhiệt tình hình Biển Đông

Mọi hoạt động của Trung Quốc ở Hoàng Sa là bất hợp pháp và vô giá trị
Mọi hoạt động của Trung Quốc ở Hoàng Sa là bất hợp pháp và vô giá trị

VOV.VN - Việt Nam đã nhiều khẳng định chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Mọi hoạt động của Trung Quốc ở Hoàng Sa là bất hợp pháp và vô giá trị

Mọi hoạt động của Trung Quốc ở Hoàng Sa là bất hợp pháp và vô giá trị

VOV.VN - Việt Nam đã nhiều khẳng định chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Triển lãm “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam” tại Huế
Triển lãm “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam” tại Huế

VOV.VN - Đây là một trong những hoạt động tuyên truyền khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đào Hoàng sa và Trường Sa.

Triển lãm “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam” tại Huế

Triển lãm “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam” tại Huế

VOV.VN - Đây là một trong những hoạt động tuyên truyền khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đào Hoàng sa và Trường Sa.

Chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam chưa bao giờ đứt đoạn
Chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam chưa bao giờ đứt đoạn

VOV.VN - Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneve đã xác nhận vấn đề pháp lý chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam chưa bao giờ đứt đoạn

Chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam chưa bao giờ đứt đoạn

VOV.VN - Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneve đã xác nhận vấn đề pháp lý chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.