Khi dược sĩ làm thay bác sĩ

VOV.VN -Hiện nay, khi ra các hiệu thuốc, chỉ cần nói triệu chứng, lập tức người mua thuốc sẽ được người bán thuốc bắt bệnh, bán thuốc cho mang về uống...

Đã thành thói quen, lâu nay khi người dân đau ốm thường đến các nhà thuốc khai bệnh để mua thuốc uống mà không cần toa theo chỉ định của bác sĩ. Tình trạng dược sĩ thành làm thay bác sĩ diễn ra phổ biến ở các nhà thuốc tại Đắk Lắk.

Hai tuần trước, chị Nguyễn Thị Linh, ở phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk bị cảm sốt và ho. Nghĩ chỉ là bị cảm thông thường nên chị Linh đã ra hiệu thuốc tây gần nhà mua. 

Đã thành thói quen, lâu nay khi người dân đau ốm thường đến các nhà thuốc khai bệnh để mua thuốc uống mà không cần toa theo chỉ định của bác sĩ. Ảnh minh họa.

Sau khi nói triệu chứng của bệnh, dược sĩ  “bắt bệnh” và bán cho chị một túi thuốc với lời dặn chia thuốc uống trong 3 ngày, mỗi ngày 2 lần. Tuy nhiên, sau khi chị uống hết 3 ngày, bệnh không những không khỏi mà còn nặng hơn. Lo lắng cho sức khỏe, chị Linh đi Thành phố Hồ Chí Minh khám và nhận được kết quả hoàn toàn bất ngờ.

“Vừa rồi tôi bị cảm sốt kèm theo ho rất là nhiều, bệnh này thì tôi nghĩ chỉ cần ra ngoài tiệm thuốc mua thuốc thôi thì sẽ hết. Sau đó tôi cũng ra mua thuốc, cũng kể triệu trứng của mình cho người bán thuốc. Họ nghe xong thì họ đã bán thuốc cho tôi, nhưng sau một thời gian tôi uống thì không khỏi. Sau đó tôi vào Sài Gòn khám thì bác sĩ kết luận bị cảm hàn biến chứng. Sau thời gian tôi uống thuốc bác sĩ kê đơn thì bệnh thuyên giảm hẳn và đến giờ thì tôi đã khỏe mạnh”, chị Nguyễn Thị Linh cho biết.

Trong vai người đi mua thuốc, tôi tìm đến một nhà thuốc trên đường Y Moan, thành phố Buôn Ma Thuột để hỏi mua thuốc điều trị bệnh ho. Tại đây dược sĩ của nhà thuốc chỉ hỏi tôi về các triệu chứng “Ho nhiều không, ho có đờm không?” mà không hề nhắc đến chuyện đã đi  khám hay có đơn thuốc hay không.

Quan sát thêm những khách hàng mua thuốc tại nhà thuốc này, hầu hết người bệnh đến đây đều kể triệu chứng để dược sĩ bắt bệnh, bán thuốc. Thậm chí cả những bệnh như đái tháo đường, đau dạ dày cũng được bán thuốc mà chẳng cần đơn thuốc.

Cuộc trao đổi với người bán thuốc:

-Chị, bán cho em liều thuốc ho cho bé em đi, mấy bữa nay nó ho quá.

- Em ho hả, em khai đi! Em có đờm gì không?

- Ho thôi, chỉ ho thôi.

- Chị thấy nặng đó, chị lấy tổng hợp em uống luôn nha, em không có đau dạ dày phải không?

- Chỉ ho thôi mà có cần phải lấy đủ thuốc như vậy không chị?

- Em cứ lậy vậy đi, uống nó nhanh hơn.

- Nếu như không phải thông thường thì có phải toa đơn bác sĩ gì không?

- Có gì đâu, bình thường có gì đâu, nếu em đi bác sĩ kiểm tra phải soi họng em rồi thế này thế kia, rồi cũng cho em uống viêm họng thôi.”

Theo các chuyên gia y tế, việc bán thuốc không theo đơn của bác sĩ cũng như sử dụng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng kháng thuốc tại Việt Nam đang ở mức báo động và được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào danh sách các nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao trên thế giới. Sử dụng thuốc một cách tùy tiện sẽ gây khó khăn cho việc điều trị.

Nếu mắc những bệnh nguy hiểm, việc uống thuốc kháng sinh chẳng những không giúp khỏi bệnh mà còn làm bệnh nặng thêm, thậm chí còn làm cho cơ thể sản sinh ra các vi khuẩn kháng sinh (hay còn gọi là lờn thuốc), về sau khi cần sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi trùng gây bệnh sẽ không còn tác dụng, người bệnh dễ có nguy cơ bệnh nặng hơn.

Dược sĩ Lê Bá Nguyên, Trưởng Phòng Nghiệp vụ Dược, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, kháng sinh là những chất kháng khuẩn được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật, có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác. Để đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, cần nắm vững những kiến thức liên quan đến kháng sinh, vi khuẩn gây bệnh và người bệnh.

Việc tự dùng thuốc sẽ làm lu mờ triệu chứng của bệnh, gây khó cho chẩn đoán, chỉ định điều trị và theo dõi đáp ứng của người bệnh. Vì thế, để tránh những rủi ro trong việc tùy tiện sử dụng thuốc, người dân không nên tự ý mua và dùng thuốc, hoặc sử dụng các toa thuốc của những người có triệu chứng tương tự. Khi có bệnh, cần phải đi khám và điều trị bệnh theo toa thuốc do bác sĩ kê đơn.

“Vấn đề mà người dân tự ý mua thuốc hoặc các cơ sở bán lẻ thì bán thuốc không có đơn thì đây là một thực trạng phổ biến trên toàn quốc. Chúng ta cũng biết là thuốc thì nó có tác dụng nhất định đối với bệnh nào đó, trước khi chúng ta sử dụng thuốc thì phải thăm khám bác sĩ, bác sĩ chỉ định thuốc thì chúng ta sử dụng thuốc mới đúng. Chúng ta dựa vào triệu trứng tương tự như những lần trước mà chúng ta đã sử dụng thuốc để mua thuốc sử dụng thì có thể nó sai thuốc, không đúng chỉ định. Mà thuốc sử dụng không đúng chỉ định thì bệnh không hết mà chúng ta có thể mắc bệnh khác do thuốc gây ra”, Dược sĩ Lê Bá Nguyên phân tích./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kon Tum bán thuốc ARV cho người dân là vi phạm
Kon Tum bán thuốc ARV cho người dân là vi phạm

VOV.VN - Bộ Y tế khẳng định, việc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Kon Tum bán thuốc ARV cho người dân với số tiền hơn 2 triệu đồng là sai quy định.

Kon Tum bán thuốc ARV cho người dân là vi phạm

Kon Tum bán thuốc ARV cho người dân là vi phạm

VOV.VN - Bộ Y tế khẳng định, việc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Kon Tum bán thuốc ARV cho người dân với số tiền hơn 2 triệu đồng là sai quy định.

Hà Nội: Lập công ty “ma” để bán thuốc chữa ung thư giả
Hà Nội: Lập công ty “ma” để bán thuốc chữa ung thư giả

Doanh thành lập công ty, thuê cơ sở in ấn bao bì, nhãn mác, sau đó nhập lậu các loại thuốc chữa ung thư giả, đóng hộp, dán nhãn, phân phối cho các cơ sở.

Hà Nội: Lập công ty “ma” để bán thuốc chữa ung thư giả

Hà Nội: Lập công ty “ma” để bán thuốc chữa ung thư giả

Doanh thành lập công ty, thuê cơ sở in ấn bao bì, nhãn mác, sau đó nhập lậu các loại thuốc chữa ung thư giả, đóng hộp, dán nhãn, phân phối cho các cơ sở.

Không được bán thuốc cao hơn giá kê khai đã công bố
Không được bán thuốc cao hơn giá kê khai đã công bố

VOV.VN - Nghị định 54/2017/NĐ-CP dành riêng Chương VIII để quy định cụ thể về các biện pháp quản lý giá thuốc.

Không được bán thuốc cao hơn giá kê khai đã công bố

Không được bán thuốc cao hơn giá kê khai đã công bố

VOV.VN - Nghị định 54/2017/NĐ-CP dành riêng Chương VIII để quy định cụ thể về các biện pháp quản lý giá thuốc.

Bộ trưởng Y tế cam kết chấm dứt tình trạng bán thuốc không kê đơn
Bộ trưởng Y tế cam kết chấm dứt tình trạng bán thuốc không kê đơn

VOV.VN - Trước thực trạng hầu hết hiệu thuốc bán thuốc không cần đơn của bác sĩ, Bộ trưởng Bộ Y tế nói trong nhiệm kỳ này sẽ cố gắng chấm dứt.

Bộ trưởng Y tế cam kết chấm dứt tình trạng bán thuốc không kê đơn

Bộ trưởng Y tế cam kết chấm dứt tình trạng bán thuốc không kê đơn

VOV.VN - Trước thực trạng hầu hết hiệu thuốc bán thuốc không cần đơn của bác sĩ, Bộ trưởng Bộ Y tế nói trong nhiệm kỳ này sẽ cố gắng chấm dứt.

Khởi tố một đối tượng buôn bán thuốc nổ trái phép
Khởi tố một đối tượng buôn bán thuốc nổ trái phép

VOV.VN - CQĐT Công an tỉnh Đắk Lắk vừa khởi tố đối tượng Nguyễn Châu Toàn về hành vi mua bán thuốc nổ trái phép.

Khởi tố một đối tượng buôn bán thuốc nổ trái phép

Khởi tố một đối tượng buôn bán thuốc nổ trái phép

VOV.VN - CQĐT Công an tỉnh Đắk Lắk vừa khởi tố đối tượng Nguyễn Châu Toàn về hành vi mua bán thuốc nổ trái phép.

Bán thuốc kháng sinh yêu cầu phải 100% có đơn thuốc
Bán thuốc kháng sinh yêu cầu phải 100% có đơn thuốc

VOV.VN - Bộ Y tế yêu cầu từ năm 2020 các quầy thuốc, nhà thuốc bán thuốc kháng sinh phải 100% có đơn thuốc

Bán thuốc kháng sinh yêu cầu phải 100% có đơn thuốc

Bán thuốc kháng sinh yêu cầu phải 100% có đơn thuốc

VOV.VN - Bộ Y tế yêu cầu từ năm 2020 các quầy thuốc, nhà thuốc bán thuốc kháng sinh phải 100% có đơn thuốc

Quản lý bán thuốc tại Việt Nam lỏng lẻo bậc nhất thế giới
Quản lý bán thuốc tại Việt Nam lỏng lẻo bậc nhất thế giới

VOV.VN - Theo Bộ Y tế, việc quản lý bán thuốc tại Việt Nam thuộc dạng lỏng lẻo hàng bậc nhất trên thế giới.

Quản lý bán thuốc tại Việt Nam lỏng lẻo bậc nhất thế giới

Quản lý bán thuốc tại Việt Nam lỏng lẻo bậc nhất thế giới

VOV.VN - Theo Bộ Y tế, việc quản lý bán thuốc tại Việt Nam thuộc dạng lỏng lẻo hàng bậc nhất trên thế giới.