Thứ trưởng Bùi Văn Ga:

Không nên chọn trường, ngành nghề theo thị hiếu “đám đông”

(VOV)-Khi chọn trường, ngành nghề, thí sinh không nên chạy theo thị hiếu “đám đông” mà cần tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.

Chỉ còn khoảng 3 tháng nữa là diễn ra kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013. Ngay từ bây giờ, nhiều học sinh rất quan tâm đến việc học tập, ôn luyện để có kết quả thi cao nhất. Phóng viên VOV online có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga để tư vấn cũng như giải đáp những thắc mắc về mùa thi năm nay cho thí sinh.

Đề thi sẽ không lắt léo, đánh đố

PV: Là người chỉ đạo công tác thi và tuyển sinh ĐH, CĐ nhiều năm liền, Thứ trưởng có thể chia sẻ kinh nghiệm và tư vấn để các thí sinh yên tâm bước vào kỳ thi để đạt kết quả tốt nhất?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Bộ GD-ĐT khẳng định, đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ hoàn toàn nằm trong chương trình sách giáo khoa THPT, đặc biệt là lớp 12. Những phần đã giảm tải, còn đang tranh luận không đưa vào trong đề thi. Đề thi không có sự đánh đố, không quá khó đối với thí sinh. Do vậy, thí sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức trong chương trình sách giáo khoa THPT là có thể đạt được kết quả thi tốt.

Thí sinh cần hết sức bình tĩnh, tự tin, nên xem kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ như là một kỳ thi bình thường, không có gì là cầu kỳ, nặng nề và căng thẳng. Có như vậy, các em mới có thể đạt kết quả tốt.

Thí sinh nghe phổ biến quy chế thi tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội năm 2012

Không nên đến các thành phố lớn ôn luyện, thi thử

PV: Mỗi năm, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ đều thu hút đông đảo thí sinh từ các tỉnh khác lên các thành phố lớn thi. Thứ trưởng có thể tư vấn cho các em ôn thi cũng như đảm bảo sức khỏe?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Vì đề thi ĐH, CĐ sẽ được ra nằm trong chương trình sách giáo khoa THPT nên thí sinh ở nông thôn không cần phải lao đi học thêm ở những nơi xa gia đình, lặn lội lên các thành phố ôn thi dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm.

Gần đến ngày đăng ký dự thi, các em hãy đến những nơi tổ chức thi chứ không cần phải tất bật đi quá sớm dẫn đến đảo lộn cuộc sống sinh hoạt và ảnh hưởng đến chất lượng bài thi.

Trong nhiều kỳ thi ĐH, CĐ vừa qua, có rất nhiều thí sinh ở nông thôn, vùng miền núi vẫn đạt điểm cao, thậm chí có nhiều em đỗ thủ khoa, á khoa. Trong đó, có em đạt các giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.

Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển, hệ thống Internet được phổ cập rộng khắp các tỉnh, thành nên các em có thể tra cứu thông tin kèm thêm ôn luyện kỹ, chắc những kiến thức trong sách giáo khoa là có thể làm được bài thi và đạt được kết quả cao.

Thí sinh có thể làm tốt được bài thi hay không phụ thuộc vào cách thức, ý thức học tập nghiêm túc, cẩn thận, chứ không phải là đến các lò luyện này, cơ sở ôn thi khác.

PV: Trong những năm gần đây, ngoài việc tổ chức ôn tập, nhiều lò luyện thi ở các thành phố lớn đã đưa ra “chiêu” thức thi thử nên thu hút rất nhiều thí sinh đăng ký tham gia. Ý kiến của Thứ trưởng về hình thức thi thử trước kỳ thi ĐH, CĐ như thế nào?


Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Tôi nghĩ rằng, thí sinh có thể tự kiểm tra kiến thức của mình thông qua những đề thi đã ra từ những năm trước không chứ nhất thiết là phải đến các lò luyện thi ở các thành phố để tham gia thi thử. Chẳng hạn nếu các em làm không tốt thì sẽ sinh ra tâm lý mặc cảm, tự ti trước khi bước vào kỳ thi chính thức.

Mỗi một thí sinh có cách thức học tập, ôn luyện khác nhau nhưng muốn đạt được kết quả thi tốt thì các em phải biết phát huy năng lực, sở trường và đúc rút ra những kinh nghiệm làm bài hiệu quả nhất.

Không nên chọn trường, ngành nghề theo thị hiếu “đám đông”

PV: Cứ mỗi kỳ thi, nhiều thí sinh băn khoăn, lo lắng không biết chọn lựa ngành học, trường nào tốt nhất để đăng ký. Thứ trưởng có thể tư vấn cho các bạn trẻ về những thắc mắc này?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Cứ đến gần kỳ thi ĐH, CĐ, năm nào, Bộ GD-ĐT cũng phối hợp với một số cơ quan báo chí tổ chức chương trình “Tư vấn mùa thi” cho thí sinh. Mặt khác, các em có thể tham khảo về trường thi, ngành nghề ở trong cuốn “Những điều cần biết” của Nhà xuất bản Giáo dục phát hành và được bày bán ở các cửa hàng sách. Ngoài ra, trên website của Bộ GD-ĐT, các trường ĐH, CĐ cũng có những thông tin về trường, khối thi, ngành nghề…, thí sinh có thể truy cập vào đó để tham khảo.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga

Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020. Theo đó, chiến lược có đề cập đến vấn đề quy hoạch ngành nghề đang cần và thiếu ở các địa phương. Vì vậy, thí sinh đăng ký dự thi ĐH, CĐ cần lưu ý đến vấn đề này để lựa chọn ngành nghề phù hợp và có thể dễ xin việc làm.

Ngoài ra, ở một số địa phương có Trung tâm Dự báo lao động nghiên cứu thị trường lao động rất tốt, các em có thể tham khảo để lựa chọn ngành học phù hợp với năng lực để sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại chính địa phương mình, không cần phải đi làm ở đâu xa cả.

Nếu thí sinh chọn lựa trường học, ngành nghề theo tâm lý “đám đông” thì sau 4-5 năm tốt nghiệp ĐH, CĐ, các em sẽ rất khó xin được việc làm.

Thí sinh cần lưu ý là, những trường ĐH, CĐ được Bộ GD-ĐT cho phép thành lập đều có những tiêu chuẩn cần thiết cho việc học tập của sinh viên. Vì vậy, trong việc chọn trường học, các em không nên dồn hết việc thi cử vào các trường ĐH, CĐ ở các thành phố lớn. Thí sinh có thể chọn lựa thi ĐH, CĐ ở các địa phương, vùng, miền khác nhau. Nếu các em cứ chọn lựa các trường ở những tỉnh, thành phố lớn thì khả năng đỗ đạt sẽ rất thấp vì ở những trường này sẽ có rất nhiều thí sinh tập trung đăng ký dự thi, khả năng cạnh tranh sẽ rất lớn.

Cần tìm hiểu kỹ thị trường lao động để có việc làm sau khi tốt nghiệp

PV: Nhiều thí sinh chọn những trường học, ngành nghề theo sở thích. Tuy nhiên, những ngành nghề, trường học này lại có kinh phí học tập cao hơn nhiều trường khác. Điều này đã khiến không ít thí sinh băn khoăn, cân nhắc. Xin Thứ trưởng đưa ra lời khuyên thiết thực cho các em?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Khi chọn lựa ngành nghề, trường học mà kinh phí cao nhưng sau khi tốt nghiệp, các em lại không xin được việt làm thì rất lãng phí công sức, thời gian, tiền bạc đã đầu tư.

Lời khuyên của tôi là thí sinh cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trường học, ngành nghề phù hợp với khả năng tài chính của gia đình và nhu cầu việc làm của xã hội sau khi các em ra trường.

Những ngành như: Kinh tế, Tài chính, ngân hàng được dự đoán là thừa nhu cầu tuyển dụng trong những năm tới. Nếu thí sinh chọn lựa những ngành học này thì sau khi tốt nghiệp sẽ rất khó xin việc làm. Các em nên chọn lựa những ngành thuộc về kỹ thuật, xã hội nhân văn, nông-lâm thủy sản vì dự báo, nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai sẽ dồi dào và có sẽ dễ xin việc làm hơn.

Vì vậy, thí sinh không nên chạy theo danh hiệu “hão”, thị hiếu “đám đông” và ngành nghề nghe danh tiếng mà nên tham khảo nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai để đăng ký dự thi.

Ngoài ra, các em cần cân nhắc đến khả năng học tập, năng lực của mình. Nếu em nào khả năng học tập kém thì nên đăng ký thi nghề, không nhất thiết là bắt buộc phải vào ĐH. Nếu các em có tay nghề giỏi thì vẫn xin được việc làm với thu nhập cao.

PV: Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngày 15/3, các thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng
Ngày 15/3, các thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng

Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại trường trung học phổ thông và Sở Giáo dục và đào tạo kết thúc vào cuối ngày 16/4.

Ngày 15/3, các thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng

Ngày 15/3, các thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng

Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại trường trung học phổ thông và Sở Giáo dục và đào tạo kết thúc vào cuối ngày 16/4.

Tăng thêm 25.000 đồng lệ phí tuyển sinh ĐH-CĐ 2013
Tăng thêm 25.000 đồng lệ phí tuyển sinh ĐH-CĐ 2013

(VOV) - Mức lệ phí đăng ký dự thi và dự thi tuyển sinh đại học, cao đẳng tăng từ 80.000 đồng lên 105.000 đồng/1 hồ sơ.

Tăng thêm 25.000 đồng lệ phí tuyển sinh ĐH-CĐ 2013

Tăng thêm 25.000 đồng lệ phí tuyển sinh ĐH-CĐ 2013

(VOV) - Mức lệ phí đăng ký dự thi và dự thi tuyển sinh đại học, cao đẳng tăng từ 80.000 đồng lên 105.000 đồng/1 hồ sơ.

Khởi động mùa thi và tuyển sinh 2013
Khởi động mùa thi và tuyển sinh 2013

(VOV) -Đến thời điểm này nhiều trường đại học, cao đẳng đã công bố thông tin tuyển sinh trên website của trường.

Khởi động mùa thi và tuyển sinh 2013

Khởi động mùa thi và tuyển sinh 2013

(VOV) -Đến thời điểm này nhiều trường đại học, cao đẳng đã công bố thông tin tuyển sinh trên website của trường.

Thí sinh nhờ thi hộ sẽ bị cấm thi đến 2 năm
Thí sinh nhờ thi hộ sẽ bị cấm thi đến 2 năm

(VOV) - Thí sinh mang vào phòng thi tài liệu, vật dụng trái với quy định của Quy chế thi sẽ bị đình chỉ và hủy kết quả của cả kỳ thi.

Thí sinh nhờ thi hộ sẽ bị cấm thi đến 2 năm

Thí sinh nhờ thi hộ sẽ bị cấm thi đến 2 năm

(VOV) - Thí sinh mang vào phòng thi tài liệu, vật dụng trái với quy định của Quy chế thi sẽ bị đình chỉ và hủy kết quả của cả kỳ thi.

Hàng ngàn học sinh tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh
Hàng ngàn học sinh tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh

(VOV) - Đây là cơ hội giúp học sinh định hướng nghề nghiệp, chọn ngành, chọn trường phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân.

Hàng ngàn học sinh tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh

Hàng ngàn học sinh tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh

(VOV) - Đây là cơ hội giúp học sinh định hướng nghề nghiệp, chọn ngành, chọn trường phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân.