Kịch bản 50.000 ca mắc Covid-19 và bài toán nhân lực, vật lực tại TP.HCM

VOV.VN - Ngành y tế đã chuẩn bị kịch bản chuẩn bị cho phương án cao hơn, có thể đến 50.000 ca mắc Covid-19

Thủ tướng Chính phủ khẳng định sẽ dành những gì tốt nhất cho TP.HCM chống dịch covid-19, các bộ ngành cũng sẵn sàng đáp ứng nhân lực, vật lực theo đề nghị của thành phố, đồng thời yêu cầu TP.HCM cần chuẩn bị cho phương án cao hơn, có thể đến 50.000 ca mắc. Trước tình hình đó, ngành y tế đã chuẩn bị kịch bản này và cũng đang tiếp nhận nguồn lực từ chi viện của Bộ Y tế.

PGS-TS Tăng Chí Thượng - Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, tính đến thời điểm này TP đã chuẩn bị được 36.500 giường bệnh. Trong đó có 6.500 giường ở các bệnh viện được chuyển đổi công năng chuyên điều trị Covid-19, 30.000 giường ở bệnh viện dã chiến thu dung điều trị. Cùng với đó, Sở Xây dựng cũng đang chuẩn bị các chung cư chưa được đưa vào sử dụng để hỗ trợ ngành y tế, vì vậy việc có thêm 13.500 giường nữa cũng dễ dàng đáp ứng kịch bản 50.000 giường bệnh.

Cũng theo lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM, trong thời gian qua, TP.HCM đã ghi nhận một số trường hợp từ không có triệu chứng đã diễn tiến nặng chỉ sau một ngày, do đó TP luôn chuẩn bị sẵn sàng xe cứu thương ở các bệnh viện thu dung Covid-19 chuyển sang các bệnh viện được phân công điều trị.

Hiện có khoảng 80% các ca Covid-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, trong số này, 5% có dấu hiệu chuyển nặng. Trong 5% nặng, khoảng 30% sẽ chuyển rất nặng. Những trường hợp mắc Covid-19 nặng có hai nhóm khác nhau: do chính bệnh nặng diễn tiến gây tổn thưởng phổi và do trong quá trình cách ly điều trị Covid-19, người bệnh đang mắc những bệnh lý nặng khác. Vì vậy, ngành y tế TP chọn bệnh viện đa khoa tạm thời chuyển đổi công năng sang điều trị Covid-19 để những ca mắc nặng có thể được điều trị kịp thời.

Ông Thượng cho biết, TP huy động toàn ngành y, trực tiếp và gián tiếp đều tham gia công tác chống dịch, đặc biệt, chưa bao giờ có trong tiền lệ về khối điều trị tham gia công tác chống dịch nhiều như lần này. Điều đó có ảnh hưởng nhẹ đến công tác khám chữa bệnh hiện hữu của các bệnh viện, song do lượng người đến khám và điều trị cũng giảm từ 50-70% nên các bệnh viện không quá thiếu. Ngoài ra, sắp tới, các lực lượng ngoài ngành y tế như đoàn thanh niên, chiến sĩ dân quân tự vệ…cũng tham gia vào hỗ trợ nhiều sẽ giảm bớt công việc cho các nhân viên y tế.

Về khả năng đáp ứng trang thiết bị y tế phục vụ công tác điều trị bệnh nhân Covid-19, đặc biệt đối với các bệnh nhân diễn biến nặng, PGS-TS Tăng Chí Thượng cho biết, hiện lượng oxy của thành phố đang rất lớn, có thể đáp ứng tốt. Tuy nhiên TP vẫn không chủ quan.

"Chúng tôi cũng chủ động yêu cầu nơi sản xuất oxy cung cấp cho các bệnh viện chủ động có kế hoạch để nâng công suất sản xuất oxy để đáp ứng nhu cầu nếu có nhiều ca mắc hơn. Tình trạng thiếu oxy chắc chắn không xảy ra ở thành phố. Trong thời gian qua, chúng ta cũng đã được nhiều sự hỗ trợ nên sẽ không lo thiếu máy thở trong công tác điều trị"- ông Thượng nói.  

Để hỗ trợ TP.HCM với kịch bản 50.000 giường bệnh, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao tư lệnh các bộ ngành phải quyết định ngay theo thẩm quyền về nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, sinh phẩm, vật tư y tế, ưu tiên đáp ứng tối đa và theo yêu cầu của TP.

Dồn nhân lực hỗ trợ TP.HCM chống dịch

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã ban hành quyết định điều động 10.000 nhân lực y tế của các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ và các đơn vị địa phương khu vực miền Bắc và miền Trung, nhằm mục tiêu bố trí thay đổi nhân lực (với các biện pháp luân chuyển, “đảo quân”) để đảm bảo sức chiến đấu cho đội ngũ y tế tại TP.HCM. 

Tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 với TP.HCM hôm qua (ngày 10/7), Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, Bộ Y tế đã có 4 phương án và kế hoạch sẵn sàng nguồn nhân lực cho TP, trong đó, điều khoảng 200 bác sĩ chuyên ngành hồi sức và truyền nhiễm cho bệnh viện chuyên hồi sức; điều khoảng 800 điều dưỡng theo yêu cầu của TP.HCM. Với các bệnh viện dã chiến thu dung các F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ, Bộ Y tế dự kiến huy động 472 bác sĩ và 875 điều dưỡng, điều động 500 người truy vết, lấy mẫu theo TP.HCM yêu cầu. Ngoài ra, Bộ trưởng Y tế đã điều 25 lãnh đạo các cục, vụ vào trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch tại các quận, huyện của TP.HCM.

Những ngày qua, ngay khi TP.HCM bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, số ca F0 gia tăng lên nhiều, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế cũng đã cử lực lượng tỏa đi khắp các bệnh viện điều trị Covid-19 để hỗ trợ TP.HCM.

TS-BS Chuyên khoa 2 Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết đã chuẩn bị số giường hồi sức lớn với kịch bản hàng trăm bệnh nhân Covid-19 từ nặng đến rất nặng được đưa về. Bệnh viện đã huy động 181 bác sĩ, điều dưỡng được chia thành 6 đội đi hỗ trợ công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân Covid-19 nặng.

"Chúng tôi đã tập huấn lại cho các y bác sĩ quy trình phòng chống lây nhiễm, kiểm soát nhiễm khuẩn và đặc biệt là hồi sức cấp cứu để sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống, đặc biệt là tiên lượng bệnh nhân có chiều hướng diễn biến nặng để kịp thời đi trước một bước"- ông Thức nói.

Còn tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Giám đốc Bệnh viện cũng đã ký quyết định cử 100 các sĩ và 180 điều dưỡng, kỹ thuật viên Y sinh hỗ trợ các bệnh viện trong toàn thành phố chẩn đoán và điều trị Covid-19. TS-BS Hồ Nguyễn Thanh Chơn, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, ê-kip gồm 15 bác sĩ và 31 điều dưỡng đã có mặt tại Bệnh viện dã chiến số 2 từ ngày 9/7, nâng tổng số bác sĩ tại đây lên 34 người, đảm nhận nhiệm vụ theo dõi cho 2.500 bệnh nhân đang điều trị. Bệnh viện này là nơi tập trung các F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ, vừa mới thành lập nên chưa có đầy đủ kịp thời một số máy móc thiết bị lâm sàng, vì vậy, các bác sĩ cố gắng theo dõi chặt chẽ.

"Vấn đề quan trọng là mình sẽ theo dõi những bệnh nhân không triệu chứng này có trở nặng hay không để chuyển kịp thời đến bệnh viện điều trị đến bệnh viện Covid-19, những bệnh nhân nặng là thông thường sẽ suy hô hấp, đang bình thường mà họ trở nên khó thở, nằm trong chỉ định của chuyển viện", ông Chơn nói.

Cả nước đều đang tập trung hướng về hỗ trợ TP.HCM chống dịch, sẵn sàng con người, trang thiết bị để cùng TP chiến đấu với “giặc” Covid-19. Đặc biệt, nhân viên y tế và các lực lượng tuyến đầu ngày đêm nỗ lực không nghỉ với mục tiêu tách F0 ra khỏi cộng đồng. Vì vậy, người dân hãy cùng chung tay, tuyệt đối tuân thủ Chỉ thị 16 và các quy định của địa phương để góp phần chống dịch, sớm đưa TP trở lại trạng thái bình thường mới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Ưu tiên lớn nhất là giữ khoảng cách tại TP.HCM
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Ưu tiên lớn nhất là giữ khoảng cách tại TP.HCM

VOV.VN - Tại cuộc họp giao ban trực tuyến sáng nay (11/7) với Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của TP.HCM, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, ưu tiên lớn nhất lúc này là giữ khoảng cách để cắt đứt nguồn lây nhiễm.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Ưu tiên lớn nhất là giữ khoảng cách tại TP.HCM

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Ưu tiên lớn nhất là giữ khoảng cách tại TP.HCM

VOV.VN - Tại cuộc họp giao ban trực tuyến sáng nay (11/7) với Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của TP.HCM, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, ưu tiên lớn nhất lúc này là giữ khoảng cách để cắt đứt nguồn lây nhiễm.

Bình Thuận ghi nhận trường hợp dương tính SARS-CoV-2 về từ Đồng Nai
Bình Thuận ghi nhận trường hợp dương tính SARS-CoV-2 về từ Đồng Nai

VOV.VN - Sáng 11/7, Sở Y tế Bình Thuận cho biết có 2 ca nghi mắc Covid-19. Một trường hợp ở Tuy Phong là F1 của bệnh nhân N.T.N đã được cách ly tập trung từ ngày 7/7. Trường hợp còn lại về từ Đồng Nai. 

Bình Thuận ghi nhận trường hợp dương tính SARS-CoV-2 về từ Đồng Nai

Bình Thuận ghi nhận trường hợp dương tính SARS-CoV-2 về từ Đồng Nai

VOV.VN - Sáng 11/7, Sở Y tế Bình Thuận cho biết có 2 ca nghi mắc Covid-19. Một trường hợp ở Tuy Phong là F1 của bệnh nhân N.T.N đã được cách ly tập trung từ ngày 7/7. Trường hợp còn lại về từ Đồng Nai. 

Sống chung với đại dịch Covid-19, đúng hay sai?
Sống chung với đại dịch Covid-19, đúng hay sai?

VOV.VN - Sống chung với virus Covid-19 là một hiện thực khách quan, bởi vì dù muốn hay không chúng ta cũng không thể tiêu diệt hoàn toàn virus này.

Sống chung với đại dịch Covid-19, đúng hay sai?

Sống chung với đại dịch Covid-19, đúng hay sai?

VOV.VN - Sống chung với virus Covid-19 là một hiện thực khách quan, bởi vì dù muốn hay không chúng ta cũng không thể tiêu diệt hoàn toàn virus này.