Kiên Giang: Em vợ trưởng phòng giáo dục không đi dạy vẫn được hưởng lương

VOV.VN - Ông Nguyễn Minh Nam, giáo viên dạy thể dục Trường THCS Thị trấn Gò Quao tự ý bỏ dạy, không đến trường, không chấp hành theo sự phân công của tổ chức trong thời gian dài nhưng vẫn được hưởng lương và các chế độ khác. Được biết đây là em vợ họ hàng của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện.

Gần 2 năm nay, cô Nguyễn Thị Huỳnh Mai, sinh năm 1974, giáo viên Trường THCS Thị Trấn Gò Quao, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang liên tục làm đơn tố những tiêu cực xảy ra tại trường. Trong đơn tố ông Nguyễn Minh Nam, giáo viên dạy thể dục tự ý bỏ dạy, không đến trường, không chấp hành sự phân công của tổ chức trong thời gian dài nhưng vẫn được hưởng lương và các chế độ khác khiến nhiều giáo viên trong trường bức xúc.

Được biết ông Nguyễn Minh Nam là em họ hàng bên vợ của ông Nguyễn Tấn Phát, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gò Quao (thời điểm ông Nam nghỉ dạy vẫn được hưởng đầy đủ chế độ). Hiện nay ông Phát là Trưởng Phòng tài chính huyện Gò Quao.

Ông Dương Văn Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Thị trấn Gò Quao cho biết: "Giữa tháng 9/2021 ông Nam bị bệnh nên giáo viên trong tổ đã tự nguyện thay nhau dạy thay cho ông Nam 6 tuần. Sau đó nhà trường sắp xếp giáo viên dạy thay để ông Nam làm hồ sơ nghỉ dài, giao cho kế toán là bà Nguyễn Thị Thùy Trang thực hiện hồ sơ cho ông Nam trị bệnh chuyển lương sang BHXH nhưng BHXH không giải quyết do không đủ giấy tờ theo quy định".

Tuy nhiên từ học kỳ 2 năm học 2021-2022 thì ông Nam thường xuyên bỏ dạy nên ngày 14/12/2022 ông Nam bị kỷ luật khiển trách, sau đó bị đình chỉ giảng dạy.

Ngày 27/4/2023 UBND huyện Gò Quao ra quyết định buộc thôi việc ông Nam. Tuy nhiên đến ngày 13/7/2023 UBND huyện Gò Quao thu hồi và huỷ bỏ quyết định buộc thôi việc ông Nam (vì quyết định ban hành sai cấp thẩm quyền). Ngày 29/7/2023 Hiệu trưởng Trường THCS ra quyết định  kỷ luật buộc thôi việc ông Nam.

Cô Nguyễn Thị Huỳnh Mai, giáo viên trường cho biết, thời điểm ông Nam bỏ dạy, cô Mai là tổ trưởng tổ Sinh-Hóa-Công nghệ. Cô Mai bức xúc cho rằng: "Ông Nam không những tự ý bỏ dạy, mà còn có thái độ hống hách, coi thường tập thể, coi thường tổ chức, nhắn tin thách đố, lời lẽ đe dọa thậm chí xúc phạm danh dự chửi mắng tôi trong cuộc họp... Cuối năm học tổng kết hoàn toàn điểm khống môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp do ông Nam phụ trách".

Tuy nhiên điều giáo viên trong trường bức xúc nhất là ông Nam không đủ hồ sơ để hưởng BHXH, quay trở lại công tác lại tự ý bỏ dạy, đã bị lập biên bản, báo cáo Ban giám hiệu nhiều lần, cả kế toán nhà trường là bà Nguyễn Thị Thùy Trang, chính là vợ của ông Nguyễn Tấn Phát, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gò Quao thời điểm đó cũng biết, nhưng ông Nam vẫn được hưởng đủ lương cũng như các chế độ khác. Khi bị buộc thôi việc, chỉ thu hồi của ông Nam một phần khi có Đoàn kiểm tra tài chính của Phòng Giáo dục về yêu cầu. 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Trường THCS thị trấn Gò Quao không chỉ có em vợ, vợ mà còn có nhiều người đang công tác tại đây có họ hàng với vợ ông Nguyễn Tấn Phát. 

Theo báo Nhân dân ngày 22/6/2011, Chánh thanh tra tỉnh Kiên Giang đã giao Thường trực UBND huyện Gò Quao tổ chức kiểm điểm nhiều cán bộ vì để xảy ra sai phạm với số tiền gần 1,7 tỷ đồng, trong đó có ông Nguyễn Tấn Phát, Giám đốc Ban quản lý dự án chuyên ngành giáo dục huyện. Ông Nguyễn Tấn Phát sai phạm trong quản lý, sử dụng kinh phí của dự án với số tiền hơn 158 triệu đồng, trong đó chi sai quy định cho cá nhân ông Phát với số tiền gần 33,5 triệu đồng.

Ngày 18/10/2012, ông Phát được bổ nhiệm làm Trưởng phòng giáo dục huyện Gò Quao.

Từ năm 2023, ông Nguyễn Tấn Phát bị giáo viên Trường THCS thị trấn Gò Quao làm đơn tố bao che cho sai phạm tại trường. Đến nay đơn vẫn chưa được Chủ tịch UBND huyện xử lý giải quyết nhưng ông Phát đã được điều động làm Trưởng Phòng Tài chính huyện Gò Quao. 

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội: Tuyển giáo viên khó khăn do lương thấp
Hà Nội: Tuyển giáo viên khó khăn do lương thấp

VOV.VN - Chiều 11/12, tại kỳ họp thứ 20 HĐND thành phố Hà Nội, trả lời chất vấn về lĩnh vực văn hóa - xã hội, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh cho biết, lương thấp, công việc không ổn định nên tuyển giáo viên hợp đồng giảng dạy tại các trường học ở Hà Nội vẫn khó khăn.

Hà Nội: Tuyển giáo viên khó khăn do lương thấp

Hà Nội: Tuyển giáo viên khó khăn do lương thấp

VOV.VN - Chiều 11/12, tại kỳ họp thứ 20 HĐND thành phố Hà Nội, trả lời chất vấn về lĩnh vực văn hóa - xã hội, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh cho biết, lương thấp, công việc không ổn định nên tuyển giáo viên hợp đồng giảng dạy tại các trường học ở Hà Nội vẫn khó khăn.

Vì sao Thừa Thiên Huế không tuyển dụng được giáo viên trong năm 2024?
Vì sao Thừa Thiên Huế không tuyển dụng được giáo viên trong năm 2024?

VOV.VN - Vì sao chỉ tiêu biên chế giao cho ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế trong năm 2024 không tuyển dụng được trở thành vấn đề nóng tại phiên chất vấn, trả lời chất vấn của kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra ngày 11/12.

Vì sao Thừa Thiên Huế không tuyển dụng được giáo viên trong năm 2024?

Vì sao Thừa Thiên Huế không tuyển dụng được giáo viên trong năm 2024?

VOV.VN - Vì sao chỉ tiêu biên chế giao cho ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế trong năm 2024 không tuyển dụng được trở thành vấn đề nóng tại phiên chất vấn, trả lời chất vấn của kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra ngày 11/12.

Giáo viên không muốn về làm công tác quản lý vì chế độ thấp
Giáo viên không muốn về làm công tác quản lý vì chế độ thấp

VOV.VN - Chiều 5/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi tiếp xúc cử tri chuyên đề với ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi. Các giáo viên, nhà quản lý giáo dục gửi nhiều tâm tư, kiến nghị đến các đại biểu về biên chế, đãi ngộ đối với cán bộ phòng giáo dục, giáo viên miền núi.

Giáo viên không muốn về làm công tác quản lý vì chế độ thấp

Giáo viên không muốn về làm công tác quản lý vì chế độ thấp

VOV.VN - Chiều 5/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi tiếp xúc cử tri chuyên đề với ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi. Các giáo viên, nhà quản lý giáo dục gửi nhiều tâm tư, kiến nghị đến các đại biểu về biên chế, đãi ngộ đối với cán bộ phòng giáo dục, giáo viên miền núi.