Kinh tế-xã hội nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH

Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân có những thách thức, mâu thuẫn bức xúc cần giải quyết.

Sáng 11/12, tại Trung tâm Phát thanh Quốc gia (Đài TNVN), Trung tâm, đào tạo  bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức hội thảo khoa học “Những vấn đề kinh tế-xã hội ở nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH”. Đến dự và thảo luận tại hội thảo có Giáo sư- Tiến sĩVũ Văn Hiền, Giám đốc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Giáo sư- Viện sĩ Đào Thế Tuấn, Chu Văn Tuấn… và  nhiều nhà khoa học trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đóng góp ý kiến thảo luận tại hội thảo, các nhà khoa học tập trung bàn thảo các vấn đề tác động của CNH, HĐH và đô thị hóa đến khu vực nông thôn hiện nay và đặc biệt là tìm giải pháp, cách thức đưa nông nghiệp, nông dân. nông thôn phát triển đồng bộ gắn với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH.

Giáo sư- Tiến sĩ Vũ Văn Hiền nhận định, nông nghiệp, nông dân, nông thôn đóng vai trò mở đường để đất nước đi lên. Tuy nhiên, trong quá trình  phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân có những thách thức, mâu thuẫn bức xúc cần tập trung giải quyết. Đó là vấn đề toàn cầu hóa, đô thị hóa… Xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến hệ quả các tập đoàn kinh tế lớn chuyển vốn đầu tư vào các nước lao động rẻ. Kết quả một loạt các doanh nghiệp của các nước này dần tan rã.

Song song với quá trình toàn cầu hóa là quá trình đô thị hóa trở nên cấp tốc nhanh chóng, người dân mất đất canh tác… dẫn đến tình trạng thiếu việc làm của nông dân, thu nhập của nông dân ngày càng bị phân hóa, đời sống nông dân thấp xã so với thành thị. Ngoài ra, khu vực nông thôn người dân còn phải gánh chịu của ô nhiễm môi trường xuất hiện ngày càng nhiều làng ung thư…

Theo Giáo sư - Viện sĩ Đào Thế Tuấn, việc đô thị hóa như hiện nay ở nước ta sẽ làm cho nông thôn kiệt quệ, dẫn đến mất an ninh lương thực, bỏ lỡ cơ hội biến nước ta thành một cường quốc nông nghiệp.

Đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng trên, đa số các đại biểu thống nhất cho rằng cần xây dựng một số đề xuất chính sách, trong đó phối hợp hài hòa nông nghiệp-công nghiệp, nông thôn- đô thị; quan tâm thúc đẩy phát triển xã hội, đặc biệt đề cao định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển; phát triển khu vực kinh tế mang tính xã hội;  xây dựng một chiến lược công nghiệp hóa mới bao gồm cả công nghiệp hóa nông thôn; giảm bớt khoảng cách ngày càng tăng giữa nông thông và thành thị…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên