Làm gì để hạ du không bị động, lúng túng mỗi lần thượng nguồn xả lũ

VOV.VN - Đợt mưa lũ vừa xảy ra tại các tỉnh Nam Trung bộ tuy không lớn như những năm trước nhưng lại có nhiều yếu tố bất thường. Mưa lũ làm 19 người chết, mất tích, cùng hàng ngàn công trình bị thiệt hại.

Tại cuộc họp với 8 tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên về công tác khắc phục hậu quả thiên tai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các ngành và địa phương phối hợp chặt chẽ với nhau, lãnh đạo, chỉ đạo phải tập trung, xuyên suốt, nắm chắc tình hình, đặc biệt là trong việc vận hành các hồ chứa.

Đợt mưa, lũ vào cuối tháng 11 vừa qua đã làm 19 người chết và mất tích, gây thiệt hại nặng nề về nhà cửa, công trình của các tỉnh Nam Trung bộ. Đặc biệt, qua đợt mưa lũ này đã bộc lộ một số bất cập trong công tác phối hợp vận hành điều tiết lũ trên lưu vực sông Ba giữa các tỉnh.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai cho biết, lưu vực sông Ba rất rộng, đến 13.000 km2, có đến 280 hồ chứa lớn, nhỏ nhưng chỉ có 6 hồ có chức năng cắt lũ. Khả năng cắt lũ của các hồ chứa rất thấp, tổng lượng tích nước khoảng 1,6 tỷ m3, chỉ cắt được 530 triệu m3.

Để tránh thiệt hại cho vùng hạ du như vừa qua, việc điều tiết cần phải được tính toán chi tiết, phối hợp giữa các địa phương sát hơn. Những thời điểm báo động cao thì Trung ương phải trực tiếp chỉ đạo nhằm đảm bảo an toàn cho hạ du, theo nguyên tắc không xả lúc đỉnh lũ đang cao và triều cường đang cao để giảm ngập lụt.

Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, vừa qua, xả lũ trên sông Ba thực hiện theo quy trình phê duyệt nhưng chưa chính xác, chưa chuẩn. Cụ thể, từ ngày 15/11 đến 15/12, kết thúc mùa mưa, trong trường hợp bình thường, các thủy điện được tích nước đến mực nước dâng bình thường, khi có cảnh báo thì các hồ phải giảm xuống mức nước đón lũ. Tuy nhiên, ngày 27/11, khi Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai có công điện thì một số hồ chứa vẫn chưa thực hiện. Vì thế, khi lũ về, quy trình nghiêng nhiều về an toàn cho hồ chứa và đồng loạt cùng xả.

“Quy trình hiện nay, chúng ta đang hơi nghiêng nhiều về an toàn hồ chứa, chưa tính toán nhiều đến việc hỗ trợ cắt lũ với nhau. Khi lũ về cùng lúc thì đồng loạt cùng xả, gây áp lực rất lớn cho thủy điện Sông Ba Hạ. Đang có một số vấn đề trong quá trình thực hiện quy trình này. Lần này về chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm, quyết liệt hơn, kỹ hơn. Chúng tôi sẽ cùng với các địa phương, để không bao giờ tái diễn lại. Phối hợp trong quy trình vận hành. Cái này, chúng ta có thể tự làm được”, ông Hiệp nói.

Đợt mưa lũ vừa qua, tỉnh Gia Lai phía thượng nguồn của sông Ba có công văn gửi tỉnh Phú Yên ở phía dưới, tuy nhiên, việc hành chính hóa khiến các địa phương mất “thời gian vàng” để ứng phó với xả lũ. Vì vậy, giữa các địa phương, các chủ hồ dọc lưu vực sông Ba cần ứng dụng công nghệ thông tin để để điều hành hồ tự động.

Ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, địa phương sẽ chủ động xây dựng bản đồ ngập lụt được số hóa, cụ thể hóa thông tin về mực nước, độ nguy hại đến sát với khu dân cư, để mọi người dân biết và chủ động ứng phó. Đồng thời, tỉnh Phú Yên cũng sẽ chủ động làm việc với các tỉnh thượng nguồn để điều hành xả lũ liên hồ trên sông Ba, nhằm giảm tối đa thiệt hại khi xả lũ.

“Tôi tin rằng người dân chỉ quan tâm lớn nhất là có nguy hại tới tính mạng hay tài sản của gia đình mình không? Đó là cái tốt nhất, ứng dụng đó phải xây dựng dựa trên nền tảng đó để làm sao mọi người đều biết. Khi tới mùa mưa lũ thì mọi người sẽ chủ động trong việc này. Trong thời gian đó, chúng tôi sẽ có buổi làm việc với nhau làm sao để phối hợp điều hành về nước, thông tin nhịp nhàng hơn trong thời gian tới”, ông Thế khẳng định.

Về phía tỉnh Gia Lai, ông Võ Ngọc Thành, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị rà soát, điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ lưu vực sông Ba để thích ứng phù hợp với biến đổi khí hậu. Đồng thời, cần xây dựng thêm các công trình hồ chứa trên sông Ba để điều tiết lũ.

“Rà soát tổng thể ở cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Và trên cơ sở đó, để có một đề án xây dựng đầy đủ theo định hướng “sống chung với biến đổi khí hậu”. Riêng với Gia Lai, chúng tôi cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng trước mắt hồ Ia Tul ở huyện Ia Pa, công suất khoảng 83 triệu m3, có một số đập tràn để ngăn dòng sông Ba, hạn chế bớt dòng nước. Tích nước cũng đồng thời giúp cắt bớt lũ”, ông Thành nhấn mạnh.

Tại buổi làm việc trực tuyến với 8 địa phương vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên về công tác khắc phục hậu quả mưa lũ, chăm lo đời sống cho nhân dân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần sơ kết, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm sau đợt mưa lũ vừa qua. Về lâu dài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần xây dựng đề án tổng thể về phòng chống, ứng phó thiên tai (lũ lụt, sạt lở, sụt lún, các hiện tượng thời tiết cực đoan…) tại miền Trung, Nam bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc, từ đó có các dự án cụ thể, huy động các nguồn lực để thực hiện.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Đối với các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, cần hỗ trợ người dân về nhà ở theo hướng thích ứng, chủ động ứng phó với thiên tai; Nâng cao khả năng dự trữ nước của các hồ đập, xây dựng các kịch bản vận hành chung và đặc thù phù hợp từng hồ đập, từng thời điểm, từng địa bàn…

“Đặc biệt là việc xả lũ. Các tỉnh đầu nguồn xả lũ để phòng hộ cho vỡ hồ, vỡ đập thì tác động ngay đến hạ lưu. Phối hợp chặt chẽ với nhau để kiểm soát tình hình, dự báo tình hình. Phải có thông báo, có dự lệnh, có động lệnh đúng quy trình, quy phạm. Cái gì phải rút kinh nghiệm? Sự phối hợp giữa các địa phương phải rất nhịp nhàng, hiệu quả. Vừa rồi, tôi cho rằng chỗ này cũng chưa tốt nên xảy ra hậu quả. Từ tổng kết đánh giá này, bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý, các quy định, vừa qua cũng có bất cập”, Thủ tướng nêu rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các tỉnh miền Trung nỗ lực khôi phục lưới điện hư hỏng sau lũ
Các tỉnh miền Trung nỗ lực khôi phục lưới điện hư hỏng sau lũ

VOV.VN - Đến chiều 3/12, toàn bộ các phụ tải ở 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đã cơ bản được khắc phục, chỉ còn 8 xã trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang ngập nước nên chưa thể khắc phục.

Các tỉnh miền Trung nỗ lực khôi phục lưới điện hư hỏng sau lũ

Các tỉnh miền Trung nỗ lực khôi phục lưới điện hư hỏng sau lũ

VOV.VN - Đến chiều 3/12, toàn bộ các phụ tải ở 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đã cơ bản được khắc phục, chỉ còn 8 xã trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang ngập nước nên chưa thể khắc phục.

18 người chết và mất tích do mưa lũ ở miền Trung và Tây Nguyên
18 người chết và mất tích do mưa lũ ở miền Trung và Tây Nguyên

VOV.VN - Tỉnh Phú Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất với 10 người chết và mất tích do mưa lũ. Tiếp đó là Bình Định 3 người, Khánh Hòa 2 người, Kon Tum 1 người và Đắk Lắk ghi nhận 2 người thiệt mạng.

18 người chết và mất tích do mưa lũ ở miền Trung và Tây Nguyên

18 người chết và mất tích do mưa lũ ở miền Trung và Tây Nguyên

VOV.VN - Tỉnh Phú Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất với 10 người chết và mất tích do mưa lũ. Tiếp đó là Bình Định 3 người, Khánh Hòa 2 người, Kon Tum 1 người và Đắk Lắk ghi nhận 2 người thiệt mạng.

Mưa lũ gây ngập lụt diện rộng tại miền Trung, 9 người chết
Mưa lũ gây ngập lụt diện rộng tại miền Trung, 9 người chết

VOV.VN - Sáng nay (1/12), tại các tỉnh miền Trung ngớt mưa, nước lũ trên các sông đang xuống chậm. Mưa lũ đã gây ngập lụt diện rộng, làm 9 người thiệt mạng. Chính quyền các địa phương huy động lực lượng giúp dân khẩn trương khắc phục, thông tuyến giao thông.

Mưa lũ gây ngập lụt diện rộng tại miền Trung, 9 người chết

Mưa lũ gây ngập lụt diện rộng tại miền Trung, 9 người chết

VOV.VN - Sáng nay (1/12), tại các tỉnh miền Trung ngớt mưa, nước lũ trên các sông đang xuống chậm. Mưa lũ đã gây ngập lụt diện rộng, làm 9 người thiệt mạng. Chính quyền các địa phương huy động lực lượng giúp dân khẩn trương khắc phục, thông tuyến giao thông.