Làm gì để hàng bình ổn giá đến được với người dân?

Người tiêu dùng TP HCM nên đến 1.980 cửa hàng, điểm tham gia bình ổn thị trường của thành phố để mua được hàng đúng giá và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

>> Hà Nội quyết liệt bình ổn giá những tháng cuối năm / Khánh Hòa: Bình ổn giá bán thực phẩm suốt thời gian lũ lụ

Gần một tháng trở lại đây, các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn TP HCM tăng mạnh, nhất là khu vực chợ lẻ. Điều này đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người lao động.

Giá chợ lẻ… cao tận trời xanh

Theo khảo sát của phóng viên VOV tại các chợ bán lẻ trên địa bàn TP HCM trong ngày 16/11, giá bán nhiều mặt hàng thiết yếu vẫn tiếp tục biến động. Cụ thể, giá rau, củ, quả đã tăng thêm khoảng 20% so với đầu tháng (cà chua từ 12.000 lên 15.000 đồng/kg, rau muống 10.000 lên 14.000 đồng/kg, xà lách búp từ 35.000 lên 45.000 đồng/kg…). 

Nhiều mặt hàng giá bán ở mức cao nhất từ trước đến nay như trứng vịt 26.000 đồng/chục; dầu ăn 37.000 đồng/lít; thịt bò dao động khoảng 160.000 đồng/kg; thịt đùi heo lên 65.000 đồng/kg… Với giá này, nhiều mặt hàng có mức chênh lệch giá giữa chợ sỉ và chợ lẻ lên tới 50%, thay vì 20% như trước đây.

Chị Vũ Thị Mơ, đang đi mua sắm tại chợ Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình, cho biết: “Một tháng đổ lại đây tôi thấy các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày cứ liên tục lên giá. Người bán hàng thì bảo mưa lũ làm hàng hư hao, hàng không có nữa. Nhưng tôi thấy trong siêu thị giá không tăng nhiều”.

Xảy ra tình trạng giá rau, củ tăng đột biến là do nhu cầu tiêu thụ rau của người dân thành phố tăng khá nhanh trong vòng 3 năm trở lại đây, trong khi nguồn cung lại không đáp ứng đủ. Theo Sở Công thương TP HCM: Nếu như năm 2007 chỉ ở mức khoảng 6.000 tấn/ngày thì năm nay đã lên gần 10.000 tấn rau/ngày. Sản lượng tiêu thụ tăng, nhưng sản lượng rau trồng tại các huyện ngoại thành của thành phố mới chỉ đáp ứng được hơn 10% nhu cầu còn lại phụ thuộc hoàn toàn từ các tỉnh, thành lân cận nhất là Đà Lạt.

Song hơn một tháng trở lại đây, do mưa bão xảy ra triền miên, nhiều vùng rau ở Đà Lạt bị ngập nước, thối rữa khiến nguồn cung bị thiếu hụt nên sản lượng đưa về các chợ đầu mối của TP HCM giảm mạnh. Chính điều này đã dẫn tới việc giá rau tăng  cao trong thời gian qua khiến không chỉ có người tiêu dùng phải hứng chịu mà chính các tiểu thương cũng than phiền vì việc buôn bán trở nên ế ẩm hơn. Vì trên thực tế khi lấy hàng từ các chợ đầu mối về thường bị hao hụt do dập nát, phải bán đổ bán tháo trong ngày chứ không để qua đêm được nên buộc họ phải tăng giá bán để bù vốn.

Bên cạnh việc tăng giá của các mặt hàng rau củ, thì mặt hàng thịt heo tại các chợ lẻ hiện nay cũng đã tăng thêm khoảng 4.000 đồng/kg. Lý do là tại thời điểm này giá heo hơi giữa các tỉnh miền Nam và miền Bắc đang có sự chênh lệch khoảng 5.000 đồng/kg nên đã xảy ra tình trạng hàng trong Nam vận chuyển ra Bắc, dẫn đến nguồn cung cấp thịt heo cũng không dồi dào như trước.

Bà Nguyễn Thị Lan, bán thịt heo ở chợ Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình cho biết: “Có hôm chợ không có hàng thì tăng lên hơn 10 giá. Không phải chỉ thịt heo mà rau củ, các thứ khác đều lên giá. Chúng tôi cũng muốn là giá hàng ổn định để cho dễ bán chứ giá cao thế này khách hàng lại nghĩ mình bán đắt, bán hàng chậm lắm”.

Cần có thêm những điểm bán hàng bình ổn

Như vậy có thể thấy, lý do khiến các mặt hàng tăng mạnh như hiện nay là do cung không đủ cầu. Để giải quyết được bài toán này, nhiều năm nay TP HCM đã đưa ra chương trình bình ổn giá nhằm hạn chế hiện tượng thiếu hàng, giá cả tăng đột biến khi có thiên tai, dịch bệnh hoặc vào dịp mua sắm cao điểm, lễ Tết.

Tuy nhiên, các điểm bán hàng chỉ mới tập trung nhiều ở hệ thống siêu thị và điểm bán hàng bình ổn của các doanh nghiệp tham gia chưa đến các chợ lẻ và khu dân cư. Chính điều này dẫn đến việc người tiêu dùng, nhất là những người lao động có mức thu nhập trung bình, khó tiếp cận được với các chương trình bình ổn. Vả lại có một thực tế là phần lớn những người có thu nhập cao và mức trên trung bình thường chọn siêu thị làm nơi mua sắm thực phẩm thiết yếu hằng ngày, trong khi người lao động nghèo lại chọn các chợ lẻ là chính. Điều đáng nói là giá hàng hóa ở trung tâm thương mại và siêu thị lại ít biến động hơn  các chợ lẻ. Đây đang là một nghịch lý.

Bà Mạc Thị Thúy, ngụ tại phường 4, quận Tân Bình, TP HCM nói: “Giá hàng trong siêu thị thì chấp nhận được, nhưng siêu thị lại xa nên người mua hàng ngại đi, mà đã đi siêu thị thì phải có thời gian. Mà đã vào siêu thị thì phải mua nhiều chứ mua ít thì cũng ngại đi”.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND TP HCM: “Hiện nay, TP HCM không chỉ cung ứng hàng hóa, thực phẩm thiết yếu cho gần 10 triệu dân của thành phố mà còn phải cung ứng cho một số tỉnh thành khác. Để bình ổn giá cả thị trường và kiềm giữ giá, về phía lãnh đạo UBND ngoài việc đề nghị các sở, ngành và UBND 24 quận huyện tăng cường kiểm tra thường xuyên việc chuẩn bị lượng hàng bình ổn, giám sát việc niêm yết giá, bán đúng theo giá niêm yết của tiểu thương”.

Bà Hồng cũng đề nghị người tiêu dùng nên đến 1.980 cửa hàng, điểm tham gia bình ổn thị trường của thành phố để mua được hàng đúng giá và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để kiềm chế giá ở các chợ lẻ. Để làm được điều này, cần có sự giám sát kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường, Ban quản lý các chợ lẻ trên địa bàn thành phố trong việc kiểm tra giám sát giá bán tránh tình trạng tự ý tăng giá của tiểu thương, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó cần phải tạo điều kiện để tất cả các mặt hàng bình ổn giá đến tận tay người dân ở các khu dân cư và các chợ; tăng cường tuyên truyền nhiều đến người tiêu dùng về các điểm bán hàng này. Có như vậy thì chương trình bình ổn giá mới thực sự có hiệu quả, và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009
Bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009

Các cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

Bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009

Bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009

Các cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

Lập quỹ bình ổn giá xăng dầu
Lập quỹ bình ổn giá xăng dầu

Ngày 9/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định về việc trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Lập quỹ bình ổn giá xăng dầu

Lập quỹ bình ổn giá xăng dầu

Ngày 9/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định về việc trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Bình Định: Thị trường gia cầm cuối năm ổn định
Bình Định: Thị trường gia cầm cuối năm ổn định

Trái với dự đoán của nhiều người, thị trường gia cầm năm nay không có biến động lớn như mọi năm, giá cả vẫn ổn định, sức mua chậm.

Bình Định: Thị trường gia cầm cuối năm ổn định

Bình Định: Thị trường gia cầm cuối năm ổn định

Trái với dự đoán của nhiều người, thị trường gia cầm năm nay không có biến động lớn như mọi năm, giá cả vẫn ổn định, sức mua chậm.