Làm gì để nâng cao hiệu quả của Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em?

VOV.VN - Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 đang được hưởng ứng và triển khai mạnh mẽ trên khắp cả nước, với chủ đề năm nay là "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em".

Một trong số nguồn lực đã thể hiện được vai trò và phát huy hiệu quả nhất định trong công tác bảo vệ trẻ em những năm qua chính là Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111, Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH.

Trao đổi với PV VOV Giao thông, bà Lê Thị Thảo - Phó Trưởng tổng đài 111 nói về những việc cần làm để phát huy hơn nữa hiệu quả của tổng đài, giúp tổng đài trở thành địa chỉ quen thuộc tiếp nhận,góp phần giải quyết các vấn đề của trẻ em.

PV: Xin bà cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, thực tế tiếp nhận thông tin phản ánh, yêu cầu trợ giúp của người dân tới Tổng đài 111 ra sao? Việc đó nói lên điều gì?

Bà Lê Thị Thảo: Trong 6 tháng đầu năm 2024, Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận các cuộc gọi tư vấn và can thiệp hỗ trợ đều tăng so với cùng kỳ năm 2023, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến xâm hại, bạo lực trẻ em, những vấn đề về chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ trẻ em.

Đáng chú ý, những ca can thiệp về vấn đề trẻ em bị bạo lực chiếm gần 60% trong tổng số ca tổng đài can thiệp, hỗ trợ dành cho các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các trường hợp vi phạm quyền trẻ em. Số liệu trên cho thấy, người dân và người chăm sóc trẻ em ngày càng quan tâm đến những vấn đề liên quan đến bảo vệ trẻ em và vấn đề về xâm hại bạo lực trẻ em.

PV: Những vấn đề nào còn tồn tại trong công tác tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh và kết nối giữa người dân và các cơ quan có chức năng? Nếu không khắc phục kịp thời tồn tại, hậu quả nào có thể xảy ra?

Bà Lê Thị Thảo: Trong quá trình can thiệp, hỗ trợ cho trẻ em, chúng tôi nhận thấy còn một số khó khăn, vướng mắc. Thứ nhất là về phía cán bộ ở địa phương, nhiều cán bộ thường từ chối nghe điện thoại từ tổng đài với lý do là sợ số lừa đảo, quảng cáo khiến nhân viên tư vấn phải mất nhiều thời gian để gọi đến các ban, ngành và UBND các cấp, và phải dùng máy cá nhân cũng như phải nhắn tin trước cho cán bộ để nhắc nhở cán bộ nghe máy.

Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã còn thiếu chuyên nghiệp và chưa nắm vững quy trình hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em bị bạo lực xâm hại. Một số cán bộ ở địa phương cho rằng, việc trẻ em hư thì bố mẹ đánh một chút không có gì đáng lo ngại và việc bạo lực đến từ bố mẹ cho các em cũng có một phần lỗi đến từ các em.

Cán bộ chưa nhận thức được tính nghiêm trọng của việc nếu tình trạng bạo lực mà không được chấm dứt, những hậu quả lâu dài về mặt thể chất và tinh thần đối với trẻ em, vẫn còn tình trạng cán bộ địa phương chậm trễ trong việc hỗ trợ can thiệp cho trẻ em và chậm phản hồi thông tin cho tổng đài.

Một trong những nguyên nhân của việc chậm trễ này là do cán bộ địa phương phải kiêm nhiệm nhiều công việc ở địa phương dẫn đến chưa kịp thời và chưa ưu tiên xác minh, lên kế hoạch hỗ trợ cho những trẻ em bị bạo lực, xâm hại.

Về phía người chăm sóc trẻ, vẫn còn tình trạng thiếu sự hợp tác đối với tổng đài và với cán bộ địa phương trong quá trình hỗ trợ cho trẻ. Sự thiếu hợp tác này có thể dẫn đến việc hỗ trợ cho trẻ không thường xuyên, và việc phục hồi tổn thương do của trẻ sẽ chậm hơn.

PV: Trong nửa năm còn lại của 2024 và trong tương lai, theo bà cần có những giải pháp nào để Tổng đài 111 phát huy được hết chức năng nhiệm vụ của mình, trở thành địa chỉ được nhớ tới đầu tiên khi xảy ra những sự việc liên quan tới trẻ em?

Bà Lê Thị Thảo: Để phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em cần một số giải pháp như sau. Thứ nhất, cần đẩy mạnh công tác truyền thông để trẻ em, người chăm sóc trẻ, người dân, cán bộ địa phương và các cơ quan ban, ngành liên quan biết về Tổng đài 111 cũng như chức năng, nhiệm vụ của tổng đài trong hệ thống bảo vệ trẻ em.

Truyền thông cần được tiến hành ở nhiều kênh đa dạng, đặc biệt là hướng đến nhóm trẻ em, người dân và người chăm sóc các cán bộ địa phương vùng sâu, vùng xa. Đây là những nhóm đối tượng ít tiếp cận được với truyền thông, cần có hình thức truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, đưa vào trường học, ví dụ như in số 111 và chức năng, nhiệm vụ của tổng đài vào trong sách giáo khoa, đặt các bảng biển, pa nô, áp phích tại nơi công cộng và tại trường học.

Thứ hai là tăng cường nhận thức của người dân về tổng đài và chức năng, nhiệm vụ của tổng đài, tránh trường hợp người dân gọi đến tổng đài chỉ để thăm dò vào trêu đùa. Chính vì những cuộc gọi trêu đùa như thế này, những cuộc gọi thực sự về vấn đề bảo vệ trẻ em đã không kết nối được, làm cho quá trình hỗ trợ, can thiệp có thể bị chậm trễ.

Thứ ba là đẩy mạnh công tác tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ ở địa phương và có những chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em, để cán bộ yên tâm công tác.

PV: Xin cảm ơn bà!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2024

VOV.VN - Sáng nay (1/6) tại Nhà hát Sông Hương, thành phố Huế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, lãnh đạo các Bộ, ban, ngành và 330 thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế dự lễ.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2024

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2024

VOV.VN - Sáng nay (1/6) tại Nhà hát Sông Hương, thành phố Huế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, lãnh đạo các Bộ, ban, ngành và 330 thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế dự lễ.

“Chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em” là chủ đề của tháng hành động vì trẻ em
“Chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em” là chủ đề của tháng hành động vì trẻ em

VOV.VN - Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 với chủ đề: "Chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em" nhằm vận động sự tham gia tích cực hơn nữa của các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng vào việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

“Chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em” là chủ đề của tháng hành động vì trẻ em

“Chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em” là chủ đề của tháng hành động vì trẻ em

VOV.VN - Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 với chủ đề: "Chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em" nhằm vận động sự tham gia tích cực hơn nữa của các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng vào việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

Vụ 2 bé gái bị bắt cóc: Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM vào cuộc
Vụ 2 bé gái bị bắt cóc: Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM vào cuộc

VOV.VN - Liên quan đến vụ việc 2 bé gái bị bắt cóc ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM cho biết, đơn vị đã cử luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Chi hội luật sư, tham gia vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 2 nạn nhân.

Vụ 2 bé gái bị bắt cóc: Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM vào cuộc

Vụ 2 bé gái bị bắt cóc: Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM vào cuộc

VOV.VN - Liên quan đến vụ việc 2 bé gái bị bắt cóc ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM cho biết, đơn vị đã cử luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Chi hội luật sư, tham gia vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 2 nạn nhân.