Lan tỏa nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ định kiến giới ở huyện miền núi Ba Chẽ

VOV.VN - Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Ninh đã và đang đồng loạt triển khai nhiều hoạt động thiết thực với mục tiêu cao nhất thúc đẩy chăm sóc phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

 

Triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Ninh đã và đang đồng loạt triển khai nhiều hoạt động thiết thực với mục tiêu cao nhất thúc đẩy chăm sóc phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Phóng viên Đài TNVN thường trú  khu vực Đông Bắc đã có cuộc trao đổi với bà Phạm Thị Thùy Trang, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện miền núi Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh về một số hoạt động nổi bật liên quan đến nội dung này.

PV: Thưa bà! Là địa bàn khó khăn nhất tỉnh Quảng Ninh, nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chắc hẳn việc "thay đổi nếp nghĩ, cách làm" góp phần xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu cổ hủ trong gia đình và cộng đồng ở Ba Chẽ gặp không ít khó khăn?

Bà Phạm Thị Thùy Trang: Đúng như vậy! Ba Chẽ là huyện miền núi, địa bàn rộng, địa hình tương đối phức tạp; dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ trên 80,3%, sinh sống không tập trung. Phần lớn, đời sống kinh tế người dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, trình độ, năng lực, nhận thức còn thấp, quan niệm bất bình đẳng về giới cùng những tập tục, lối sống, thói quen sinh hoạt của đồng bào dân tộc còn ăn sâu.

Hiện nay nhiều phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Chẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như khẳng định vị thế, phát triển bản thân bởi nhiều quan niệm lạc hậu, hủ tục ràng buộc. Tình trạng tảo hôn, bạo lực gia đình, trọng nam, khinh nữ cùng những thói quen trong sinh hoạt ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe của người dân... Việc triển khai "thay đổi nếp nghĩ, cách làm" góp phần xóa bỏ định kiến giới và khuôn mẫu trong gia đình và cộng đồng ở Ba Chẽ gặp phải những khó khăn như: Bản thân người phụ nữ dân tộc còn hạn chế về mặt nhận thức, quen sống thụ động, an phận; phần đông nhiều chị em còn tự ti, thiếu ý chí vươn lên, dễ bằng lòng với thực tế. Do đó, đôi khi chính phụ nữ lại tự duy trì những định kiến giới.

Nhiều nam giới trong gia đình ít và không tham gia sinh hoạt, hội họp, nên các cuộc vận động, thông tin tuyên truyền không đến được với đối tượng cần được tiếp cận để thay đổi tư duy, nhận thức, cách nghĩ, lối sống, cư xử trong gia đình. Nên những định kiến giới và khuôn mẫu trong gia đình và cộng đồng không có sự hưởng ứng, đồng thuận và thay đổi của nam giới. Đặc biệt là Pháp lệnh dân số, thực hiện Bình đẳng giới, vệ sinh môi trường…Bên cạnh đó, nguồn kinh phí cho Hội để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, truyền thông còn hạn chế, khó khăn.

PVTrước những khó khăn đặc thù, xin bà chia sẻ Hội LHPN huyện Ba Chẽ đã gỡ khó như thế nào để từng bước thay đổi nhận thức của người dân?

Bà Phạm Thị Thùy Trang: Ba Chẽ triển khai các biện pháp trọng tâm thực hiện đổi mới theo hướng: Tuyên truyền rộng tới từng thôn bản, vận động sâu tới từng gia đình. Kết hợp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi/tổ hội truyền thống với tổ chức đổi mới các buổi sinh hoạt chuyên đề về thực hiện bình đẳng giới theo hình thức: Tổ chức Hội thi theo chủ đề; Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao giữa các chi hội; Tăng cường hình thức làm việc nhóm tại các buổi sinh hoạt. Thành lập các câu lạc bộ theo sở thích, nhu cầu, nguyện vọng của hội viên. Các buổi truyền thông, sinh hoạt đều hướng mời cả vợ chồng cùng tham gia.

Đồng thời, chúng tôi làm tốt vai trò tham mưu cho cấp uỷ huyện Ba Chẽ trong công tác lãnh, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp và các nội dung chỉ đạo của tỉnh trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Bình đẳng giới, tạo điều kiện để phát huy vai trò, tiềm năng của phụ nữ trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội.

Đồng hành, hỗ trợ chị em trong phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo bền vững. Bên cạnh việc phát huy tinh thần tương thân, tương ái, phát động các phong trào giúp phụ nữ nghèo, khó khăn, nâng cao quyền năng kinh tế cho Phụ nữ. Đặc biệt, chúng tôi tập trung nâng cao trình độ, năng lực, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình.

PV: Thưa bà, đối với việc xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi "nếp nghĩ, cách làm" theo dự án 8, Hội LHPN Ba Chẽ đã có những mô hình nào phát huy hiệu quả?

Bà Phạm Thị Thùy Trang: Bên cạnh công tác đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, tuyên truyền, Hội liên hiệp phụ nữ huyện Ba Chẽ đã xây dựng 13 CLB Phụ nữ với pháp luật, 13 Chi hội nòng cốt thực hiện và chấp hành pháp luật; duy trì và mở rộng tốt 8 câu lạc bộ nuôi dạy con tốt, 07 CLB vai trò người mẹ với chăm sóc sức khỏe sinh sản và làm mẹ an toàn, 8 mô hình “Địa chỉ tin cậy” tại cộng đồng, thực hiện phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực giới tại địa bàn dân cư, 7 mô hình“Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, 20 mô hình “điểm sáng 3 sạch”.

Đặc biệt hỗ trợ phụ nữ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, Hội đã vận động, ra mắt 1 câu lạc bộ “Văn nghệ và gìn giữ nét đẹp trang phục dân tộc Dao Thanh Phán”, 8 CLB Bóng chuyền hơi, 60/66 câu lạc bộ dân vũ thể thao và đây là một trong những câu lạc bộ thu hút đông đảo phụ nữ, nhiều đối tượng, độ tuổi tham gia mang lại giá trị về tinh thần, sức khỏe to lớn cho các hội viên. Hơn thế, chị em tham gia câu lạc bộ dân vũ còn nhận được sự ủng hộ, khuyến khích tạo điều kiện về thời gian, công việc gia đình từ chồng, các anh nam giới. Với tư tưởng, cách nhìn nhận đúng nghĩa, không còn cách nhìn thiển cận, nặng tâm lý phong kiến đối với phụ nữ khi tham gia các loại hình thể thao hiện đại, sôi động.

Nổi bật nhất, Hội LHPN huyện Ba Chẽ đã phối hợp với Phòng Giáo dục và đào tạo huyên Ba Chẽ thành lập, ra mắt và vận hành 4 Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại các trường Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn 3 xã Minh Cầm, Nam Sơn và Đồn Đạc. Các CLB đã và đang phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng, đời sống tinh thần của phụ nữ và nhân dân được nâng lên rõ rệt, đã và đang đóng góp rất tích cực vào nhiệm vụ chính trị, xã hội của huyện, tạo sức lan tỏa khắp các địa bàn dân cư, tạo sợi dây liên kết, kết nối tinh thần đoàn kết trong cộng đồng nhân dân, góp phần quan trọng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, đẩy lùi tệ nạn xã hội, làm thay đổi nhận thức, tư duy của người dân huyện miền núi.

PV: Để góp phần "xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng", một trong nhiều nội dung của Dự án 8, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội LHPN Ba Chẽ đề xuất, kiến nghị gì để chương trình đạt hiệu quả, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thưa bà?

Bà Phạm Thị Thùy Trang: Để góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội PN Ba Chẽ có mong muốn có sự chỉ đạo, phối hợp, vào cuộc tích cực của Đảng bộ, Chính quyền các cấp trong các nhiệm vụ, hoạt động triển khai Chương trình MTQG: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức và triển khai chính sách, pháp luật về bình đẳng giới thuộc các chuyên đề như: Bình đẳng giới; kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; kỹ năng phát hiện và tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình cho cán bộ, công chức, viên chức và bí thư chi bộ, trưởng thôn, Người có uy tín... Ngoài ra bố trí, cấp kinh phí tổ chức, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trong chương trình Mục tiêu quốc gia: Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. 

PV: Vâng! Xin cảm ơn bà!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phụ nữ Cơ Tu gắn bó với khung cửi, góp phần bảo tồn nghề truyền thống
Phụ nữ Cơ Tu gắn bó với khung cửi, góp phần bảo tồn nghề truyền thống

VOV.VN - Thiết kế mẫu mã đa dạng theo thị trường, kết hợp hoa văn trang trí độc đáo, kỹ thuật dệt tinh xảo là cách chị em Cơ Tu ở huyện biên giới Tây Giang, Quảng Nam tăng sức hút cho các sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống. Hướng đi này bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo niềm hứng khởi cho nhiều phụ nữ Cơ Tu gắn bó với khung cửi, góp phần bảo tồn nghề truyền thống

Phụ nữ Cơ Tu gắn bó với khung cửi, góp phần bảo tồn nghề truyền thống

Phụ nữ Cơ Tu gắn bó với khung cửi, góp phần bảo tồn nghề truyền thống

VOV.VN - Thiết kế mẫu mã đa dạng theo thị trường, kết hợp hoa văn trang trí độc đáo, kỹ thuật dệt tinh xảo là cách chị em Cơ Tu ở huyện biên giới Tây Giang, Quảng Nam tăng sức hút cho các sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống. Hướng đi này bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo niềm hứng khởi cho nhiều phụ nữ Cơ Tu gắn bó với khung cửi, góp phần bảo tồn nghề truyền thống

Các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Kon Tum thực hiện hiệu quả Dự án 8 về bình đẳng giới
Các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Kon Tum thực hiện hiệu quả Dự án 8 về bình đẳng giới

VOV.VN - Sau 3 năm được các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Kon Tum tích cực triển khai thực hiện, Dự án 8 về thực hiện bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em đã mang lại hiệu quả thiết thực cho phụ nữ và trẻ em địa phương.

Các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Kon Tum thực hiện hiệu quả Dự án 8 về bình đẳng giới

Các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Kon Tum thực hiện hiệu quả Dự án 8 về bình đẳng giới

VOV.VN - Sau 3 năm được các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Kon Tum tích cực triển khai thực hiện, Dự án 8 về thực hiện bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em đã mang lại hiệu quả thiết thực cho phụ nữ và trẻ em địa phương.