Lao động bị đánh ở Algeria chưa được đền bù thỏa đáng

VOV.VN - Những lao động này đã gửi đơn đề nghị hỗ trợ giải quyết việc thanh lý hợp đồng tới Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH).

Sau gần 1 tháng trở về nước, do chưa hài lòng với mức đền bù của Công ty cổ phần Simco Sông Đà (Hà Nội), sáng nay (21/12), hàng chục lao động liên quan tới vụ việc lao động Việt Nam bị hành hung ở Algeria phải xin về nước trước hạn đã gửi đơn đề nghị hỗ trợ giải quyết việc thanh lý hợp đồng tới Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH).

Những lao động này cho biết, từ đầu tháng 12 đến nay, Công ty cổ phần Simco Sông Đà đã 3 lần hẹn họ đến Công ty để thanh lý hợp đồng lao động nhưng vẫn chưa giải quyết và chưa đưa ra mức đền bù cụ thể nào.

Lao động chờ đợi trước cổng Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Anh Cấn Hữu Phước (Thạch Thất, Hà Nội) và ông Lê Đức Thịnh ở Bắc Giang cho biết, công ty hẹn hết lần này đến lần khác nhưng khi công nhân đến công ty vẫn không được giải quyết. Công nhân muốn Cục Lao động ngoài nước có một cuộc họp và có văn bản hay một lịch hẹn chắc chắn cho những người công nhân được thanh lý hợp đồng nhưng đến nay vẫn chưa có động thái gì.

“Chúng tôi đến mấy lần nhưng cán bộ Công ty Simco Sông Đà không làm việc với người lao động. Những ngày này, Công ty không có giấy hẹn nào cho người lao động cũng gợi ý một phương án nào ngoài việc tính khấu trừ khoản này, khoản kia để người lao động không còn một tiền trong hợp đồng thanh lý, trừ tiền lương”, anh Phước nói.

Hầu hết người lao động mong muốn Công ty Simco Sông Đà sớm thanh lý hợp đồng theo hướng có lý, có tình. Tuy nhiên, việc này tiếp tục gây tranh cãi giữa hai bên. Sự việc chưa thống nhất quan điểm về phương án thanh lý hợp đồng cũng như việc Công ty Simco Sông Đà chưa có lịch hẹn thỏa thuận phương án thanh lý là nguyên nhân khiến người lao động tìm đến Cục Quản lý lao động ngoài nước sáng nay. Hiện, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã tiếp nhận đơn đề nghị của đại diện người lao động. .

Trước đó, từ tháng 6-7/2015, hơn 50 lao động Việt Nam được Công ty Simco Sông Đà (Hà Đông, Hà Nội) đưa sang làm công nhân xây dựng cho Công ty TNHH xây dựng công trình Đông Nhất Giang Tô (Trung Quốc) tại thành phố Khenchela (Algeria). Sau một thời gian làm việc, công nhân đã bị phía chủ sử dụng Trung Quốc hành hung và phải xin về nước trước hạn hợp đồng.

Công ty Simco Sông Đà đã ứng ra cho mỗi lao động số tiền gồm 1.700 USD bồi thường cho Nhà thầu Trung Quốc và hơn 500 USD mua vé máy bay. Tổng số lao động về nước trong đợt này là hơn 50 lao động./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thông tin về lao động Việt Nam bị bạo hành tại Algeria về nước
Thông tin về lao động Việt Nam bị bạo hành tại Algeria về nước

VOV.VN -Công ty Simco Sông Đà sẽ ứng tiền để bồi thường hợp đồng cho chủ sử dụng và chi phí mua vé máy bay cho số lao động có nguyện vọng về nước.

Thông tin về lao động Việt Nam bị bạo hành tại Algeria về nước

Thông tin về lao động Việt Nam bị bạo hành tại Algeria về nước

VOV.VN -Công ty Simco Sông Đà sẽ ứng tiền để bồi thường hợp đồng cho chủ sử dụng và chi phí mua vé máy bay cho số lao động có nguyện vọng về nước.

Thông tin mới về vụ việc 57 lao động Việt Nam tại Algeria
Thông tin mới về vụ việc 57 lao động Việt Nam tại Algeria

VOV.VN - Cục Quản lý lao động ngoài nước đã chỉ đạo chuẩn bị các phương án thanh lý hợp đồng để chủ động làm việc với người lao động sau khi về nước.

Thông tin mới về vụ việc 57 lao động Việt Nam tại Algeria

Thông tin mới về vụ việc 57 lao động Việt Nam tại Algeria

VOV.VN - Cục Quản lý lao động ngoài nước đã chỉ đạo chuẩn bị các phương án thanh lý hợp đồng để chủ động làm việc với người lao động sau khi về nước.

Nhóm lao động Việt Nam bị đánh đập ở Algeria đã về nước
Nhóm lao động Việt Nam bị đánh đập ở Algeria đã về nước

VOV.VN -Dù về nước với hai bàn tay trắng nhưng tâm trạng của các lao động là rất vui mừng vì họ cho rằng, ở lại ngày nào thì lo lắng ngày đó.

Nhóm lao động Việt Nam bị đánh đập ở Algeria đã về nước

Nhóm lao động Việt Nam bị đánh đập ở Algeria đã về nước

VOV.VN -Dù về nước với hai bàn tay trắng nhưng tâm trạng của các lao động là rất vui mừng vì họ cho rằng, ở lại ngày nào thì lo lắng ngày đó.