Lao động người dân tộc đã tiếp cận thị trường có yêu cầu cao
VOV.VN -Năm 2014, các địa phương trong toàn vùng Tây Bắc đã tuyển
sinh, đào tạo nghề cho hơn 243.000 người, trong đó hơn 13.000 người
thuộc hộ nghèo.
sinh, đào tạo nghề cho hơn 243.000 người, trong đó hơn 13.000 người
thuộc hộ nghèo.
Sáng nay (19/1), tại Lào Cai, Ban Chỉ đạo Tây Bắc và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lao động, dạy nghề và giảm nghèo tại các huyện nghèo. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc dự và chỉ đạo hội nghị.
Báo cáo tại hội nghị cho biết: Năm 2014, các địa phương trong toàn vùng Tây Bắc đã tuyển sinh, đào tạo nghề cho hơn 243.000 người, trong đó hơn 13.000 người thuộc hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng đến cuối năm 2014 giảm xuống còn khoảng 18,5% (giảm hơn 3% so với năm 2013). Công tác xuất khẩu lao động ở các huyện nghèo theo Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ bước đầu làm thay đổi dần nhận thức và suy nghĩ trong việc học nghề, trang bị kiến thức, kỹ năng, tác phong lao động công nghiệp của một bộ phận người dân vùng khó khăn, tạo cơ hội để bà con được vay vốn ưu đãi có thể ra nước ngoài làm việc.
Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: “Kết quả nổi bật là lần đầu tiên, chúng ta đưa được bà con dân tộc đến các thị trường xuất khẩu lao động, kể cả các thị trường có yêu cầu cao như Nhật Bản, Hàn Quốc… và thu nhập của người lao động được cải thiện. Nhiều người sau khi đi xuất khẩu lao động có vốn tự đầu tư cho gia đình và địa phương phát triển. Nhưng quan trọng hơn đó là mô hình tốt để nhân rộng cho các bà con”.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sớm trình Chính phủ ban hành văn bản hướng dân Luật giáo dục Nghề nghiệp vừa được Quốc hội thông qua, theo hướng nâng mức chế độ hỗ trợ cho người học nghề, cần lưu ý đến tập quán, truyền thống của bà con để đào tạo học nghề, xuất khẩu lao động đạt hiệu quả; tiếp tục lồng ghép các chính sách giảm nghèo, đổi mới phương pháp đào tạo nghề cho vùng cao.
Các địa phương cần tích cực hơn trong tổ chức triển khai chính sách dạy nghề, giảm nghèo; đôn đốc kiểm tra giám sát thực hiện chính sách; đổi mới tuyên truyền trong công tác xuất khẩu lao động để người dân để thay đổi mạnh về nhận thức về chính sách góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và thực hiện giảm nghèo bền vững./.