Lập ngân hàng gene liệt sĩ - Phải nhanh hơn nữa

VOV.VN - Việc “Lập ngân hàng gene liệt sĩ - Phải nhanh hơn nữa”, bởi nếu không làm nhanh, không chạy đua với thời gian thì rất khó để có thể trả lại tên cho 53 vạn liệt sĩ.

Đi qua các cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc, gần 1,2 triệu liệt sỹ đã ngã xuống trên khắp các chiến trường. Hòa bình lập lại đã lâu, nhưng đến nay vẫn còn hơn 53 vạn liệt sĩ chưa xác định được danh tính, trong đó có hơn 18 vạn liệt sĩ đang nằm ở rừng sâu, ở khe lạnh, tại các chiến trường chưa được tìm kiếm, quy tập…. để lại nỗi khắc khoải, mong ngóng của người thân, quê hương, đồng đội.

Dẫu biết rằng chiến tranh đã lùi xa, việc tìm kiếm, xác định danh tính các Anh, các Chị ngày càng khó khăn, nhưng với lòng biết ơn, tri ân những người không tiếc máu xương cho hòa bình, độc lập, tự do của dân tộc, Đảng, Nhà nước đã chỉ đạo các bộ ngành, địa phương dù khó cũng phải làm để trọn nghĩa vẹn tình với người đã ngã xuống và đáp ứng mong mỏi sum họp của thân nhân người có công. Trong đó, việc “Lập ngân hàng gene liệt sĩ phải nhanh hơn nữa.

Sau gần 50 năm tìm kiếm, khắc khoải, mong chờ tưởng chừng đã tuyệt vọng, trong tháng 7 này, gia đình liệt sĩ Phan Minh Nham, ở xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã đón hài cốt Anh từ miền Nam về với đất mẹ trong lá cờ đỏ thắm sao vàng cùng tình yêu thương của người thân, quê hương, đồng đội.

- Tôi là em trai của liệt sĩ Pham Minh Nham. Nay đưa được anh trai tôi về quê hương thì đây là gia đình tôi đã mong ước từ lâu rồi. Gần 50 năm mới đưa được anh tôi về thì gia đình tôi rất cảm ơn các ban ngành đã đến và đã giúp đỡ gia đình tôi. Gia đình tôi mong nguyện từ lâu lắm rồi, từ hồi bố mẹ tôi còn sống cứ có tin anh tôi ở đâu là đi tìm. Giờ bố mẹ tôi mất rồi thì anh em chúng tôi đã đưa được anh tôi về thì gia đình tôi toại nguyện rồi.

- Liệt sĩ Phan Minh Nham hy sinh ngày 14/4/1975 đến nay là gần 50 năm mới đưa được về quê hương để an táng. Cảm xúc của tôi thì không thể diễn tả được, chỉ biết nói lời cảm ơn, đặc biệt là cảm ơn Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam đã tận tâm tận lực, chu đáo và việc làm của Hội rất hiệu quả và ý nghĩa.

Liệt sĩ Phan Minh Nham là một trong số hàng nghìn trường hợp liệt sĩ đã được cơ quan chức năng và tổ chức chính trị xã hội vào cuộc, xác minh danh tính, đính chính thông tin bằng sự kết hợp của cả phương pháp thực chứng và phương pháp giám định AND và bàn giao cho gia đình tổ chức an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ quê nhà. Tuy nhiên, nỗi đau còn đó, nhiều gia đình, thân nhân liệt sĩ và đồng đội hiện vẫn không ngừng tìm kiếm, khớp nối thông tin với hy vọng một ngày nào đó điều kỳ diệu sẽ đến để được “đón các Anh về”.

- Bố tôi là liệt sĩ Phạm Văn Phong, hy sinh ngày 26/10/1970. Trong giấy báo tử là ở Binh đoàn 12, mất ở Bàng Sa Khẹ, Viêng Thoang, miền Đông Lào, nhưng hiện nay vẫn chưa biết phần mộ ở đâu, vẫn đang đi tìm. Gia đình đã tìm 20 năm nay rồi những vẫn chưa tìm được bố tôi. Chiến tranh xảy ra thì sự mất mát rất lớn với gia đình, với đất nước nhưng tôi vẫn hy vọng làm sao tìm và đưa được bố tôi về. Rất là mong mỏi vì chỉ có mỗi mình tôi là con thôi, còn mẹ tôi thì mất rồi.

- Chúng tôi cuối năm 1977 tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và riêng đoàn tôi ở Xã Anh Cường, tỉnh Nam Định hy sinh 10 đồng chí. Hiện nay, mới đưa được về nghĩa trang xã được 8 đồng chí. 1 đồng chí thì tìm thấy mộ rồi nhưng bố mẹ mất rồi, anh em chưa có điều kiện đưa về. Còn 1 đồng chí hy sinh chỉ ở địa bàn Tây Ninh- tỉnh biên giới Tây Nam mà vẫn không tìm thấy mộ. Chúng tôi là những người đồng ngũ, đồng đội rất áy náy, cũng nhờ các đồng chí trong miền Nam đi tìm ở tất cả các nghĩa trang đều không thấy. Không biết mộ đồng chí ở đâu mà hy sinh chỉ cuối năm 1977 đầu năm 1978. Mong mỏi của chúng tôi là đồng đội, đặc biệt là đối với gia đình đồng chí có vợ và con gái đau đáu tìm người thân.   

Đi qua các cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc, gần 1,2 triệu liệt sĩ đã ngã xuống trên khắp các chiến trường. Tổng kết thực hiện các đề án từ 2013 đến 2023, Cục Chính sách Bộ Quốc phòng cho biết, toàn quốc đã tìm kiếm, quy tập được gần 17.000 hài cốt liệt sĩ (trong đó ở trong nước hơn 8.000 liệt sĩ, ở Lào hơn 2.000 và ở Campuchia hơn 6.000 hài cốt liệt sĩ). Các đơn vị chức năng tiếp nhận hơn 38.000 mẫu hài cốt liệt sĩ và mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ; phân tích, lưu trữ ADN được hơn 23.000 mẫu; xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin được hơn 4.000 trường hợp (bằng phương pháp thực chứng được gần 3.000 người và bằng phương pháp giám định ADN được hơn 1.000 trường hợp). Tuy nhiên, chiến tranh đã lùi xa, nhưng đến nay cả nước vẫn còn hơn 53 vạn liệt sĩ chưa biết tên (trong đó hơn 30 vạn liệt sĩ đã được quy tập tại hơn 3.200 nghĩa trang trong cả nước nhưng chưa xác định được danh tính; và còn hơn 18 vạn liệt sĩ đang nằm ở rừng sâu, ở khe lạnh, tại các chiến trường chưa được tìm kiếm, quy tập, cất bốc) để lại nỗi khắc khoải, mong ngóng của những người Mẹ, người Vợ nơi quê nhà.

Ám ảnh với những con số và trong hành trình đi tìm đồng đội để thực hiện lời hẹn ước năm xưa là “người sống tìm cách đưa người đã hy sinh trở về', Trung tướng Hoàng Khánh Hưng, Chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam cho rằng: Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt và xác định danh tính liệt sĩ còn thiếu thông tin là việc phải làm hết sức khẩn trương, bởi nếu không làm nhanh thì rất khó để trả lại tên cho các Anh, các Chị. Vì vậy, theo trung tướng Hoàng Khánh Hưng, hiện nay ngoài phương pháp giám định AND; phương pháp thực chứng - tìm những người từng tham gia chiến đấu với các liệt sĩ, từng chôn cất các liệt sĩ để động viên họ cùng đi để xác định vị trí và tìm kiếm hài cốt liệt sĩ thì còn biện pháp nữa phải đẩy nhanh hơn việc thành lập Ngân hàng gene liệt sĩ.

"Tôi đã có lần đề xuất nếu có Ngân hàng gene thì phương pháp cách làm sẽ như thế này: Nếu có ngân hàng gene thì trước hết cần nhanh chóng lấy gene của các thân nhân gia đình liệt sỹ- những người đang sống, chứ nếu chậm trễ 5 - 7 năm nữa hay 10 năm nữa thì muốn lấy cũng không được, chẳng lẽ lúc đó lại khai quật mộ của bố mẹ, thân nhân lên. Việc mà có ngân hàng gene thì nên như thế. Thứ 2 là lấy gene của liệt sỹ ở các nơi mới quy tập về hàng năm thì lấy trước. Những nghĩa trang nào nâng cấp thì lấy gene trước. Thứ 3 là nhóm cùng chiến đấu, cùng đơn vị sau này quy tập về thì nhóm liệt sĩ đó tranh thủ lấy gene trước. Nếu có Ngân hàng gene thì tôi nghĩ nên vận động cả xã hội vào cuộc thì sẽ nhanh hơn, thuận lợi hơn và khoảng 10 năm thì làm cơ bản xong, góp phần xoa dịu bớt nỗi đau chiến tranh để lại".

Đồng quan điểm này, ông Trần Quang Lịch, cán bộ Phòng Dân Vận, Cục chính trị Bộ đội biên phòng cho rằng: "Mong muốn của các gia đình liệt sĩ và đều nói: Không còn bao lâu nữa, với các hàng các anh, các em đầu đã bạc, có người đã mất, đến hàng các cháu sẽ thưa dần rồi hàng tiếp theo mai một nữa. Khi đó, muốn giám định cho chính xác thì lúc đó không còn người để đối khớp, hoặc muốn lại phải khai quật người dưới đất lên, đấy là điều khó. Mà tôi nghĩ thành lập Ngân hàng gene là điều rất mong muốn của các gia đình liệt sĩ, là điều thiết thực hiệu quả đối với công tác đền ơn đáp nghĩa".

Xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin bằng giám định gene là phương pháp khoa học nhằm xác định chính xác mối quan hệ huyết thống của liệt sĩ với thân nhân, song thực tiễn triển khai còn gặp nhiều khó khăn, bởi hầu hết hài cốt liệt sĩ đã chôn cất 40, 50 năm và đã di chuyển một số lần. Vì vậy, nhiều hài cốt không lấy được mẫu để phân tích, hoặc lấy được mẫu nhưng chất lượng ADN tổng hợp được không đạt để so sánh, đối khớp với thân nhân. Bên cạnh đó, người có quan hệ huyết thống với liệt sĩ đa số đã già yếu, nhiều gia đình thậm chí không còn người để lấy mẫu theo dòng mẹ. Một số cơ sở giám định ADN đã được nâng cấp nhưng chưa đồng bộ với trang thiết bị, máy móc cũ, đội ngũ giám định viên còn thiếu nên ảnh hưởng đến hiệu quả của việc giám định ADN.

Trước những thách thức vừa nêu, để đẩy nhanh tiến độ công tác lấy mẫu hài cốt liệt sĩ và giám định ADN, Ban chỉ đạo 515 và Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ phối hợp với Bộ Công an và các Bộ ngành liên quan xây dựng Đề án lấy mẫu hài cốt liệt sĩ trên tất cả các nghĩa trang liệt sĩ và toàn bộ mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ cần xác định danh tính.

Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Bá Hoan cho biết: "Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo ngành LĐTBXH triển khai các hoạt động trong cả nước tri ân người có công với cách mạng, trong đó, có các anh hùng liệt sĩ hiện nay chưa tìm được hài cốt và có nhiều hài cốt liệt sĩ tìm được rồi nhưng chưa xác định được danh tính, cho nên tại phiên họp chính phủ ngày 5/7 vừa rồi Chính phủ đã có quyết sách quan trọng là đẩy nhanh tiến trình xác định giám định danh tính và giám định gene hài cốt liệt sĩ. Và Bộ Công an cũng đề nghị với Bộ LĐTBXH, thống nhất là sẽ lấy mẫu giám định gene của tất cả người thân của tất cả gia đình liệt sĩ chưa tìm được danh tính. Sắp tới sẽ làm trong phạm vi cả nước, sẽ đẩy nhanh tiến trình này".    

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt và xác định danh tính liệt sĩ còn thiếu thông tin vẫn đang được triển khai nhưng kết quả chưa được như mong đợi. Vậy nên, việc “Lập ngân hàng gene liệt sĩ - Phải nhanh hơn nữa”, bởi nếu không làm nhanh, không chạy đua với thời gian thì rất khó để có thể trả lại tên cho 53 vạn liệt sĩ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thưa thầy cô, em xin được dự với tư cách là cựu học sinh
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thưa thầy cô, em xin được dự với tư cách là cựu học sinh

VOV.VN - Thầy Lê Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều nhớ lại, bản thân rất xúc động khi Tổng Bí thư nói rằng: “Thưa thầy cô, hôm ấy em về dự, xin được dự với tư cách là một cựu học sinh của nhà trường, không phải là một người đứng đầu Đảng, Nhà nước”.-

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thưa thầy cô, em xin được dự với tư cách là cựu học sinh

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thưa thầy cô, em xin được dự với tư cách là cựu học sinh

VOV.VN - Thầy Lê Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều nhớ lại, bản thân rất xúc động khi Tổng Bí thư nói rằng: “Thưa thầy cô, hôm ấy em về dự, xin được dự với tư cách là một cựu học sinh của nhà trường, không phải là một người đứng đầu Đảng, Nhà nước”.-

Triển lãm “Da cam - Lương tri và Công lý”
Triển lãm “Da cam - Lương tri và Công lý”

VOV.VN - Sáng 19/7, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Trị, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, UBND tỉnh Quảng Trị và Binh chủng Hóa học tổ chức khai mạc Triển lãm “Da cam - Lương tri và Công lý”.

Triển lãm “Da cam - Lương tri và Công lý”

Triển lãm “Da cam - Lương tri và Công lý”

VOV.VN - Sáng 19/7, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Trị, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, UBND tỉnh Quảng Trị và Binh chủng Hóa học tổ chức khai mạc Triển lãm “Da cam - Lương tri và Công lý”.

Người dân Đông Nam Bộ tiếc thương vô hạn một nhân cách lớn của dân tộc
Người dân Đông Nam Bộ tiếc thương vô hạn một nhân cách lớn của dân tộc

VOV.VN - Những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho sự nghiệp của Đảng, của dân tộc đã để lại ấn tượng sâu sắc và tình cảm đặc biệt trong lòng cán bộ đảng viên và nhân dân cả nước. Khi nghe tin vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước từ trần, đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân các tỉnh Đông Nam Bộ đều bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn.

Người dân Đông Nam Bộ tiếc thương vô hạn một nhân cách lớn của dân tộc

Người dân Đông Nam Bộ tiếc thương vô hạn một nhân cách lớn của dân tộc

VOV.VN - Những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho sự nghiệp của Đảng, của dân tộc đã để lại ấn tượng sâu sắc và tình cảm đặc biệt trong lòng cán bộ đảng viên và nhân dân cả nước. Khi nghe tin vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước từ trần, đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân các tỉnh Đông Nam Bộ đều bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn.