Luật biển Việt Nam được giới thiệu tại Hàn Quốc

(VOV) - Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Biển năm 2012 là nhằm thể chế hóa các nội dung liên quan và hoàn thiện khung pháp luật

Ngày 26/10, Hội thảo quốc tế về “Luật, Văn hóa và Lịch sử ở Đông Á” đã diễn ra tại Viện Nghiên cứu Luật thuộc Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc.

Tham dự hội thảo có các giáo sư, nhà nghiên cứu, học giả đến từ các viện nghiên cứu, các trường đại học lớn của Việt Nam, Campuchia, Inđônêxia, Nhật Bản và nước chủ nhà Hàn Quốc, cùng đông đảo sinh viên quốc tế đang học tập tại đây. Đây là lần đầu tiên "Luật Biển Việt Nam" được giới thiệu tại một hội thảo quốc tế ở Hàn Quốc thông qua tham luận “Luật Biển Việt Nam” do Giáo sư, Tiến sĩ Võ Khánh Vinh thuộc Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam trình bày.

Trong tham luận giới thiệu về "Luật Biển Việt Nam", Giáo sư, Tiến sĩ Võ Khánh Vinh nhấn mạnh Việt Nam đã tham gia Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) năm 1982 và một số công ước quốc tế khác liên quan đến biển. Cho đến nay, Việt Nam luôn tuân thủ các quy định của Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc 1982 trong quá trình thực hiện chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng biển của Việt Nam trên cơ sở pháp luật Việt Nam và các thỏa thuận song phương cũng như khu vực có liên quan.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Võ Khánh Vinh, việc Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Biển năm 2012 là nhằm thể chế hóa các nội dung liên quan được ghi nhận trong các văn bản pháp luật trước đây và hoàn thiện khung pháp luật phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc ban hành “Luật Biển Việt Nam” còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước. "Luật Biển Việt Nam" ghi nhận nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp Hiến chương Liên Hợp Quốc và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên.

Cùng quan điểm với Việt Nam, các ý kiến phát biểu tại hội thảo đều nhất trí cho rằng Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc là căn cứ pháp lý quan trọng để các quốc gia có biển như Việt Nam và các nước khác khẳng định chủ quyền và quyền tài phán của mình, phù hợp với công ước, đồng thời là căn cứ để phân định các vùng biển chồng lấn với các quốc gia có vùng biển liền kề và đối diện nhau.

Tại Hội thảo, đoàn Việt Nam cũng đóng góp thêm một tham luận về lĩnh vực văn hóa và lịch sử với tiêu đề “20 năm quan hệ hữu nghị hợp tác Việt - Hàn” do chuyên viên Nguyễn Thị Thu Trang thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam, trình bày./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề nghị thông qua Luật Biển Việt Nam tại kỳ họp thứ 3
Đề nghị thông qua Luật Biển Việt Nam tại kỳ họp thứ 3

Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, dự án Luật cơ bản đã được chuẩn bị xong, có đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Đề nghị thông qua Luật Biển Việt Nam tại kỳ họp thứ 3

Đề nghị thông qua Luật Biển Việt Nam tại kỳ họp thứ 3

Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, dự án Luật cơ bản đã được chuẩn bị xong, có đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Luật Biển Việt Nam
Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Luật Biển Việt Nam

Theo chương trình phiên họp thứ 37 (diễn ra từ ngày 4 - 7/1), ngày 6/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe và cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Biển Việt Nam.

Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Luật Biển Việt Nam

Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Luật Biển Việt Nam

Theo chương trình phiên họp thứ 37 (diễn ra từ ngày 4 - 7/1), ngày 6/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe và cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Biển Việt Nam.

Bộ trưởng Ngoại giao nói về Luật Biển Việt Nam
Bộ trưởng Ngoại giao nói về Luật Biển Việt Nam

Ngày 21/6/2012, Quốc hội đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Nhân dịp này, phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ đã trao đổi với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh về một số nội dung của bộ luật này.

Bộ trưởng Ngoại giao nói về Luật Biển Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao nói về Luật Biển Việt Nam

Ngày 21/6/2012, Quốc hội đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Nhân dịp này, phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ đã trao đổi với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh về một số nội dung của bộ luật này.

Tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao về Luật biển Việt Nam
Tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao về Luật biển Việt Nam

Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam.

Tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao về Luật biển Việt Nam

Tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao về Luật biển Việt Nam

Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam.