Luật Thủ đô “siết” đăng ký thường trú ở nội thành

(VOV) - Dự thảo Luật quy định điều kiện đăng ký thường trú vào nội thành chặt hơn so với Luật Cư trú.

Sáng 26/10, Bộ trưởng Bộ tư pháp Hà Hùng Cường, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Thủ đô. Theo đó, còn có ý kiến khác nhau về 4 vấn đề, Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định là: Việc quy định mức thu phí cao hơn, quản lý dân cư, xử phạt vi phạm hành chính ở nội thành và cơ chế, chính sách về tài chính.

Về quản lý dân cư, tại khoản 4 Điều 19 của dự thảo Luật quy định điều kiện đăng ký thường trú vào nội thành Hà Nội chặt hơn so với quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật cư trú và có quy định hai phương án.

Đại biểu Quốc hội đóng góp ý kiến tại kỳ họp.

Theo đó, Phương án 1 quy định: Công dân thuộc các trường hợp vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột; người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại; người được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp ở nội thành; người trước đây đã đăng ký thường trú ở nội thành, nay trở về sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình, được đăng ký theo quy định của pháp luật về cư trú.

Công dân không thuộc các trường hợp quy định trên thì được đăng ký thường trú ở nội thành, nếu có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở và đã tạm trú liên tục tại chỗ ở đó từ đủ 3 năm trở lên; nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú.

Theo Phương án 2, việc đăng ký thường trú ở nội thành được thực hiện theo quy định:

Công dân thuộc các trường hợp vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột; người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại được đăng ký theo quy định của pháp luật về cư trú.

Công dân được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn; công dân trước đây đã đăng ký thường trú tại nội thành, nay trở về nội thành sinh sống thì phải có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở. Trường hợp nhà ở do thuê thì phải bảo đảm diện tích mặt sàn tối thiểu là 5m2/người.

Công dân không thuộc một trong các trường hợp quy định trên thì được đăng ký thường trú ở nội thành, nếu có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở và đã tạm trú liên tục tại chỗ ở đó từ đủ 3 năm trở lên; nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú. Trường hợp nhà ở do thuê thì phải bảo đảm diện tích mặt sàn tối thiểu là 5m2/người.

Cần giải pháp tổng thể, đồng bộ

Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thủ đô của Ủy ban Pháp luật cho biết, thực tế tình trạng gia tăng dân số cơ học ở Thủ đô hiện nay là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng quá tải đối với hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, tạo nên những áp lực về giao thông, trường học, chỗ ở, y tế, việc làm…

Việc quy định điều kiện đăng ký nhập hộ khẩu vào nội thành Hà Nội chặt chẽ hơn đối với một số đối tượng tuy chưa phải là giải pháp tối ưu để quản lý dân cư nhưng cũng là một trong những giải pháp cần thiết kết hợp với các giải pháp khác nhằm giãn bớt số lượng dân cư thường trú trong nội thành.

Do đó, nhiều ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật tán thành với Phương án 1 quy định về điều kiện đăng ký thường trú (nhập hộ khẩu) của công dân ở nội thành Hà Nội như quy định tại khoản 4 Điều 19 của dự thảo Luật.

Có một số thành viên Ủy ban Pháp luật tán thành với Phương án 2, vì cho rằng Phương án này cụ thể, chặt chẽ hơn.

Tuy nhiên, Ủy ban Pháp luật nhấn mạnh, về lâu dài cần phải có các giải pháp tổng thể, đồng bộ về kinh tế - xã hội, quy hoạch, như chuyển một số cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ quan, tổ chức ra khỏi nội thành; hạn chế việc xây dựng các chung cư cao tầng trong nội thành, xây dựng tuyến đường giao thông thuận lợi kết nối nội thành với ngoại thành và các vùng phụ cận... thì mới có thể giải quyết được tận gốc vấn đề này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cơ chế tài chính cho KH-CN cần tính đột phá, đổi mới
Cơ chế tài chính cho KH-CN cần tính đột phá, đổi mới

(VOV) - Vướng mắc lớn, điểm tắc nghẽn chủ yếu trong hoạt động KH&CN hiện nay chính là cơ chế tài chính.

Cơ chế tài chính cho KH-CN cần tính đột phá, đổi mới

Cơ chế tài chính cho KH-CN cần tính đột phá, đổi mới

(VOV) - Vướng mắc lớn, điểm tắc nghẽn chủ yếu trong hoạt động KH&CN hiện nay chính là cơ chế tài chính.

Chính phủ trình mức giảm trừ gia cảnh mới
Chính phủ trình mức giảm trừ gia cảnh mới

(VOV) - Nâng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế lên 9 triệu đồng/tháng; mỗi người phụ thuộc 3,6 triệu đồng/tháng.

Chính phủ trình mức giảm trừ gia cảnh mới

Chính phủ trình mức giảm trừ gia cảnh mới

(VOV) - Nâng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế lên 9 triệu đồng/tháng; mỗi người phụ thuộc 3,6 triệu đồng/tháng.

Quốc hội thảo luận Dự thảo Luật quản lý thuế
Quốc hội thảo luận Dự thảo Luật quản lý thuế

(VOV) - Về nội dung xử phạt đối với hành vi khai sai, các đại biểu cho rằng dự thảo luật cần quy định chặt chẽ và có chế tài đủ sức răn đe.

Quốc hội thảo luận Dự thảo Luật quản lý thuế

Quốc hội thảo luận Dự thảo Luật quản lý thuế

(VOV) - Về nội dung xử phạt đối với hành vi khai sai, các đại biểu cho rằng dự thảo luật cần quy định chặt chẽ và có chế tài đủ sức răn đe.