Mái ấm tình thương của người khuyết tật

VOV.VN - Nằm trong hẻm nhỏ trên đường Hoàng Văn Thái, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, Trung tâm may công nghiệp Tâm Ánh Minh đã trở thành điểm tựa cho nhiều người không may mắn, những người khuyết tật hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Nằm trong hẻm nhỏ trên đường Hoàng Văn Thái, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, Trung tâm may công nghiệp Tâm Ánh Minh đã trở thành điểm tựa cho nhiều người không may mắn, những người khuyết tật hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nơi đây đã trở thành mái ấm tình thương giúp người khuyết tật có công ăn, việc làm, tìm được niềm vui trong cuộc sống, vươn lên hòa nhập cộng đồng.

Trung tâm may công nghiệp Ánh Minh trực thuộc Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi thành phố Đà Nẵng. Đi vào hoạt động hơn 2 năm nay, Trung tâm đã tạo việc làm thường xuyên cho 50 lao động là khuyết tật hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: Khuyết tật chân tay, câm, điếc, bại não...

Anh Trương Đình Tuấn, người khuyết tật làm việc ở đây tâm sự: 10 năm trước, anh bị tai nạn giao thông, chấn thương sọ não, mất trí nhớ và chân tay yếu, di chuyển chậm. Hằng ngày, anh Tuấn đi bán vé số nhưng không đủ lo bữa ăn qua ngày. Mới đây, người thân giới thiệu anh vào làm việc tại Trung tâm may công nghiệp Tâm Ánh Minh, được hỗ trợ chỗ ăn ở miễn phí, có thu nhập ổn định.

Anh Trương Đình Tuấn cảm thấy may mắn khi được làm việc ở đây chia sẻ: “Bây giờ, tôi thấy rất hạnh phúc vì được sống ở đây với một đồng lương rất ổn định và đặc biệt hơn nữa là trong đó có một tình cảm tràn trề của các cô chú, anh chị em khuyết tật, sống rất chan hòa. Đối với người khuyết tật như vậy không còn gì bằng nữa. Hiện nay có một công việc ổn định, một chỗ ở ổn định, nói chung là một cuộc sống ổn định. Mong muốn các ban ngành, các nhà hảo tâm hãy quan tâm hơn nữa những người khuyết tật”.

Sống trong mái ấm đầy tình người này, những người khuyết tật được nuôi dưỡng, ăn ở miễn phí và được đào tạo nghề, có việc làm tăng thu nhập. Sản phẩm chủ yếu ở cơ sở may này là áo quần đồng phục, áo khoác chống nắng các loại, áo phông, mũ nón… Sản phẩm có mẫu mã đẹp, được các đơn vị, doanh nghiệp, trường học ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Ông Nguyễn Hoàng Long, Chủ tịch Hội Bảo trợ Người khuyết tật và trẻ mồ côi thành phố Đà Nẵng mong muốn, tiếp tục kết nối với các đối tác để đặt các quầy bán hàng tại một số chợ, siêu thị; đồng thời tiếp nhận nhiều người khuyết tật có nhu cầu vào làm việc.

“Chúng tôi đã thành lập một Trung tâm dạy nghề dành cho người khuyết tật. Sau khi đào tạo xong, các cháu đã có việc làm và có thu nhập. Đây là một kết quả rất đáng mừng. Cơ sở may hoạt động hiệu quả. Những người khuyết tật ở đây đã sống với nhau như một gia đình. Thời gian vừa rồi hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức Phi chính phủ như sinh kế, chăm sóc sức khỏe về học hành cho những người khuyết tật và trẻ mồ côi. Đó là một động viên rất lớn và có ý nghĩa nhân văn rất cao cả”, ông Nguyễn Hoàng Long cho hay.

Tại thành phố Đà Nẵng có gần 16.000 người khuyết tật. Hàng năm, thành phố hỗ trợ người khuyết tật được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh, giới thiệu việc làm, giúp họ hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống. Giai đoạn từ 2021-2030, Đà Nẵng đặt mục tiêu 100% gia đình người khuyết tật thuộc hộ nghèo đang ở nhà tạm, nhà cấp 4 xuống cấp, hư hỏng nặng được hỗ trợ tiền xây mới và sửa chữa nhà ở; 1.500 người khuyết tật được hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm. Ông Lê Văn Minh, Phó Giám đốc Sở Lao động thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng cho biết, thành phố luôn khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành cho người khuyết tật.

“Tại Đà Nẵng đã hỗ trợ cho rất nhiều người khuyết tật vươn lên trong cuộc sống, đặc biệt họ tìm được nghề làm để tự khẳng định bản thân mình, được tiếp cận các dịch vụ xã hội. Sắp đến thành phố tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ, đặc biệt theo Nghị định 20 của Chính phủ, hỗ trợ cho người khuyết tật vươn lên trong cuộc sống. Đặc biệt, thành phố có chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho người khuyết tật. Sở cũng đã phối hợp với các Hội để giải quyết việc làm cho người  khuyết tật, hỗ trợ vốn", ông Lê Văn Minh cho hay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trao tình thương “Mái ấm Công đoàn” đến công nhân
Trao tình thương “Mái ấm Công đoàn” đến công nhân

VOV.VN - Những năm qua, Quỹ “Mái ấm công đoàn” của Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh đã giúp hàng trăm đoàn viên công đoàn và người lao động nghèo hiện thực được mơ ước về cuộc sống "an cư, lạc nghiệp".

Trao tình thương “Mái ấm Công đoàn” đến công nhân

Trao tình thương “Mái ấm Công đoàn” đến công nhân

VOV.VN - Những năm qua, Quỹ “Mái ấm công đoàn” của Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh đã giúp hàng trăm đoàn viên công đoàn và người lao động nghèo hiện thực được mơ ước về cuộc sống "an cư, lạc nghiệp".

Nhà Xuân - mái ấm tình thương sưởi ấm tâm hồn những trẻ em cơ nhỡ
Nhà Xuân - mái ấm tình thương sưởi ấm tâm hồn những trẻ em cơ nhỡ

VOV.VN - Trung tâm Bảo trợ trẻ em đường phố Đà Nẵng được thành lập năm 1991, nuôi dưỡng những đứa trẻ bất hạnh, mồ côi, trẻ lang thang không nơi nương tựa.

Nhà Xuân - mái ấm tình thương sưởi ấm tâm hồn những trẻ em cơ nhỡ

Nhà Xuân - mái ấm tình thương sưởi ấm tâm hồn những trẻ em cơ nhỡ

VOV.VN - Trung tâm Bảo trợ trẻ em đường phố Đà Nẵng được thành lập năm 1991, nuôi dưỡng những đứa trẻ bất hạnh, mồ côi, trẻ lang thang không nơi nương tựa.

Mái ấm tình thương Điện Biên Đông - nâng bước những mảnh đời bất hạnh
Mái ấm tình thương Điện Biên Đông - nâng bước những mảnh đời bất hạnh

VOV.VN - Nhờ sự hỗ trợ giúp đỡ của các nhà hảo tâm, những mảnh đời bất hạnh đã có được tổ ấm và được đến trường học chữ như bạn bè cùng trang lứa.

Mái ấm tình thương Điện Biên Đông - nâng bước những mảnh đời bất hạnh

Mái ấm tình thương Điện Biên Đông - nâng bước những mảnh đời bất hạnh

VOV.VN - Nhờ sự hỗ trợ giúp đỡ của các nhà hảo tâm, những mảnh đời bất hạnh đã có được tổ ấm và được đến trường học chữ như bạn bè cùng trang lứa.