“Mai An Tiêm” trong vùng dân tộc thiểu số Đắk Lắk

VOV.VN - Đầu tháng 12/2024, Ea Tu Café ở tỉnh Đắk Lắk đã vinh dự được xứng danh trong 100 sản phẩm tiêu biểu của các hợp tác xã trên cả nước, được Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trao Giải thưởng Mai An Tiêm, tôn vinh thành quả lao động sáng tạo của nông dân Hợp tác xã nông nghiệp Ea Tu. 

 

Phần thưởng này càng ý nghĩa hơn khi hợp tác xã có hơn 90% thành viên là người dân tộc Êđê. Vậy điều gì đã làm nên thành công với người Êđê ở Ea Tu? 

Trong nhà xưởng của Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Tu, giám đốc Trần Đình Trọng cẩn thận kiểm tra lại từng thùng hàng cà phê nhân trước khi gửi ra cảng biển xuất khẩu đi Mỹ. Gần đó, hai công nhân đang nhanh tay phân loại, đóng gói cà phê bột để giao theo đơn hàng khách mới đặt qua mạng internet. Tỉ mỉ gói hàng, bà H’Ban B’Tô, ở buôn Ea Tam, xã Ea Tu, Thành phố Buôn Ma Thuột, cho biết, mỗi ngày làm tại xưởng sẽ được trả công 250.000 đồng. Còn bình thường, bà cũng như các thành viên khác của hợp tác xã tập trung chăm sóc vườn cà phê cho thật tốt. Bà H’Ban B’Tô vui vẻ kể:  “Tôi làm trong hợp tác xã này từ năm 2015. Tôi làm theo kỹ thuật mà hợp tác xã hướng dẫn. Cà phê gia đình tôi cũng không nhiều lắm nhưng được giá nên đời sống gia đình ổn định.” 

Đời sống ổn định của người Êđê khi tham gia hợp tác xã là điều thấy rõ, khi gia đình nào cũng có kinh tế khá giả nhờ sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn chất lượng. Chị H’Moan Êban, trưởng nhóm sản xuất số 2, cho biết, các chi phí đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… do hợp tác xã cung cấp, và xã viên thực hiện chăm sóc cà phê theo lịch trình rõ ràng để kiểm soát chất lượng.

“Khi mình đi vô rẫy, thăm vườn của các thành viên thì mình cũng giám sát xem họ làm như thế nào cho đúng yêu cầu. Đến khi thu hoạch bán cho hợp tác xã, cà phê hái chín trên 85% thì giá được cộng thêm 2.000 - 5.000đồng/1kg, cà phê vàng ươm thì giá bán sẽ cao hơn nữa”- chị H’Moan Êban nói.

Cà phê đạt chất lượng tốt chính là điều làm nên thành công cho Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Tu, nơi có hơn 90% thành viên là người Êđê. Giám đốc hợp tác xã, ông Trần Đình Trọng cho biết, thành lập 10 năm trước, từ 49 thành viên ban đầu, hợp tác xã đã nhanh chóng phát triển thêm 260 thành viên liên kết, sản xuất cà phê chất lượng cao trên tổng diện tích hơn 300ha. Bên cạnh việc liên kết với doanh nghiệp tạo thành chuỗi sản xuất cà phê xuất khẩu, hợp tác xã còn tự sản xuất cà phê bột bán trên các sàn thương mại điện tử, và làm cà phê đặc sản. Mới đây, cà phê chất lượng cao của Ea Tu đã được xuất khẩu trực tiếp tới Mỹ, nhận phản hồi tích cực với những đơn hàng tiếp theo.

Không ngừng nâng cao giá trị của hạt cà phê, hiện hợp tác xã đang triển khai sản xuất 19ha cà phê hữu cơ, có sự phân tích chất đất kỹ lưỡng từ doanh nghiệp đối tác. Ông Trần Đình Trọng chia sẻ, hợp tác xã muốn mở rộng diện tích cà phê hữu cơ ra toàn xã Ea Tu: “Nếu một buôn làm cà phê hữu cơ thì khó nhưng làm cả xã thì dễ hơn. Làm nhiều dễ hơn làm ít vì làm nhiều thì cả vùng này đều an toàn. Đó là hợp tác xã tham vọng như vậy, bởi nếu làm mà cứ sợ khó khăn thì đến bao giờ mới làm được. Giống như hồi mới thành lập hợp tác xã, mình vận động bà còn trồng xen canh cà phê, hồ tiêu, sầu riêng. Khi xen canh rồi thì rất ổn, lấy cây nọ bổ trợ cây kia, trở thành một hệ sinh thái, rất ổn định kinh tế”.

Nói về kinh nghiệm quy tụ bà con dân tộc thiểu số cùng làm trong hợp tác xã, ông Trần Đình Trọng cho rằng, phải đặt lợi ích tập thể song hành cùng lợi ích cá nhân thì mới bền vững. Bà con trình độ canh tác còn hạn chế, nhưng thuận lợi là tính cộng đồng rất cao. Chỉ rõ những lợi ích khi sản xuất theo quy trình, kiên trì trong vận động, hướng dẫn, các thành viên hợp tác xã đã biết cùng nhau tạo ra những hạt cà phê chất lượng vươn tầm thế giới. 

Ngày 11/12/2024, Ea Tu Café của HTX Ea Tu được vinh danh tại Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của các hợp tác xã toàn quốc và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024, do Liên minh hợp tác xã Việt Nam tổ chức. Giải thưởng Mai An Tiêm là phần thưởng xứng đáng đối với bà con người Êđê ở Hợp tác xã Ea Tu, tôn vinh thành quả lao động sáng tạo của người dân trên vùng thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững vì một thế giới tốt đẹp hơn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đắk Lắk đưa thông tin đến vùng khó khăn
Đắk Lắk đưa thông tin đến vùng khó khăn

VOV.VN - Chiều 20/12, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (2004-2024). Đây là sự kiện ghi dấu hành trình phát triển của ngành thông tin và truyền thông với nhiều thành tựu nổi bật, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

Đắk Lắk đưa thông tin đến vùng khó khăn

Đắk Lắk đưa thông tin đến vùng khó khăn

VOV.VN - Chiều 20/12, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (2004-2024). Đây là sự kiện ghi dấu hành trình phát triển của ngành thông tin và truyền thông với nhiều thành tựu nổi bật, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

Đắk Lắk xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao trong thanh niên
Đắk Lắk xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao trong thanh niên

VOV.VN - Hôm nay (18/12), UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình đối thoại với thanh niên về chủ đề “Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao trong thanh niên tỉnh Đắk Lắk giai đoạn hiện nay”

Đắk Lắk xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao trong thanh niên

Đắk Lắk xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao trong thanh niên

VOV.VN - Hôm nay (18/12), UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình đối thoại với thanh niên về chủ đề “Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao trong thanh niên tỉnh Đắk Lắk giai đoạn hiện nay”

Phụ nữ Đắk Lắk góp sức xây dựng nông thôn mới từ mô hình “3 sạch”
Phụ nữ Đắk Lắk góp sức xây dựng nông thôn mới từ mô hình “3 sạch”

VOV.VN - Với việc cụ thể hóa mô hình “3 sạch” là sạch nhà, sạch ngõ, sạch bếp thành những hành động cụ thể, phụ nữ Đắk Lắk đang tích cực góp phần thực hiện các tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm, chung tay cùng chính quyền địa phương xây dựng nông thôn mới.

Phụ nữ Đắk Lắk góp sức xây dựng nông thôn mới từ mô hình “3 sạch”

Phụ nữ Đắk Lắk góp sức xây dựng nông thôn mới từ mô hình “3 sạch”

VOV.VN - Với việc cụ thể hóa mô hình “3 sạch” là sạch nhà, sạch ngõ, sạch bếp thành những hành động cụ thể, phụ nữ Đắk Lắk đang tích cực góp phần thực hiện các tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm, chung tay cùng chính quyền địa phương xây dựng nông thôn mới.