Mâm cỗ Tết của đồng bào Thái và những ước vọng đầu xuân

VOV.VN - Mâm cỗ Tết của đồng bào Thái không chỉ là tinh hoa ẩm thực, mà còn ẩn chứa những câu chuyện sâu sắc về sự tôn kính đất trời, tổ tiên và lối sống hài hòa với thiên nhiên. Đây cũng là dịp để các thế hệ trong gia đình quây quần, chia sẻ niềm vui và cùng gìn giữ những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc.

 

Những ngày này, cùng với cả nước, cộng đồng dân tộc Thái ở tỉnh Điện Biên cũng đang tất bật chuẩn bị đón năm mới. Phong tục đón Tết của người Thái có nhiều nét đặc trưng với những nghi thức và món ăn độc đáo, tạo nên sắc màu riêng biệt của núi rừng Tây Bắc. Và, một trong những số đó là bánh chưng gù - loại bánh chỉ được làm vào dịp Tết. Bánh chưng gù có hình dáng cong như lưng người mẹ cõng con. Theo quan niệm của người Thái, hình dáng này tượng trưng cho tình mẫu tử thiêng liêng và sự gắn bó, che chở trong gia đình.

Ông Lò Văn Sích, dân tộc Thái, thường trú tại thị trấn Điện Biên Đông, huyện Điện Biên cho biết: Thường từ ngày 27 - 29 tháng Chạp, bà con người Thái sẽ chuẩn bị gói bánh để đón giao thừa và dâng cúng tổ tiên. Gạo để gói bánh chưng gù phải là gạo nếp nương ngon nhất, thơm và dẻo; bánh có nhân đỗ xanh và thịt lợn bản – những nguyên liệu gần gũi, mang hương vị của núi rừng Tây Bắc. Lựa chọn nguyên liệu tốt nhất cũng là cách thể hiện lòng thành kính và sự biết ơn với tổ tiên.

“Tết năm mới không thể thiếu được bánh chưng gù, vì đây là món ăn rất quan trọng. Gần tết các gia đình sẽ chuẩn bị nguyên liệu rồi gói bánh để cúng tổ tiên, chuẩn bị cho thời khắc đón giao thừa. Bánh muốn ngon thì gạo thì phải lựa chọn gạo tốt, bánh phải được gói bằng lá dong xanh mới” - ông Lò Văn Sích chia sẻ.

Ngoài bánh chưng gù, trong mâm cỗ đón Tết của đồng bào Thái còn có nhiều món đặc trưng như: gà, Pa pỉnh tộp (cá nướng), thịt khô gác bếp, thịt sấy, thịt gói lá, Xôi nếp nương, rượu… Bữa tối 30, đại gia đình người Thái sẽ quây quần bên mâm cơm tất niên để chia tay năm cũ và đón chào năm mới, cùng nhau mong cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, thóc lúa đầy bồ, gia súc gia cầm đầy chuồng, mọi người, mọi nhà ai ai cũng thật nhiều sức khỏe...

Anh Lò Văn Thuận, người dân xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên cho biết: Bữa cơm tất niên cũng là lúc người cao tuổi truyền lại những câu chuyện dân gian, phong tục cổ truyền cho thế hệ trẻ, giúp họ thêm hiểu và trân trọng những giá trị văn hóa của dân tộc.

“Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới tất cả các nhà đều tổ chức bữa cơm tất niên để xua đi những điều không tốt của năm cũ, cùng nhau chào đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Sau bữa cơm tất niên đó sẽ làm thêm một mâm cơm dâng lên tổ tiên đúng thời khắc giao thừa. Mâm cơm đó sẽ có tất cả những sản vật gia đình làm được trong năm để mời gọi tổ tiên về chung vui tết cùng với con cháu” - anh Lò Văn Thuận nói.

Một phong tục độc đáo của người Thái trong đêm giao thừa là việc giữ cho bếp lửa không bao giờ tắt.

Chị Quàng Thị Tương, người dân bản ở Co Mỵ, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên chia sẻ: Bếp lửa không chỉ là nơi nấu nướng mà còn là nơi quây quần của cả gia đình. Bếp lửa tượng trưng cho sự ấm no, hạnh phúc. Nếu bếp lửa tắt trong đêm giao thừa, năm mới sẽ không may mắn.

“Trong đêm giao thừa, người Thái sẽ để một khúc củi to trong bếp để giữ lửa, không được để bếp tắt, giữa cho lửa cháy đến sang năm mới. Có như vậy mới may mắn, làm ăn phát đạt” - chị Quàng Thị Tương nói.

Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại đã mang đến nhiều thay đổi, nhưng người Thái ở Điện Biên nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung vẫn duy trì những giá trị cốt lõi trong mâm cỗ Tết và những nghi thức tốt đẹp trong thời khắc giao thừa. Đó cũng là lời nhắc nhở về cội nguồn, sự trân trọng thiên nhiên và ước mong một năm mới hạnh phúc, viên mãn.

Giới trẻ rộn ràng với mâm cỗ tết truyền thống

VOV.VN - Đối với người Việt, mâm cúng ngày Tết có ý nghĩa rất quan trọng. Bên cạnh việc tưởng nhớ đến Tổ tiên, ông bà, những người đã khuất, mâm cơm thịnh soạn với các món ăn được chế biến cầu kỳ sau khi hạ lễ còn để đãi các thành viên trong gia đình hay đãi khách đến chơi nhà, mang đến không khí ấm cúng, đoàn viên sau một năm bận rộn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều diện tích hoa cúc mâm xôi ở Bến Tre chậm ra hoa dịp Tết cổ truyền.
Nhiều diện tích hoa cúc mâm xôi ở Bến Tre chậm ra hoa dịp Tết cổ truyền.

VOV.VN - Hiện nay, trên địa bàn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre có hiện tượng nhiều diện tích hoa cúc mâm xôi không ra hoa đúng dịp Tết cổ truyền 2025. Nhiều giỏ hoa cúc mâm xôi đã bị người trồng bỏ đi, gây thất thu lớn.

Nhiều diện tích hoa cúc mâm xôi ở Bến Tre chậm ra hoa dịp Tết cổ truyền.

Nhiều diện tích hoa cúc mâm xôi ở Bến Tre chậm ra hoa dịp Tết cổ truyền.

VOV.VN - Hiện nay, trên địa bàn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre có hiện tượng nhiều diện tích hoa cúc mâm xôi không ra hoa đúng dịp Tết cổ truyền 2025. Nhiều giỏ hoa cúc mâm xôi đã bị người trồng bỏ đi, gây thất thu lớn.

Mệt mỏi vì nhà chồng mỗi lần giỗ tết đều làm hàng chục mâm cỗ
Mệt mỏi vì nhà chồng mỗi lần giỗ tết đều làm hàng chục mâm cỗ

VOV.VN - Mỗi lần nhà có việc, bố mẹ chồng tôi đều muốn làm cỗ bàn thật linh đình, cỗ giỗ mỗi lần cũng đến hàng chục mâm, cỗ cưới thì có khi đến vài trăm mâm. Chúng tôi thấy việc cỗ bàn như vậy vừa vất vả vừa tốn kém lãng phí, nhưng bố mẹ nhất định không đồng ý tổ chức gọn nhẹ hơn.

Mệt mỏi vì nhà chồng mỗi lần giỗ tết đều làm hàng chục mâm cỗ

Mệt mỏi vì nhà chồng mỗi lần giỗ tết đều làm hàng chục mâm cỗ

VOV.VN - Mỗi lần nhà có việc, bố mẹ chồng tôi đều muốn làm cỗ bàn thật linh đình, cỗ giỗ mỗi lần cũng đến hàng chục mâm, cỗ cưới thì có khi đến vài trăm mâm. Chúng tôi thấy việc cỗ bàn như vậy vừa vất vả vừa tốn kém lãng phí, nhưng bố mẹ nhất định không đồng ý tổ chức gọn nhẹ hơn.

Những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết
Những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết

VOV.VN - Tết đến xuân về không chỉ là dịp để mọi người trong gia đình quây quần, cùng nhau ôn lại những câu chuyện. Đó còn là dịp để được thưởng thức các món ăn ngon, mang đậm văn hoá ẩm thực ngày Tết.

Những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết

Những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết

VOV.VN - Tết đến xuân về không chỉ là dịp để mọi người trong gia đình quây quần, cùng nhau ôn lại những câu chuyện. Đó còn là dịp để được thưởng thức các món ăn ngon, mang đậm văn hoá ẩm thực ngày Tết.