Mang thai ở tuổi vị thành niên là giảm chất lượng dân số

(VOV) -Quan tâm đến lứa tuổi thành niên là quan tâm tới chất lượng dân số toàn cầu.

Ngày Dân số thế giới (11/7) năm nay có chủ đề là “Mang thai ở tuổi vị thành niên”. Đây là một trong những vấn đề lớn của dân số toàn cầu, nhất là ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bộ Y tế đã đặt ra mục tiêu là giảm số người chưa thành niên mang thai ngoài ý muốn 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020. Phóng viên VOV vấn ông Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế về nội dung này.

PV: Thưa ông, xuất phát từ đâu mà Ngày Dân số thế giới năm nay lại chọn chủ đề là “Mang thai ở độ tuổi vị thành niên”?

Ông Lê Cảnh Nhạc: Số lượng trẻ vị thành niên rất lớn trên toàn cầu hiện nay, khoảng 600 triệu, trong số đó rất nhiều trẻ vị thành niên phải chịu áp lực rất lớn, đặc biệt là vấn đề mang thai ở độ tuổi này.

Tình trạng tảo hôn diễn ra phổ biến ở các tỉnh miền núi (Ảnh: PV)

Chúng ta biết rằng có 10 triệu trẻ em gái từ 15-19 tuổi mang thai và sinh con trong giai đoạn này, 3 triệu ca nạo phá thai trên toàn cầu. Đó là vấn đề rất lớn của toàn cầu, do vậy quan tâm đến lứa tuổi thành niên là quan tâm tới chất lượng dân số toàn cầu.

PV: Ở nước ta, thực trạng mang thai ở trẻ vị thành niên như thế nào, thưa ông?

Ông Lê Cảnh Nhạc: Trước đây, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình quan tâm với mục đích chính là giảm sinh, cho nên đối tượng là nữ giới và nam giới có gia đình, còn lứa tuổi vị thành niên chúng ta quan tâm chưa đúng mức. Bây giờ, quan tâm đặc biệt tới vấn đề nâng cao chất lượng dân số thì việc chuẩn bị cho các em vào đời, tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân lại là vấn đề hết sức quan trọng, một trong 3 cấp để sàng lọc dân số.

Chính vì vậy, chủ đề của Ngày Dân số thế giới năm nay không những mang tính toàn cầu mà còn hết sức thời sự ở Việt Nam. Ở Việt Nam, độ tuổi 10-15 chiếm 1/5 dân số, tương đương với 18 triệu người. Đối tượng này là nguồn lực quan trọng cho đất nước, cũng như nâng cao chất lượng dân số.

Nếu ở độ tuổi vị thành niên này không được đầu tư chăm sóc sức khỏe sinh sản, không được tư vấn chuẩn bị cho các em bước vào độ tuổi làm mẹ sẽ gây ra cho các em hậu quả khôn lường. Các em mang thai phải bỏ học sớm, vào đời sớm và chịu nhiều áp lực về xã hội, về tâm lý, thể chất, tất cả những vấn đề cần thiết để chuẩn bị làm mẹ chưa đáp ứng được, gây hậu quả đối với các em và với các cháu bé ra đời ở độ tuổi vị thành niên.

PV: Thời gian tới, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế sẽ tập trung vào những chương trình, hành động cụ thể nào để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ trẻ vị thành niên mang thai, thưa ông? 

Ông Lê Cảnh Nhạc: Để giải quyết vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên, điều quan trọng nhất vẫn là truyền thông giáo dục cộng đồng cho đối tượng này thông qua các tổ chức, các đoàn thể, những người có ý thức cộng đồng. Đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi rất khó tiếp cận các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản, rất khó tiếp cận để tư vấn về sức khỏe tiền hôn nhân và đấy là những đối tượng chịu nhiều áp lực của cộng đồng của xã hội nhiều hơn. Cho nên thông qua các già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng để tác động, truyền thông trực tiếp để làm sao giảm tỷ lệ tảo hôn, tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn.

Trước mắt, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế quan tâm triển khai các mô hình như khám sức khỏe tiền hôn nhân, cung ứng những dịch vụ thân thiện với thanh niên, vị thành niên, quan tâm tới lực lượng công nhân ở các nhà máy, các khu chế xuất – nơi có nhiều vị thành niên, thanh niên làm việc, để họ thấy được tác hại của việc mang thai ngoài ý muốn và mang thai ở tuổi vị thành niên, từ đó có ý thức tự chăm sóc sức khỏe cho mình, đặc biệt là sức khỏe sinh sản.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hơn 1/3 thanh niên chưa được đáp ứng phương tiện tránh thai
Hơn 1/3 thanh niên chưa được đáp ứng phương tiện tránh thai

(VOV) -Các trường hợp có thai ngoài ý muốn và nạo thai còn cao, đặc biệt trong nhóm thanh niên chưa kết hôn.

Hơn 1/3 thanh niên chưa được đáp ứng phương tiện tránh thai

Hơn 1/3 thanh niên chưa được đáp ứng phương tiện tránh thai

(VOV) -Các trường hợp có thai ngoài ý muốn và nạo thai còn cao, đặc biệt trong nhóm thanh niên chưa kết hôn.

Người “mẹ đẻ” của chương trình cô đỡ thôn bản
Người “mẹ đẻ” của chương trình cô đỡ thôn bản

(VOV) -GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng là “mẹ đẻ” của chương trình cô đỡ thôn bản rất thành công tại Việt Nam.

Người “mẹ đẻ” của chương trình cô đỡ thôn bản

Người “mẹ đẻ” của chương trình cô đỡ thôn bản

(VOV) -GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng là “mẹ đẻ” của chương trình cô đỡ thôn bản rất thành công tại Việt Nam.

Nữ sinh lo lắng vì 4 tháng hút thai 2 lần
Nữ sinh lo lắng vì 4 tháng hút thai 2 lần

(VOV) - Em là sinh viên và có bạn trai. Em đã hút thai được hai lần trong vòng 4 tháng. Liệu có ảnh đến việc sinh nở sau này không?

Nữ sinh lo lắng vì 4 tháng hút thai 2 lần

Nữ sinh lo lắng vì 4 tháng hút thai 2 lần

(VOV) - Em là sinh viên và có bạn trai. Em đã hút thai được hai lần trong vòng 4 tháng. Liệu có ảnh đến việc sinh nở sau này không?