Máy cày lên đỉnh Trường Sơn

VOV.VN - Vụ mùa năm nay, bà con Vân Kiều thuộc xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đón niềm vui bội thu, không còn vật lộn vỡ đất trên những thửa ruộng khô cằn.

Sáng kiến đưa các máy móc nông nghiệp lên bản làng giúp đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao xã Trường Sơn đỡ vất vả trong sản xuất, nâng cao năng suất lao động.

Vụ thu hoạch năm nay, trên những thửa ruộng của bà con Vân Kiều xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình rộn rã tiếng máy móc. Lúa gặt xong đưa vào máy tuốt ngay tại chỗ, người dân chỉ việc chở thóc về phơi.

Nhớ lại đầu vụ, bà con đã đỡ vất vả vì đã có máy cày được mô hình “Tiếng máy vùng biên” do cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Làng Mô, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình trao tặng. Những khó khăn về điều kiện tự nhiên, địa hình, phương thức sản xuất truyền thống của người đồng bào miền núi được giải quyết.

Những năm trước đây, ông Hồ Xuân Trung, ở bản Đá Chát, xã Trường Sơn phải huy động toàn bộ nhân lực của gia đình dậy từ khi gà rừng còn chưa gáy sáng cho kịp cày cuốc khoảnh ruộng hơn 500m2. Khi lúa chín người dân vừa phải gặt và đập lúa bằng tay mất mấy ngày trời, gặp thời tiết mưa bão càng vất vả hơn khi phải chạy đua thời gian.

Nhiều lúc lúa chưa vận chuyển về nhà kịp thì mưa rừng đã trút xuống, nước các con suối dâng cao, mọi công sức đành bỏ phí. Bây giờ, bà con bản Đá Chát không còn nỗi lo đó nữa bởi đã được Đồn Biên phòng Làng Mô trao tặng cho 1 chiếc máy cày, 1 máy tuốt lúa và 2 bộ lồng gặt từ mô hình “Tiếng máy vùng biên”. Ông Hồ Xuân Trung phấn khởi, vụ mùa này, người dân chỉ chở thóc về nhà phơi khô rồi xay xát mất chưa đầy 1 giờ đồng hồ là đã có gạo ăn.

“Hồi trước mình hay làm lúa, lúc ông bà mình làm lúa cũng hơi vất vả. Giờ mình có điện lưới, có các anh biên phòng kêu gọi nhà hảo tâm cho máy móc nên mình làm lúa khỏe nhiều, năng suất bữa nay đến 90% so với trước”, ông Trung nói.

Bản Dốc Mây cách trung tâm xã Trường Sơn hơn 20 cây số với hơn 5 giờ đi bộ, cảm tưởng nơi đây nằm cô lập với bên ngoài bởi không có điện lưới, mọi điều kiện phục vụ sinh hoạt của người dân đều tự cung tự cấp. Trong những chuyến công tác vào bản Dốc Mây, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Làng Mô chứng kiến cảnh những phụ nữ Vân Kiều vẫn giã gạo bằng những nhịp chày.

Sau khi tham khảo từ một số tỉnh bạn ở tuyến biên giới phía Bắc, Đồn Biên phòng Làng Mô đã kêu gọi các nguồn tài trợ để mua loại máy cày, máy xay xát dạng nhỏ, gọn, nhưng có nhiều công dụng đưa lên tặng bà con vùng cao. Đặc biệt, loại máy này vừa có thể sử dụng bằng động cơ điện, vừa có thể sử dụng động cơ xăng, thích hợp với điều kiện ở miền núi. Cuối năm 2020, chiếc máy xay nghiền mini “đa năng” đầu tiên được Bộ đội Biên phòng gùi, cõng vượt rừng lội suối đem lên tặng cho người dân bản Dốc Mây.

Cùng với đó, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình còn triển khai mô hình “Ánh sáng vùng biên”, thắp sáng từng lối đi của bản làng biên giới. Ngoài các công trình sử dụng bóng đèn điện lưới, Bộ đội biên phòng đã đưa bóng đèn năng lượng mặt trời lên một số bản ở vùng biên giới đặc biệt khó khăn chưa có điện.

Ông Hồ Thanh Ô, ở bản Cây Sú, xã biên giới Trường Sơn, huyện Quảng Ninh cho biết, nhờ có điện, đêm đêm bản làng vui hẳn lên, an ninh trật tự cũng được đảm bảo, các vụ việc như gây gổ, trộm cắp... giảm hẳn so với trước đây. Sau một ngày lên nương rẫy, đêm đến, đồng bào lại ra đường để trò chuyện, ca hát, trẻ con thì tập xe đạp, vui chơi. Ông Hồ Thanh Ô xúc động, đây chính là điều mà đồng bào nơi đây luôn mong ước.

“Nói thật lòng người đồng bào dân tộc cả đời sống cảnh tối tăm, giờ đây có điện, nhà nước quan tâm hơn. Giờ có ánh điện, có ánh sáng vui tươi, sáng sủa hơn, nhận thức của bà con và các hoạt động khác nhiều với trước đây, thanh niên hát hò vui vẻ cả đêm”, ông Ô bày tỏ.

Từ xưa đến nay, việc trồng lúa, xay lúa, giã gạo là công việc rất nặng nhọc, đặc biệt là đối với những người phụ nữ Bru-Vân Kiều. Mỗi lần giã gạo phải mất cả buổi, nhưng cũng chỉ đủ gạo ăn khoảng 1 ngày, ban ngày bận làm đồng thì ban đêm phải chong đèn khuya giã gạo. Ngày Bộ đội Biên phòng mang những chiếc máy cày, máy xay nghiền đa năng về lắp đặt, người Bru-Vân Kiều ở xã Trường Sơn từ lạ lẫm cho đến háo hức, vui mừng.

Từ khi có máy móc, đàn ông không phải hì hục vỡ đất trên nương, phụ nữ trong bản không phải mất nhiều công sức, thời gian để giã gạo. Năng suất lao động tăng rất nhiều, bà con siêng ra đồng, lên rừng làm việc hơn. Lương thực, sắn ngô ăn không hết có thể nghiền nhỏ để chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình.

Thượng tá Lê Đình Huân, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Làng Mô, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, chương trình “Tiếng máy vùng biên” ra đời và thu hút được sự quan tâm của các nhà tài trợ, tạo nên một phong trào hỗ trợ các phương tiện, máy móc sản xuất nông nghiệp hiện đại lên vùng miền núi, biên giới. Đến nay, Đồn đã phối hợp địa phương, các nhà hảo tâm hỗ trợ 24 máy cày, xay xát, tuốt lúa, nghiền ngô, khoai sắn cho các thôn, bản.

Theo Thượng tá Lê Đình Huân, nhờ có máy móc, đồng bào Vân Kiều trên các bản làng của xã Trường Sơn đã ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất và phục vụ đời sống hằng ngày, giảm bớt sức lao động thủ công cho người dân, nâng cao hiệu quả công việc.

“Đưa máy xay xát, máy nghiền, máy cày cấp cho người dân. Đây là hình thức chuyển đổi công cụ sản xuất từ thủ công sang làm máy, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong đời sống của người dân. Ở trên địa bàn có 19 thôn, bản đến nay đã phủ sóng gần như hầu hết máy móc, có 24 máy, có bản 2 máy xay, có bản 1 máy xay, có bản thì có máy cày tùy theo điều kiện của từng bản”, Thượng tá Huân nói.

Đưa máy cày, máy xay xát lên đỉnh Trường Sơn là việc làm rất khó, đặc biệt là những bản làng chưa có đường giao thông. Bằng nhiều cách khác nhau, thậm chí là gùi, cõng máy móc đi bộ hàng chục cây số, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đã đưa cơ giới hóa đến với các bản làng vùng cao.

Những máy móc, phương tiện sản xuất này đã tạo bước tiến mới, góp phần cải thiện điều kiện sản xuất cho đồng bào Vân Kiều trên dãy Trường Sơn hùng vĩ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Năm 2025, phấn đấu thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần
Năm 2025, phấn đấu thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đặt ra mục tiêu: Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020.

Năm 2025, phấn đấu thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần

Năm 2025, phấn đấu thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đặt ra mục tiêu: Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020.

Thanh niên dân tộc Cơ Tu thoát nghèo từ nuôi cá diêu hồng
Thanh niên dân tộc Cơ Tu thoát nghèo từ nuôi cá diêu hồng

VOV.VN - Tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, nhiều thanh niên đi đầu trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Hiện, mô hình kinh tế trang trại, trồng rừng, đặc biệt là nuôi cá diêu hồng trên lồng bè đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Thanh niên dân tộc Cơ Tu thoát nghèo từ nuôi cá diêu hồng

Thanh niên dân tộc Cơ Tu thoát nghèo từ nuôi cá diêu hồng

VOV.VN - Tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, nhiều thanh niên đi đầu trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Hiện, mô hình kinh tế trang trại, trồng rừng, đặc biệt là nuôi cá diêu hồng trên lồng bè đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Cấp bách phòng, chống dịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sông Hinh
Cấp bách phòng, chống dịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sông Hinh

VOV.VN - Sau khi xác định nhiều ca dương tính ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chính quyền huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên đã phong tỏa 6 khu dân cư, triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.

Cấp bách phòng, chống dịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sông Hinh

Cấp bách phòng, chống dịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sông Hinh

VOV.VN - Sau khi xác định nhiều ca dương tính ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chính quyền huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên đã phong tỏa 6 khu dân cư, triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.