Mô hình không rác tại Việt Nam - từ thí điểm tới thói quen hàng ngày

VOV.VN - Điểm khó nhất chính là đả thông tư tưởng về rác và quản lý rác, thuyết phục người dân đã khó, thuyết phục các cơ quan, các cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường có khi còn khó hơn.

Hiện có nhiều cách hiểu khác nhau về mô hình không rác, nhưng tựu chung có thể coi đây là cách tiếp cận quản lý chất thải toàn diện. Trong đó ưu tiên giảm thiểu rác thải và tăng tỷ lệ phục hồi nguyên liệu hướng tới mục tiêu tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn và thu hẹp việc xử lý chất thải xuống mức 0.

Mô hình không rác tại Việt Nam được biết đến như thế nào?

Khái niệm cũng như mô hình không rác zero waste lần đầu tiên được biết đến tại Việt Nam vào năm 2017 thông qua chương trình hỗ trợ của Liên minh toàn cầu về các giải pháp thay thế lò đốt (GAIA) và Trung tâm Tư vấn Phát triển Bền vững (C4SD).

Tiến sĩ Quách Thị Xuân, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn Phát triển Bền vững và hiện là điều phối viên của Liên minh không rác Việt Nam (VZWA) cho biết, việc thành lập Liên minh VZWA dựa trên 4 chiến lược trụ cột: Xây dựng mô hình không rác, vận động chính sách, vận động doanh nghiệp - tức là vận động doanh nghiệp chịu trách nhiệm về ô nhiễm môi trường và tăng cường năng lực và mở rộng mạng lưới.

Theo Tiến sĩ Xuân, khái niệm không rác từng bước được lan tỏa tại Việt Nam. Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, mô hình không rác được triển khai tại bốn địa điểm: Giao Hải - Giao Thủy, Nam Định, Cù Lao Chàm ở Hội An, Quảng Nam, Tuy Hòa - Phú Yên và ở Phổ Thạnh,  Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Đầu năm 2000, VZWA quyết định tập trung đầu tư cho Hội An và Phú Yên “bởi ngay từ đầu, VZWA đã đặt kế hoạch xây dựng Hội An thành thành phố không rác đầu tiên của Việt Nam.

Hiện nay, lãnh đạo thành phố Hội An đã xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường và thậm chí cam kết mạnh mẽ thực hiện mô hình này. 

Để mô hình không rác thực sự phát huy tác dụng và hoạt động hiệu quả, không thể thiếu cơ sở phục hồi tài nguyên (MRF). Mỗi một cơ sở MRF sẽ phụ trách rác của một/một số khu vực. Sau khi rác của các hộ gia đình được phân loại riêng theo luật tài nguyên và môi trường sẽ được thu gom riêng về cơ sở MRF. Ở đây rác hữu cơ sẽ được làm phân vi sinh. Rác tái chế giá trị cao, giá trị thấp đều đem bán được, những phần còn lại mới được gom lại và đưa lên bãi rác.

Bên cạnh việc xây dựng mô hình không rác ở khu dân cư, Liên minh không rác Việt Nam đang triển khai mô hình trường học không rác và đạt được một số kết quả khả quan. 

“Điểm khó nhất chính là đả thông tư tưởng về rác và quản lý rác. Thuyết phục người dân đã khó, thuyết phục các cơ quan, các cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường có khi còn khó hơn. Khó khăn thứ hai là Việt Nam có rất ít tổ chức môi trường chuyên làm về rác thải”, bà Xuân cho biết.

Thông thường, điểm đầu tiên mọi người hay nghĩ đến những khó khăn về kỹ thuật, về khoa học và liệu có đủ tiền, có đủ tài nguyên hay cơ sở vật chất để làm hay không. Nhưng nếu phân tích sâu, vấn đề khó nhất là sự thay đổi hành vi nhận thức và thói quen của mọi người. Nhưng mô hình đó không phải là không thể làm được vì chỉ cần thời gian hoặc một lộ trình chuẩn bị kỹ càng.

Từ năm 2006 - 2009, Cơ quan Hợp tác và Phát triển Nhật Bản (JICA) đã tài trợ 3 triệu USD để Hà Nội thực hiện dự án xử lý chất thải theo phương pháp 3R - giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế rác thải sinh hoạt - nhằm thúc đẩy xã hội tuần hoàn vật chất. Song cho đến nay việc phân loại rác thải tại nguồn vẫn còn nặng tính hình thức và chưa tạo được thói quen cho mỗi người dân.

Lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, tiến sĩ Xuân cho rằng đó là vì thiếu cơ sở hạ tầng liên quan đến phân loại rác và đầu tư đúng mức cho các cơ sở sản xuất, tái chế phân bón sinh học.

“Phần thí điểm VZWA làm, chúng ta nên hiểu là cách tiếp cận từ dưới lên, hay thường được gọi là hỗ trợ tư vấn kỹ thuật. Nhưng nếu không có chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước thì mô hình không thể lan tỏa rộng được. Chính vì vậy trong hợp phần của VZWA còn có hợp phần vận động chính sách, tức là tiếp cận từ trên xuống”, Tiến sĩ Xuân cho biết.

Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng "đầu voi đuôi chuột" của các chương trình phân loại rác tại nguồn trước là sự thiếu thống nhất từ trung ương đến địa phương về cách hiểu các quy định phân loại rác. Tiến sĩ Xuân nhận xét và cho biết thêm: Đốt rác là phương án cuối cùng trong hệ thống phân cấp rác trong mô hình không rác.

Nhưng tiến sĩ Xuân cũng cho biết mọi thứ bắt đầu thay đổi khi ô nhiễm chất thải nhựa trở thành mối quan tâm toàn cầu và Việt Nam được biết đến là quốc gia thứ tư trên thế giới thải ra biển nhiều nhất chất thải nhựa. Kể từ đó hầu như tất cả các tổ chức môi trường đều đưa hợp phần rác thải nhựa vào các hoạt động của mình.

Giải pháp đặt ra

Hiện mô hình không rác đã dần được biết đến nhiều hơn và áp dụng rộng rãi hơn tại Việt Nam. Tiến sĩ Xuân cho rằng, khi đã có quy định về phân loại riêng các loại rác, các đơn vị cũng phải chuẩn bị cơ sở hạ tầng để thu gom cũng như xử lý riêng các loại rác - đây cũng là cách để tạo được nguồn vốn. Khi có nguồn lực rồi thì phải có những chính sách về xã hội hóa cho tư nhân tham gia vào quản lý rác. Người ta sẽ tự thu phí rác của người dân và vận hành ở trong một khu vực nhỏ nhưng áp dụng đúng quy định về phân loại rác,” tiến sĩ Xuân nhấn mạnh. 

Ngoài việc tăng cường tuyên truyền thông tin về mô hình không rác, tiến sĩ Xuân khuyến nghị các trường học cần quyết tâm giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của mô hình không rác bởi về lâu dài nguồn nội lực mới là nguồn lực chính và quan trọng hơn cả./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Rác thải nhựa: “Tiện một phút, phải trả giá ô nhiễm nghìn năm”
Rác thải nhựa: “Tiện một phút, phải trả giá ô nhiễm nghìn năm”

VOV.VN - Việc lạm dụng quá mức sản phẩm nhựa và thu gom, tái chế, tái sử dụng không tương thích, sẽ xuất hiện một loại chất thải nhựa tràn lan trong môi trường gây nên “ô nhiễm trắng” và phải trả giá nghìn năm.

Rác thải nhựa: “Tiện một phút, phải trả giá ô nhiễm nghìn năm”

Rác thải nhựa: “Tiện một phút, phải trả giá ô nhiễm nghìn năm”

VOV.VN - Việc lạm dụng quá mức sản phẩm nhựa và thu gom, tái chế, tái sử dụng không tương thích, sẽ xuất hiện một loại chất thải nhựa tràn lan trong môi trường gây nên “ô nhiễm trắng” và phải trả giá nghìn năm.

Vì sao nhận thức về rác thải nhựa đại dương ở Việt Nam còn hạn chế?
Vì sao nhận thức về rác thải nhựa đại dương ở Việt Nam còn hạn chế?

VOV.VN - Theo khảo sát của WWF-Việt Nam, chỉ 2,3% số người được hỏi có biết đến các chương trình, hoạt động của nhà nước trong nỗ lực chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương.

Vì sao nhận thức về rác thải nhựa đại dương ở Việt Nam còn hạn chế?

Vì sao nhận thức về rác thải nhựa đại dương ở Việt Nam còn hạn chế?

VOV.VN - Theo khảo sát của WWF-Việt Nam, chỉ 2,3% số người được hỏi có biết đến các chương trình, hoạt động của nhà nước trong nỗ lực chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương.

Rác thải nhựa bủa vây hai bờ biển nổi tiếng ở Quảng Bình
Rác thải nhựa bủa vây hai bờ biển nổi tiếng ở Quảng Bình

VOV.VN - Tình trạng rác thải nhựa bủa vây hai bờ biển nổi tiếng ở Quảng Bình suốt hơn một tháng nay nhưng vẫn chưa được xử lý.

Rác thải nhựa bủa vây hai bờ biển nổi tiếng ở Quảng Bình

Rác thải nhựa bủa vây hai bờ biển nổi tiếng ở Quảng Bình

VOV.VN - Tình trạng rác thải nhựa bủa vây hai bờ biển nổi tiếng ở Quảng Bình suốt hơn một tháng nay nhưng vẫn chưa được xử lý.