Mở lớp dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, chiến sỹ biên phòng

VOV.VN - Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của công tác vận động quần chúng trong tình hình mới, Bộ chỉ huy BĐBP Cao Bằng đã tổ chức các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho cán bộ cơ sở có thể tiếp cận gần hơn với đồng bào ở khu vực biên giới.

Trong tháng 10-11/2023, Bộ chỉ huy BĐBP Cao Bằng đã phối hợp trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Tày cho 33 cán bộ các tổ, đội công tác, cán bộ tăng cường xã, thị trấn biên giới thuộc các đồn Biên phòng trên địa bàn tỉnh. Sau gần một tháng dạy và học, học viên đã hoàn thành tốt 50 chuyên đề, đáp ứng được mục đích, yêu cầu kế hoạch đề ra. Qua kiểm tra, cơ bản 100% học viên đạt yêu cầu nghe, hiểu và nói được tiếng dân tộc Tày, trong đó có 80% khá, giỏi.

Xác định công tác vận động quần chúng là một nghiệp vụ cơ bản, quan trọng làm cơ sở, nền tảng cho thực hiện các biện pháp công tác khác. Cấp uỷ, chỉ huy các đơn vị trong BĐBP tỉnh đã căn cứ tình hình thực tiễn địa bàn, chủ động xây dựng kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ chiến sĩ tại đơn vị phù hợp, hiệu quả.

Triển khai nội dung: "Tăng cường xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" trong Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030". Theo đó, từ đầu năm đến nay, các đồn Biên phòng Tổng Cọt, Lũng Nặm, Cần Yên, Cốc Pàng (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng) đã chủ động mở 4 lớp tiếng Mông với 67 cán bộ chiến sĩ tham gia. Các lớp diễn ra trong 3-4 tháng, tổ chức tại các đơn vị và chủ yếu diễn ra vào buổi tối, ngày nghỉ. Ngoài giáo viên là cán bộ biên phòng người dân tộc Mông kiêm nhiệm, Ban tổ chức lớp học còn mời thêm người dân địa phương am hiểu về ngôn ngữ, phong tục tập quán của người Mông để cùng phối hợp lên lớp trao đổi, giảng dạy về ngôn ngữ, văn hoá, tín ngưỡng, phong tục tập quán của dân tộc Mông để mọi người cùng nắm, tôn trọng trong quá trình công tác.

Ngoài ra, Bộ chỉ huy BĐBP Cao Bằng cũng đã phối hợp Ban dân tộc tỉnh Cao Bằng mở 1 lớp bồi dưỡng kiến thức tiếng dân tộc cho 68 sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, trong đó có ôn lại một cách có hệ thống các chuyên đề liên quan đến kiến thức cơ bản về dân tộc thiểu số, quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc cũng như công tác quốc phòng - an ninh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bảo tồn văn hóa sử thi Ê Đê, Jarai trên sóng phát thanh tiếng dân tộc thiểu số
Bảo tồn văn hóa sử thi Ê Đê, Jarai trên sóng phát thanh tiếng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Sáng 26/8, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Nguyên tổ chức hội thảo khoa học về Giải pháp bảo tồn văn hóa sử thi Êđê, Jarai trên làn sóng phát thanh tiếng dân tộc thiểu số tại VOV Tây Nguyên.

Bảo tồn văn hóa sử thi Ê Đê, Jarai trên sóng phát thanh tiếng dân tộc thiểu số

Bảo tồn văn hóa sử thi Ê Đê, Jarai trên sóng phát thanh tiếng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Sáng 26/8, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Nguyên tổ chức hội thảo khoa học về Giải pháp bảo tồn văn hóa sử thi Êđê, Jarai trên làn sóng phát thanh tiếng dân tộc thiểu số tại VOV Tây Nguyên.

Cán bộ biên phòng biết 5 thứ tiếng dân tộc     
Cán bộ biên phòng biết 5 thứ tiếng dân tộc     

VOV.VN - Ở tỉnh vùng cao Lào Cai có một cán bộ biên phòng trẻ biết tới 5 thứ tiếng dân tộc, giúp ích rất lớn trong thực hiện nhiệm vụ trên biên giới.

Cán bộ biên phòng biết 5 thứ tiếng dân tộc     

Cán bộ biên phòng biết 5 thứ tiếng dân tộc     

VOV.VN - Ở tỉnh vùng cao Lào Cai có một cán bộ biên phòng trẻ biết tới 5 thứ tiếng dân tộc, giúp ích rất lớn trong thực hiện nhiệm vụ trên biên giới.

Trẻ không sõi tiếng Việt sẽ "ảnh hưởng tới tận gốc rễ văn hóa dân tộc"
Trẻ không sõi tiếng Việt sẽ "ảnh hưởng tới tận gốc rễ văn hóa dân tộc"

VOV.VN - Theo chuyên gia Ngôn ngữ học - ThS Võ Quốc Việt, việc nhiều trẻ không sõi tiếng Việt là biểu hiện của xâm thực văn hóa, sẽ ảnh hưởng tới tận gốc rễ văn hóa dân tộc.

Trẻ không sõi tiếng Việt sẽ "ảnh hưởng tới tận gốc rễ văn hóa dân tộc"

Trẻ không sõi tiếng Việt sẽ "ảnh hưởng tới tận gốc rễ văn hóa dân tộc"

VOV.VN - Theo chuyên gia Ngôn ngữ học - ThS Võ Quốc Việt, việc nhiều trẻ không sõi tiếng Việt là biểu hiện của xâm thực văn hóa, sẽ ảnh hưởng tới tận gốc rễ văn hóa dân tộc.