Mở rộng danh mục đấu thầu thuốc tập trung

VOV.VN - Qua đấu thầu thuốc tập trung năm 2017, giá thuốc giảm 15%, giúp tăng quyền lợi của người tham gia BHYT.

Chiều 9/4, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ có buổi làm việc với Bộ Y tế về việc mở rộng danh mục đấu thầu thuốc. 

Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến nay 63/63 tỉnh, thành phố đã đấu thầu tập trung, nhiều tỉnh đã đấu thầu tập trung hầu hết các loại thuốc, một số tỉnh đã đấu thầu tập trung một số loại vật tư, hóa chất sử dụng lớn.

Về đấu thầu tập trung cấp quốc gia, hiện Bộ Y tế đã hoàn thành đấu thầu 5 hoạt chất với 22 thuốc (5 thuốc biệt dược, 17 thuốc generic) để cung cấp cho các cơ sở y tế trên toàn quốc.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc với Bộ Y tế.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về mở rộng danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia trong năm 2018, Bộ Y tế đã khẩn trương xem xét, quyết định 30 thuốc có số lượng sử dụng lớn để đấu thầu tập trung năm 2018; Đồng thời sửa Thông tư 09 để mở rộng danh mục đấu thầu tập trung cả ở cấp địa phương trong năm 2018.

Bộ cũng có kế hoạch sớm hoàn thành đàm phán giá 8 thuốc biệt dược gốc sử dụng nhiều. Sau khi có kết quả sẽ mở rộng thêm khoảng 25 biệt dược gốc. Bên cạnh đó, triển khai đàm phán giá đối với 139 thuốc biệt dược gốc hết bản quyền đã có nhiều thuốc generic thay thế.

Ông Phạm Lương Sơn, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, về đấu thầu thuốc, trong giai đoạn 1, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tổ chức đấu thầu đúng quy định, an toàn, công khai, minh bạch, gồm 6 thuốc của 5 hoạt chất.

Trong quý IV năm 2017, đã lựa chọn được các mặt hàng thuốc có chất lượng, ưu tiên thuốc sản xuất trong nước, hoàn thành được mục tiêu giảm giá thuốc trên 15% theo chỉ đạo của Chính phủ.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc.

Giai đoạn 2, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có công văn gửi Bộ Y tế đề xuất mở rộng danh mục đấu thầu, gồm 20 loại thuốc. Tuy nhiên, hiện nay Bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa nhận được phản hồi của Bộ Y tế.

Theo ông Phạm Lương Sơn, vướng mắc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là phải xác định tiêu chí, danh mục đấu thầu. Bên cạnh đó, do năng lực nhà thầu khác nhau, một số nhà thầu không đủ năng lực cung cấp trên phạm vi cả nước nên không có nhà thầu trúng thầu.

Tại buổi làm việc, Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị Bộ Y tế ban hành danh mục đấu thầu đợt 2.

Theo đánh giá của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, hết quý I nhưng việc đấu thầu thuốc tập trung năm 2018 vẫn chưa được triển khai là chậm; Đồng thời nêu rõ, việc mở rộng đấu thầu thuốc tập trung cần phải có lộ trình, thời điểm nào đấu thầu, thời điểm nào cần đàm phán giá. Phó Thủ tướng yêu cầu, việc đấu thầu thuốc tập trung cần phải được công khai, minh bạch.

“Đấu thầu tập trung không chỉ là vấn đề kinh tế giúp cho ngân sách Nhà nước mà còn là vấn đề nhân đạo vì sẽ giúp người dân, nhất là người nghèo không phải mua thuốc bị đội giá lên cao. Không chỉ đấu thầu thuốc tập trung, năm nay cần tiến hành cả đấu thầu trang thiết bị y tế nữa”- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đấu thầu thuốc vào bệnh viện: Giải pháp nào để kiểm soát giá thuốc?
Đấu thầu thuốc vào bệnh viện: Giải pháp nào để kiểm soát giá thuốc?

VOV.VN -Trong thời gian tới, tiền thuốc sẽ không còn chiếm tỷ lệ 60% tổng chi phí khám, chữa bệnh, mà sẽ giảm dần xuống còn 50%, 40%, thậm chí là 30%.

Đấu thầu thuốc vào bệnh viện: Giải pháp nào để kiểm soát giá thuốc?

Đấu thầu thuốc vào bệnh viện: Giải pháp nào để kiểm soát giá thuốc?

VOV.VN -Trong thời gian tới, tiền thuốc sẽ không còn chiếm tỷ lệ 60% tổng chi phí khám, chữa bệnh, mà sẽ giảm dần xuống còn 50%, 40%, thậm chí là 30%.

Đấu thầu thuốc tập trung ngăn loạn giá thuốc
Đấu thầu thuốc tập trung ngăn loạn giá thuốc

53 tỉnh thành đã thực hiện đấu thầu thuốc tập trung thay vì để các bệnh viện tự mua như trước kia.

Đấu thầu thuốc tập trung ngăn loạn giá thuốc

Đấu thầu thuốc tập trung ngăn loạn giá thuốc

53 tỉnh thành đã thực hiện đấu thầu thuốc tập trung thay vì để các bệnh viện tự mua như trước kia.