Hiểm họa từ việc khai thác tài nguyên theo kiểu tận diệt

Đã hơn 20 năm nay, việc khai thác vàng sa khoáng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sông suối các tỉnh duyên hải miền Trung

Tại hyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định; Phong Hải, Điền Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế; hay tại các xã ven biển thuộc hai huyện Gio Linh, Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, việc khai thác titan diễn ra rầm rộ.

Khai thác khoáng sản trái phép

Những dải rừng phòng hộ chắn sóng, gió ven biển bị đào bới, san phẳng thành bình địa, môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Chất độc xianua, nguy cơ sập hầm cùng các tệ nạn xã hội như ma túy, mãi dâm, đâm chém... từ các bãi vàng luôn rình rập. Không chỉ vậy, việc khai thác titan trong vòng hơn 5 năm qua đã xóa sổ hàng trăm bãi biển, rừng dương, các dòng sông miền Trung biến dạng.

Việc khai thác titan đang khiến hàng loạt cánh rừng phòng hộ, rừng sản xuất ven biển dần bị khai tử, ruộng đồng bị sa mạc hóa, chỉ còn lại những hố cát sâu từ 20 mét đến 30 mét, chứa những bè hút cát, giàn lọc titan. Theo dự báo, khoảng 10 - 15 năm nữa, trữ lượng khoảng 2,5 triệu tấn sa khoáng ở Bình Định sẽ hoàn toàn cạn kiệt.

Để chấn chỉnh lại trật tự trong khai thác, chế biến titan, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần rà soát, xem xét lại việc cấp giấy phép mới và đảm bảo quy hoạch khai thác chế biến titan đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ở những địa phương giàu titan như Bình Định, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên