Kịch câm về bảo vệ môi trường

“Tiếng vọng hành tinh” phần 2 đưa tới cho mọi người câu hỏi: “Cần phải làm gì khi đối diện với thảm họa biến đổi khí hậu toàn cầu hôm nay?”.

Trái đất đang đứng trước thảm họa của sự bất ổn định môi trường và khí hậu. Hàng trăm ngôi nhà, trường học, bệnh viện và các công trình văn hóa sụp đổ; hàng vạn người chết và hàng triệu người mất nhà ở, mất cha, mẹ, con cái. Thảm họa từ biến đổi khí hậu đã khăp nơi trên thế giới ngày càng tăng và vô cùng trầm trọng. Đứng trước tình trạng ấy con người phải làm gì? Đó là câu hỏi mà “Tiếng vọng hành tinh” gửi thông điệp tới khán giả.

Một cảnh trong "Tiếng vọng hành tinh"

Pantomin (kịch câm hay kịch không lời) là một loại hình nghệ thuật mới, xuất hiện từ giữa thế kỷ 20, bắt đầu từ 2 nghệ  sỹ nổi tiếng thế giới là danh hài Sarlo và Marxen Marxo.

Năm 2006, trong Liên hoan sân khấu Xã hội hóa toàn quốc tại TP Hồ Chí Minh xuất hiện vở kịch không lời với tên gọi “Tiếng vọng hành tinh”, do NSƯT Phạm Bích Ngọc biên kịch và đạo diễn. Vở kịch không lời dài trên 1 giờ đồng hồ, đã gây sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi thời lượng dài, mà còn đề cập vấn đề sống còn của con người đang sống trên Trái đất. Vở kịch đã đoạt giải đặc biệt tại Hội diễn.

“Tiếng vọng hành tinh” phần 2, qua bàn tay dàn dựng đầy tâm huyết với nghệ thuật kịch câm của NSƯT Phạm Thị Bích Ngọc, lại một lần nữa đưa tới cho mọi người câu hỏi cần phải làm gì khi đối diện với thảm họa biến đổi khí hậu toàn cầu hôm nay?./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên