Lo cho Biển Mẹ

Biển là nhà của bao nhiêu sinh vật và cây cỏ. Gần đây, con người liên tục làm khổ Đại Dương. Biển Mẹ thân thương đang bị hành hạ.

Tàn hại biển cả

Hai trăm năm làm sạch Fukushima

Nhật Bản chịu đựng một thảm họa hạt nhân vào tháng 03 năm 2011. Sóng thần tiếp sau trận động đất mạnh ở bờ biển phía Đông giết gần 16 000 người. Liền sau đó lại tới thảm họa khác: các lò phản ứng của nhà máy hạt nhân Fukushima bị hư hại nặng. Sự rò rỉ phóng xạ khiến phải lập tức di tản cư dân. Nhiều thành phố bị bỏ hoang. Lượng phóng xạ lớn thải vào không khí và biển cả. Cả thế giới bị sốc.

Description: H:\13. Hình ảnh phẫu trị\34. Hình mẫu - Group\7157.jpg

Theo báo Nature (29.9.2014), số lượng phóng xạ thải ra từ rò rỉ hạt nhân năm 2011 đã vượt hơn thảm họa hạt nhân Chernobyl 1986 ở Liên Xô cũ. Lượng Cesium đồng vị phóng xạ cao hơn lượng thải ở Chernobyl 11% cả trên mặt đất lẫn trong nước. Fukushima chẳng những đe dọa nhân loại vì gần đại dương, mà còn vì phóng xạ lan tràn khắp địa cầu. Tỉ lệ mắc ung thư đang chờ đợi tăng lên đối với những ai phơi nhiễm xạ. Báo Times of London (27.3.2015) phỏng định nước Nhật cần 200 năm để làm sạch Fukushima.


Đại dương bị đốt cháy

Ngày 20.4.2010, dàn khoan Deepwater Horizon, ở ngoài khơi vịnh Mexico, cháy nổ dữ dội trên biển, giết chết ngay 11 công nhân và làm bị thương một số người khác. Chỉ hai ngày sau dàn khoan chìm hẳn vào lòng đại dương. Dầu thô tràn lan khủng khiếp ngoài tầm kiểm soát, kéo dài khoảng ba tháng.

Chính quyền Hoa Kỳ ước lượng khoảng 4,2 triệu thùng dầu đã thoát ra, làm ô nhiễm biển tới 43.300 dặm vuông và 1.000 dặm dài dọc bờ biển từ Texas tới Florida. Vụ tràn dầu biển khơi lớn nhất lịch sử, làm chết hàng ngàn con chim, rùa biển và cá heo, cản trở sự đánh bắt hải sản và du lịch vùng vịnh. Công ty BP phải bỏ hàng chục tỉ đô la Mỹ để rửa môi trường.


Bài học Minamata: đổ bỏ Thủy ngân vào biển khơi

Bệnh Minamata. Ca bệnh đầu tiên ở người được chính thức xác nhận vào năm 1950. Ba năm sau, đại học Kumamoto công bố thủy ngân (Methyl Mercury) là nguyên nhân gây bệnh. Chính nhà máy Chisso đã đổ chất thải thủy ngân ra vịnh Minamata quận Kumamoto, phía Nam Nhật Bản. Kim loại nặng này đã tích tụ vào cá và các loại nghêu sò. Cư dân trong vùng đã ăn hải sản này. Họ hứng chịu hậu quả với các triệu chứng tê cóng, xáo trộn thị lực và các triệu chứng khác, bệnh cũng tấn công các hài nhi trong bụng mẹ. Chisso tiếp tục tuôn bỏ nước thải thấm thủy ngân cho đến năm 1968, gây chết ít nhất 2000 người, gây dị tật bẩm sinh, bại liệt và các bệnh khác. Đến năm 1968 chính quyền mới chính thức nhìn nhận.

Niigata Minamata. Năm 1965, bệnh cũng xuất hiện ở vùng sông Agano của quận Niigata. Ở đây bệnh có tên là Niigata Minamata, do thủy ngân thải từ nhà máy Showa Denko K.K’s quận Niigata.


Ngày nay 50 năm sau, bài học Minamata vẫn còn đó. Có một Viện bão tàng và có nghi thức tưởng niệm hàng năm thảm họa môi trường nhiễm độc thủy ngân tệ hại nhất lịch sử.

Tra tấn Đại dương, không thương tiếc

Đổ bỏ các chất độc từ công nghiệp vào đại dương gây hại trực tiếp đời sống biển. Các loại phân bón, dầu lửa, thuốc diệt côn trùng, chất thải từ thú vật làm đất nhiễm độc có thể gây ra những vùng biển chết. Dầu thô tồn đọng hàng nhiều năm trên mặt biển, thường làm sinh vật biển ngộp thở đến chết. Khai thác mỏ bạc, vàng, chì, cobalt và kẽm ở độ sâu đến 3000 mét trong lòng biển, gây tổn hại các nơi sâu thẳm của đại dương. Khí CO2 và hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt độ của biển tác động mạnh mẻ lên môi trường sinh thái đại dương. Xáo trộn quá trình quang tổng lợp, chu trình sống của san hô bị bẽ gãy. Làm giảm cơ may sống sót của sinh vật biển như cá voi, rùa, cá mập, cá heo, chim cánh cụt. Không kể hết.

Đời sống biển bị vùi dập. Tất cả sự sống, cây cỏ và sinh vật biển đều bị ảnh hưởng.

Con người lãnh đủ. Ăn các hải sản, các chất độc tích lũy trong cơ thể con người có thể dẫn đến ung thư, dị tật bẩm sinh hoặc các bệnh mạn tính khác.

Biển Mẹ đớn đau

Formosa nhận lỗi. Thanh Niên - Ngày 01.07.2016. Formosa nhận lỗi... Chủ tịch Hội đồng quản trị cùng 6 thành viên lãnh đạo công ty này đã cúi đầu công khai xin lỗi người dân Việt Nam...

500 triệu đô cho nổi đau. Tuổi Trẻ (TTO) - Ngày 30.06.2016. Sau quá trình làm việc của các cơ quan chức năng Việt Nam, Formosa thừa nhận gây ra sự cố môi trường biển, khiến cá chết tại một số tỉnh miền Trung. Formosa cam kết bồi thường 500 triệu USD khắc phục hậu quả.

Biển nhiễm độc, rong hút độc

Là thầy thuốc tôi lo nhiều cho rong biển. Một số loại rong biển được tiêu thụ để bồi dưỡng sức khỏe. Rong biển hấp thụ mạnh các chất dinh dưỡng trong biển. Ta biết vì sao rong chứa nhiều loại muối khoáng bổ dưỡng với điều kiện chúng mọc từ các biển sạch. Khổ thay, ngày nay các đại dương ngày một không an toàn và tương lai còn đáng lo hơn.  Thật không may, rong không phân biệt loại tốt loại xấu. Con người đã gây ô nhiễm mạnh, bỏ vào biển các khối lượng khổng lồ các hóa chất độc hại và kim loại nặng.

Cẩn thận dùng rong biển. Nếu mọc ở trong vùng biển có độ nhiễm cao các kim loại nặng như arsenic, cadmium, thủy ngân, chì..., các loại rong hút lấy các kim loại này. Nguy hại cho con người, ăn rong biển nhiều ngày có thể đưa đến suy yếu và thậm chí tử vong. Triệu chứng ban đầu của nhiễm độc các kim loại nặng gồm yếu sức, nôn mửa, tiêu chảy. Các loại rong nâu và rong đen (gọi là hijiki) dễ bị nhiễm độc hơn. Lưu ý lựa các loại được kiểm chứng an toàn.


Nâng niu môi trường

Dòng sông Singapore sống lại. Năm 1977, Thủ tướng Lý Quang Diệu có kế hoạch đầy tham vọng: "Rửa sạch dòng sông Singapore và hồ Kallang. Mười năm nữa chúng ta lại có thể câu cá trên sông hồ này". Năm 1987, dòng sông sống lại, dòng chảy đã rửa sạch. Lòng sông nhỏ nhưng là dòng sông sạch đẹp. Hai bên bờ kè ngay ngắn, dòng chảy êm đềm, mặt sông không có lục bình cũng không có vỏ chai, giấy rác, bao bì. Ngày nay thuyền đẹp, thuyền rồng, ghe tam bản thoải mái chở khách thưởng lãm sông nước.

Cửa sông Singapore
Công ước Minamata. Năm 2013, 128 quốc gia tham dự hội nghị do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại thành phố Kumamoto cùng chấp thuận công ước Minamata, coi thủy ngân là một hóa chất đáng quan ngại toàn cầu. Từ 2020 các nước phải ngừng sản xuất, ngừng xuất nhập khẩu các sản phẩm chứa thủy ngân như nhiệt kế, các loại pin và ánh sáng huỳnh quang. Các nước có nhiệm vụ lưu giữ đúng quy định và giảm đổ bỏ thủy ngân vào môi trường.


Công ty B.P bỏ hàng chục tỉ đô la Mỹ để rửa biển; Cần 200 năm để làm sạch Fukushima; Bệnh Minamata từ 50 năm còn đó. Dòng sông nhỏ Singapore sống lại; Công ước Minamata nóng hổi là các bài học quý giá. Làm sao Biển Mẹ thân thương sống lại. Rồi chúng ta lại yên tâm với rong biển ngon bổ an toàn./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Formosa gây ô nhiễm biển Miền Trung: Ngư dân mong sớm về với Biển!
Formosa gây ô nhiễm biển Miền Trung: Ngư dân mong sớm về với Biển!

VOV.VN - Người dân Hà Tĩnh đánh giá cao kết quả điều tra nguyên nhân hải sản chết bất thường tại miền Trung và mong muốn được hỗ trợ khôi phục sản xuất.

Formosa gây ô nhiễm biển Miền Trung: Ngư dân mong sớm về với Biển!

Formosa gây ô nhiễm biển Miền Trung: Ngư dân mong sớm về với Biển!

VOV.VN - Người dân Hà Tĩnh đánh giá cao kết quả điều tra nguyên nhân hải sản chết bất thường tại miền Trung và mong muốn được hỗ trợ khôi phục sản xuất.

Giải thích hiện tượng rong biển trôi dạt vào bờ biển Quảng Bình
Giải thích hiện tượng rong biển trôi dạt vào bờ biển Quảng Bình

VOV.VN – Theo Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Bình, việc rong biển trôi dạt vào bờ là hiện tượng tự nhiên.

Giải thích hiện tượng rong biển trôi dạt vào bờ biển Quảng Bình

Giải thích hiện tượng rong biển trôi dạt vào bờ biển Quảng Bình

VOV.VN – Theo Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Bình, việc rong biển trôi dạt vào bờ là hiện tượng tự nhiên.

Thả rùa biển quý hiếm về biển
Thả rùa biển quý hiếm về biển

VOV.VN - Cá thể rùa này thuộc động vật biển quý hiếm nằm trong danh sách đỏ của Việt Nam, cần được bảo vệ nghiêm ngặt, tránh bị tuyệt chủng.

Thả rùa biển quý hiếm về biển

Thả rùa biển quý hiếm về biển

VOV.VN - Cá thể rùa này thuộc động vật biển quý hiếm nằm trong danh sách đỏ của Việt Nam, cần được bảo vệ nghiêm ngặt, tránh bị tuyệt chủng.