Một dự án tại Tiền Giang bị “treo” nhiều năm, người dân “kêu trời”

VOV.VN - Dự án nâng cấp, mở rộng đường huyện lộ 52 tại xã Tân Hội, Thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang bị “treo” nhiều năm và sau đó bị hủy; trong khi đó nhiều hộ dân đã bàn giao mặt bằng lại “bỏ hoang” ,vừa gây lãng phí vừa gây khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Ông Võ Văn Nhanh, cũng như nhiều hộ dân ở ấp Tân Phong, xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy cho biết, rất bức xúc khi tuyến đường Dây Thép (hay còn gọi là huyện lộ 52) đã có dự án nâng cấp mở rộng thành tỉnh lộ 880B  nhưng không rõ lý do gì bị "treo" trong một thời gian dài. Người dân vùng dự án rất bị động trong sản xuất, xây sửa nhà ở.

“Bây giờ tôi làm gì cũng không được vì đã có dự án rồi, sửa chữa nhà cũng không được. Muốn làm gì phải ngoài phạm vụ giải tỏa mới được, tiền bồi thường thì có một số người chưa nhận, để im ru mấy năm rồi. Bây giờ có làm hay  không phải thông báo cho dân biết”, ông Nhanh chia sẻ.

Tháng 10/2017, UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường Dây Thép (tỉnh lộ 880 B) giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Tiền Giang làm chủ đầu tư. Dự án này dài hơn 3,7 km đi qua địa bàn xã Tân Hội (Thị xã Cai Lậy) đến xã Điềm Hy (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), mặt đường rộng 7 mét, lề đường rộng 2,5 mét, phạm vi giải phóng mặt bằng 21 mét, kết cấu láng nhựa 2 lớp. Trong phạm vị dự án còn có 3 cầu, 6 cống, với tổng kinh phí đầu tư hơn 92 tỷ đồng.

Để thực hiện dự án này phía Thị xã Cai Lậy đã thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ cho khoảng 70% hộ dân (với 71 hồ sơ) vùng dự án với số tiền trên 33,3 tỷ đồng, và sau đó dự án này kéo dài cho đến nay. Bà N., một người dân xã Tân Hội đã chấp nhận chủ trương thu hồi đất, giải tỏa mặt bằng, nhận tiền bồi thường hơn 3 năm, tâm tư: “Tôi nhận tiền đề bù rồi mà tới nay đường chưa làm, người dân  chúng tôi yêu cầu dự án này phải làm sớm. Các tuyến đường khác đã nâng cấp hết rồi mà đường này chưa làm. Xã nông thôn mới các tuyến đường đều xây dựng sạch đẹp mà đường này nằm giữa chưa làm thấy kỳ lắm, cần phải làm sớm”.

Đường Dây Thép tại Thị xã Cai Lậy hiện hữu rất nhỏ hẹp, có ảnh hưởng đến việc đi lại của nhiều hộ dân nơi đây. Thời gian qua, xe ô tô các loại không thể lưu thông nên gây khó khăn cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa. Chính quyền địa phương đã dặm vá, đổ đá để tạm thời khắc phục khó khăn phục vụ đi lại cho người dân để chờ dự án triển khai. Các hộ có đất mặt tiền đường cũng không thể đầu tư phát triển sản xuất, xây, sửa nhà ở vì chưa có thông tin gì về dự án này có tiếp tục thực hiện hay không.

Ông Phan Văn Công, Chủ tịch UBND xã Tân Hội nói: Mấy năm gần đây, qua mùa mưa đường này rất khó khăn cho việc đi lại. Cử tri có kiến nghị, sau đó UBND Thị xã có hỗ trợ duy tu lại. Cử tri xã Tân Hội  đã nhiều lần có ý kiến đề xuất nếu có nguồn kinh phí thì nên sớm đầu tư tiếp cho tuyến đường này để người dân đi lại thuận tiện và vận chuyển hàng hóa thuận tiện”.

Trao đổi với phóng viên VOV, lãnh đạo Ban quản lý Dự án và Phát triển quỹ đất Thị xã Cai Lậy cho biết, hiện nay dự án đầu tư đường tỉnh 880B đã bị cấp tỉnh “hủy” giao cho địa phương làm chủ đầu tư. UBND Thị xã Cai Lậy đã đưa dự án vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2026-2030 trở lại đường cấp huyện, với đoạn từ đường huyện 53 đến đường tỉnh 874 (địa bàn xã Tân Hội) và có điều chỉnh so với dự án cũ và mức đầu tư  lên đến 210 tỷ đồng (tăng hơn 2 lần so với dự án cũ).  

Hiện nay, dự án này chưa biết chính xác khi nào mới được tiếp tục triển khai và hoàn thành, trước sự mong chờ mỏi mòn của người dân địa phương.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Một công trình tại Tiền Giang thi công dở dang, nhiều hộ dân rất bức xúc
Một công trình tại Tiền Giang thi công dở dang, nhiều hộ dân rất bức xúc

VOV.VN - Gần đây nhiều công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thi công chậm, thậm chí bị ngưng trệ do thiếu nguồn vật liệu cát, gây khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân. Chủ đầu tư, nhà thầu đang loay hoay tháo gỡ trở ngại này.

Một công trình tại Tiền Giang thi công dở dang, nhiều hộ dân rất bức xúc

Một công trình tại Tiền Giang thi công dở dang, nhiều hộ dân rất bức xúc

VOV.VN - Gần đây nhiều công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thi công chậm, thậm chí bị ngưng trệ do thiếu nguồn vật liệu cát, gây khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân. Chủ đầu tư, nhà thầu đang loay hoay tháo gỡ trở ngại này.

Dự án thi công “rùa bò” ở Tiền Giang, nhà thầu và người dân bức xúc
Dự án thi công “rùa bò” ở Tiền Giang, nhà thầu và người dân bức xúc

VOV.VN - Dù dự án thi công đường hai bên bờ sông Bảo Định thuộc địa bàn thành phố Mỹ Tho, là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh Tiền Giang nhưng việc triển khai thi công rất chậm. Cả nhà thầu và người dân vùng dự án rất bức xúc vì tiến độ thi công “rùa bò”.

Dự án thi công “rùa bò” ở Tiền Giang, nhà thầu và người dân bức xúc

Dự án thi công “rùa bò” ở Tiền Giang, nhà thầu và người dân bức xúc

VOV.VN - Dù dự án thi công đường hai bên bờ sông Bảo Định thuộc địa bàn thành phố Mỹ Tho, là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh Tiền Giang nhưng việc triển khai thi công rất chậm. Cả nhà thầu và người dân vùng dự án rất bức xúc vì tiến độ thi công “rùa bò”.

Tiền Giang: Đường tỉnh 879 hư hỏng nặng, đe dọa tính mạng người dân
Tiền Giang: Đường tỉnh 879 hư hỏng nặng, đe dọa tính mạng người dân

VOV.VN - Tuyến đường tỉnh lộ 879 là trục giao thông trọng yếu đi qua các xã Lương Hòa Lạc, Phú Kiết, Mỹ Tịnh An, Trung Hòa của huyện Chợ Gạo (Tiền Giang). Gần đây, mặt đường này bị xuống cấp, hư hỏng nặng kém an toàn giao thông, chính quyền và ngành chức năng tỉnh Tiền Giang cần có giải pháp khắc phục kịp thời.

Tiền Giang: Đường tỉnh 879 hư hỏng nặng, đe dọa tính mạng người dân

Tiền Giang: Đường tỉnh 879 hư hỏng nặng, đe dọa tính mạng người dân

VOV.VN - Tuyến đường tỉnh lộ 879 là trục giao thông trọng yếu đi qua các xã Lương Hòa Lạc, Phú Kiết, Mỹ Tịnh An, Trung Hòa của huyện Chợ Gạo (Tiền Giang). Gần đây, mặt đường này bị xuống cấp, hư hỏng nặng kém an toàn giao thông, chính quyền và ngành chức năng tỉnh Tiền Giang cần có giải pháp khắc phục kịp thời.