Nam bệnh nhân tìm ra bệnh sau 17 năm đi khắp các bệnh viện

VOV.VN - Bệnh nhân Hoàng Văn Khương (17 tuổi) mắc bệnh lý mạch máu ngoại biên. Cụ thể cánh tay trái có các u máu, gây biến dạng và giảm chức năng của cánh tay trái.

17 năm đi khắp các bệnh viện không tìm ra được bệnh, hôm nay (13/5), một nam bệnh nhân ở Hà Nam được các bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội tiến hành các biện pháp can thiệp thành công bệnh lý mạch máu ngoại biên.

Ca bệnh điển hình này là một trong 3 trường hợp được thực hiện tại Chương trình trao đổi kinh nghiệm chuyên môn giữa Bệnh viện Tim Hà Nội và các bệnh viện vệ tinh diễn ra chiều 13/5 tại Hà Nội.

Bệnh nhân là Hoàng Văn Khương (17 tuổi, ở Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam) mắc bệnh lý mạch máu ngoại biên. Cụ thể là cánh tay trái của bệnh nhân bị tổn thương do dị dạng hệ thống động mạch, tĩnh mạch, từ đó, hình thành nên những u máu từ bả vai xuống toàn bộ cánh tay, cẳng tay và bàn tay, gây biến dạng và giảm chức năng của cánh tay trái.

Chị Nguyễn Thị Đào - mẹ của bệnh nhân cho biết: "Con trai bị mắc bệnh bẩm sinh. Lúc mới sinh tay cháu bé có màu xanh, gia đình tưởng cháu bị chàm. Khi cháu được gần 1 tháng tuổi thì tay nổi các cục u phồng to lên, chạm vào thấy đau. Gia đình cho cháu đi khám tại nhiều bệnh viện. Có nơi bảo cháu bị u máu, có nơi lại bảo bị giãn tĩnh mạch tay, không chữa được, khuyên gia đình đưa về nhà, hàng năm đi kiểm tra lại".

Gần đây, thấy cánh tay trái của Hoàng Văn Khương rất yếu, gia đình đã tìm hiểu và đưa đến Bệnh viện Tim Hà Nội. PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền, Giám đốc bệnh viện cho hay, trường hợp này nếu không được can thiệp, điều trị sẽ phải cắt cụt cánh tay trái.

“Bệnh nhân đã được chụp cắt lớp vi tính động mạch chi trên, toàn bộ vùng tổn thương theo nhiều lớp cắt, phân tích các vùng tổn thương, vị trí, nguyên nhân và mức độ. Hôm nay bệnh nhân được chụp hệ thống động mạch ở cánh tay trái. Sau đó tiến hành dùng keo và hoá chất bịt dần những phần thông động tĩnh mạch, bị những mạch rò, khu trú dần các vị trí tổn thương, tiêm để xơ hoá những búi mạch đã hình thành nên các u mạch, phải thực hiện khoảng 5-7 lần mới có thể chữa được tình trạng tổn thương này", PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền cho biết.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền, bệnh lý mạch máu ngoại biên có thể do bẩm sinh hoặc do mắc phải khi lớn lên. Khoảng 20 năm trở lại đây, bệnh này gia tăng nhanh do thói quen ăn quá nhiều thịt, đường, dầu mỡ; ăn ít rau, ít vận động thể lực, hút thuốc lá và bị căng thẳng thần kinh.../. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phương pháp giúp tóc bóng mượt và chắc khỏe
Phương pháp giúp tóc bóng mượt và chắc khỏe

VOV.VN - Dưới đây là những phương pháp giúp tóc mọc nhanh và chắc khỏe mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.

Phương pháp giúp tóc bóng mượt và chắc khỏe

Phương pháp giúp tóc bóng mượt và chắc khỏe

VOV.VN - Dưới đây là những phương pháp giúp tóc mọc nhanh và chắc khỏe mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.

Thói quen ăn cay và sức khỏe của họng
Thói quen ăn cay và sức khỏe của họng

VOV.VN - Thực phẩm cay có thể làm tăng tuổi thọ của biểu mô niêm mạc mũi họng, từ đó giảm hiện tượng viêm họng mạn tính teo.

Thói quen ăn cay và sức khỏe của họng

Thói quen ăn cay và sức khỏe của họng

VOV.VN - Thực phẩm cay có thể làm tăng tuổi thọ của biểu mô niêm mạc mũi họng, từ đó giảm hiện tượng viêm họng mạn tính teo.

Giải pháp làm chậm quá trình thoái hóa khớp
Giải pháp làm chậm quá trình thoái hóa khớp

VOV.VN - Thoái hóa khớp gây đau nhức dai dẳng, cứng khớp, hạn chế vận động, tiềm ẩn nguy cơ biến dạng khớp, thậm chí tàn phế. Dưới đây là những cách đơn giản giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp, cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Giải pháp làm chậm quá trình thoái hóa khớp

Giải pháp làm chậm quá trình thoái hóa khớp

VOV.VN - Thoái hóa khớp gây đau nhức dai dẳng, cứng khớp, hạn chế vận động, tiềm ẩn nguy cơ biến dạng khớp, thậm chí tàn phế. Dưới đây là những cách đơn giản giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp, cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.