Nâng cao hiệu quả triển khai các dự án vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam

VOV.VN - Ngày 21/4, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022 và 3 tháng đầu năm 2023.

Tỉnh Quảng Nam có 9 huyện miền núi, trong đó 6 huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số đều thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Văn phòng điều phối cấp huyện. Năm 2022, tỉnh Quảng Nam được đầu tư gần 423 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn này chỉ hơn 14%.

Nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam, giảm 10% hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số; triển khai xây mới và sửa chữa 60 công trình dân sinh phục vụ đời sống người dân miền núi; thực hiện giao khoán hơn 4.000 ha rừng tự nhiên cho người dân quản lý, bảo vệ.

Năm 2023, vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phân bổ cho tỉnh Quảng Nam hơn 782 tỷ đồng. Đến cuối tháng 3 vừa qua, tỉnh Quảng Nam mới giải ngân được 20 tỷ đồng từ nguồn vốn này của năm 2022 chuyển sang năm 2023. Trong năm 2022 và quý I/2023, việc triển khai thực hiện Chương trình này đang gặp khó khăn. Nguyên nhân là các cơ quan Trung ương chậm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện, các địa phương rất lúng túng trong triển khai các dự án, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân. Ngoài ra, trong năm 2022, nguồn vốn này giải ngân thấp do vốn phân bổ vào đầu quý III, thời gian để giải ngân ngắn cùng với việc các địa phương thời điểm này gặp nhiều áp lực trong giải ngân các nguồn vốn đầu tư khác trong năm.

Theo ông Nguyễn Công Thành, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam, nhiều quy định, tiêu chí thực hiện chế độ chính sách đối với học sinh miền núi tại các Tiểu dự án giáo dục thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh còn nhiều vướng mắc.

“Trong cùng 1 trường học, 1 lớp học, nhiều em học sinh ngồi cùng 1 bàn với nhau mà 1 em thì được hưởng chính sách của Trung ương, 1 em được hưởng chính sách của địa phương thì rất bất cập. Chúng tôi đề xuất cần chỉnh sửa chính sách sao đó để chính sách thụ hưởng phải công bằng”, ông Nguyễn Công Thành nói.

Ông Lê Văn Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Quảng Nam chỉ ra một số khó khăn tại các địa phương miền núi khi triển khai các tiểu dự án như tỷ lệ hộ nghèo quá cao, đời sống người dân còn nhiều khó khăn nên khả năng đối ứng khi triển khai dự án rất hạn chế. Cùng với đó, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ tại miền núi chưa đáp ứng yêu cầu trong quá trình triển khai thực hiện các tiểu dự án.

Ông Lê Văn Dũng kiến nghị: “Nên đơn giản hoá các thủ tục trong quá trình triển khai thực hiện vì thủ tục hiện quá rườm rà. Việc gì có thể phân cấp được cho cấp tỉnh, cấp huyện, thậm chí cấp xã thì Trung ương nên có chủ trương để phân cấp”.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của tỉnh Quảng Nam. Nhiều khó khăn, vướng mắc phát sinh trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ được Đoàn công tác tổng hợp trình Chính phủ sớm có giải pháp tháo gỡ.

Ông Hầu A Lềnh đề nghị tỉnh Quảng Nam và các địa phương cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương trong quá trình tháo gỡ khó khăn, điều chỉnh chính sách: “Vấn đề gì thuộc về trách nhiệm của trung ương thì trung ương phải làm, phải tháo gỡ. Thủ tướng Chính phủ đã giao cho các Bộ, ngành tập trung chỉnh sửa. Có 3 nhóm việc phải làm: Nhóm thứ nhất là tháo gỡ khó khăn, nhóm thứ 2 là giải quyết những vấn đề chống chéo và nhóm thứ 3 là bổ sung những gì chưa có”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sóc Trăng quan tâm phát triển đảng viên đồng bào dân tộc thiểu số
Sóc Trăng quan tâm phát triển đảng viên đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Sóc Trăng luôn chú trọng công tác phát triển đảng người dân tộc thiểu số, không chỉ về số lượng mà chất lượng đảng viên mới kết nạp cũng ngày càng được nâng lên.

Sóc Trăng quan tâm phát triển đảng viên đồng bào dân tộc thiểu số

Sóc Trăng quan tâm phát triển đảng viên đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Sóc Trăng luôn chú trọng công tác phát triển đảng người dân tộc thiểu số, không chỉ về số lượng mà chất lượng đảng viên mới kết nạp cũng ngày càng được nâng lên.

Bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số ở Kon Tum, một hành động nhiều mục tiêu
Bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số ở Kon Tum, một hành động nhiều mục tiêu

VOV.VN - Nhờ nỗ lực bảo tồn, phát huy được giá trị văn hóa truyền thống, đời sống tinh thần của người dân các dân tộc thiểu số trong tỉnh ngày càng phong phú và văn hóa đã trở thành động lực đối với sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng.

Bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số ở Kon Tum, một hành động nhiều mục tiêu

Bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số ở Kon Tum, một hành động nhiều mục tiêu

VOV.VN - Nhờ nỗ lực bảo tồn, phát huy được giá trị văn hóa truyền thống, đời sống tinh thần của người dân các dân tộc thiểu số trong tỉnh ngày càng phong phú và văn hóa đã trở thành động lực đối với sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng.

Bình Phước báo động lừa đảo mua bán đất của đồng bào dân tộc thiểu số
Bình Phước báo động lừa đảo mua bán đất của đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành Công văn số 1858 về việc tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý đất đai trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bình Phước báo động lừa đảo mua bán đất của đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Phước báo động lừa đảo mua bán đất của đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành Công văn số 1858 về việc tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý đất đai trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.