Năng lực ứng phó với tấn công mạng của Việt Nam còn nhiều hạn chế

VOV.VN - Thời gian qua, tình hình tấn công mạng không ngừng gia tăng, phức tạp, khó lường và có xu hướng nhắm vào các hệ thống thông tin quan trọng của các lĩnh vực trọng yếu như năng lượng, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông…

Tấn công mạng tại Việt Nam không ngừng gia tăng, phức tạp, khó lường

Ngày 17/12 tại Hà Nội, thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng quốc gia và kỷ niệm Ngày An ninh mạng Việt Nam, Bộ Công an phối hợp Hiệp hội An ninh mạng quốc gia lần đầu tiên tổ chức Diễn tập An ninh mạng quốc gia năm 2024 với chủ đề “Ứng phó khắc phục sự cố tấn công APT vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia”.

Phát biểu tại sự kiện, Trung tướng Nguyễn Minh Chính - Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội an ninh mạng quốc gia cho biết: “Diễn tập an ninh mạng lần này không chỉ giúp các đội trải nghiệm và rèn luyện kỹ năng phát hiện, đối phó với các mối đe dọa mạng một cách hiệu quả, mà còn tăng cường nhận thức về các rủi ro bảo mật, tạo cơ hội để thử nghiệm các kịch bản phản ứng và khắc phục sự cố khác nhau, tạo ra cơ chế hiệp đồng chiến đấu, cùng nhau chia sẻ thông tin, phối hợp chặt chẽ”.

Thời gian qua, tình hình tấn công mạng không ngừng gia tăng, phức tạp, khó lường và có xu hướng nhắm vào các hệ thống thông tin quan trọng của các lĩnh vực trọng yếu như năng lượng, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông…

Trong năm 2024, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an đã tiếp nhận, xử lý 74.000 cảnh báo tấn công mạng, 83 chiến dịch tấn công mạng có chủ đích (APT) tại Việt Nam, thu thập và phân tích 125 mẫu thuộc 64 dòng mã độc khác nhau của tin tặc.

Năng lực phòng, chống và ứng phó với tấn công mạng của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Khi có sự cố tấn công mạng xảy ra, quy trình xử lý, ứng phó nhanh chóng để giảm thiểu tối đa thiệt hại còn gặp lúng túng, khó khăn, dẫn đến nhiều trường hợp các đơn vị, tổ chức phải chịu thiệt hại lớn từ các cuộc tấn công mạng và để lại những hệ lụy, rủi ro tiềm ẩn tiếp tục bị tấn công trong tương lai.

Số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gây ra sự cố được Bộ Thông tin và Truyền thông ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý giảm tới 57,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo phân tích của Cục A05, thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có 4 nguyên nhân chính: Các đơn vị nhận thức chưa đầy đủ về hiểm họa khôn lường của các hình thái tấn công mạng tinh vi, phức tạp và liên tục đổi mới phương thức; Các đơn vị đầu tư bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin chưa tương xứng với hoạt động khai thác, vận hành và tầm quan trọng của lĩnh vực; Các đơn vị chưa xây dựng được quy trình phòng ngừa và ứng cứu sự cố đủ nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả và đặc biệt là chưa hình thành được mạng lưới ứng phó với sự tham gia của đầy đủ các thành phần nòng cốt giúp phòng thủ đa lớp và ứng phó khắc phục sự cố toàn diện.

Diễn tập an ninh mạng sẽ trở thành sự kiện thường niên

Theo Thượng tá Lê Xuân Thủy, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng quốc gia, Cục A05, chương trình diễn tập an ninh mạng năm 2024 nhằm góp phần nâng cao nhận thức bảo đảm an ninh mạng cho các bên tham gia và là cơ hội quý báu để trau dồi, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng an ninh mạng, kỹ năng triển khai quy trình đồng bộ ứng phó khắc phục sự cố. Kịch bản được xây dựng dựa trên tư liệu từ các vụ tấn công có thật, đã xảy ra trong thời gian qua.

41 đơn vị bao gồm cơ quan nhà nước, lực lượng Công an, đơn vị chủ quản các hệ thống thông tin trọng yếu, các ngân hàng, doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực an ninh mạng được chia thành 10 đội thi.

Chương trình diễn tập đã diễn ra thành công tốt đẹp với các giải thưởng dành cho đội nhất, nhì, ba và chứng nhận tham gia cho các đơn vị diễn tập. Với ý nghĩa và sự lan tỏa mà chương trình mang lại, hứa hẹn đây sẽ trở thành sự kiện thường niên của Ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng quốc gia trong những năm tiếp theo.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát hiện kịp thời hơn 2 triệu nguy cơ tấn công mạng vào hệ thống trọng yếu
Phát hiện kịp thời hơn 2 triệu nguy cơ tấn công mạng vào hệ thống trọng yếu

VOV.VN - Giai đoạn 2019 - 2024 phát hiện hơn 2 triệu nguy cơ tấn công mạng. Trong đó, hơn 1 triệu nguy cơ tấn công khai thác lỗ hổng bảo mật, hơn 200.000 nguy cơ tấn công mã độc, hơn 500.000 nguy cơ tấn công đăng nhập, xác thực...

Phát hiện kịp thời hơn 2 triệu nguy cơ tấn công mạng vào hệ thống trọng yếu

Phát hiện kịp thời hơn 2 triệu nguy cơ tấn công mạng vào hệ thống trọng yếu

VOV.VN - Giai đoạn 2019 - 2024 phát hiện hơn 2 triệu nguy cơ tấn công mạng. Trong đó, hơn 1 triệu nguy cơ tấn công khai thác lỗ hổng bảo mật, hơn 200.000 nguy cơ tấn công mã độc, hơn 500.000 nguy cơ tấn công đăng nhập, xác thực...

Tấn công mạng nhắm vào người dùng điện thoại thông minh tăng mạnh
Tấn công mạng nhắm vào người dùng điện thoại thông minh tăng mạnh

VOV.VN - Các cuộc tấn công mạng nhắm vào điện thoại thông minh (smartphone) của người dùng cá nhân đang trở thành một trong những xu hướng chủ đạo của năm 2024.

Tấn công mạng nhắm vào người dùng điện thoại thông minh tăng mạnh

Tấn công mạng nhắm vào người dùng điện thoại thông minh tăng mạnh

VOV.VN - Các cuộc tấn công mạng nhắm vào điện thoại thông minh (smartphone) của người dùng cá nhân đang trở thành một trong những xu hướng chủ đạo của năm 2024.

Tấn công mạng vào các cơ sở trọng yếu gia tăng trong những tháng cuối năm
Tấn công mạng vào các cơ sở trọng yếu gia tăng trong những tháng cuối năm

VOV.VN - Các cơ sở trọng yếu có nhiều dữ liệu quan trọng và ảnh hưởng lớn đang trở thành đích nhắm ưa thích của tin tặc trong những tháng cuối năm.

Tấn công mạng vào các cơ sở trọng yếu gia tăng trong những tháng cuối năm

Tấn công mạng vào các cơ sở trọng yếu gia tăng trong những tháng cuối năm

VOV.VN - Các cơ sở trọng yếu có nhiều dữ liệu quan trọng và ảnh hưởng lớn đang trở thành đích nhắm ưa thích của tin tặc trong những tháng cuối năm.