Ngành Y tế đảm bảo bình ổn giá thuốc chữa bệnh

Bộ Y tế vừa có cuộc họp triển khai thực hiện Kết luận thanh tra số 1942/KL-TTCP-V.III, ngày 02/7/2010 của Thanh tra Chính phủ về việc quản lý, dự trữ lưu thông thuốc quốc gia phục vụ cho công tác phòng, chữa bệnh

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu chủ trì cuộc họp kết luận: Các  đơn vị được giao làm đầu mối, phối hợp và các doanh nghiệp tham gia thực hiện kế hoạch dự trữ lưu thông thuốc đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện công tác dự trữ lưu thông thuốc góp phần đảm bảo bình ổn thị trường thuốc chữa bệnh, góp phần đảm bảo nguồn cung ứng thuốc cho các cơ sở khám, chữa bệnh; việc mua thuốc dự trữ của các doanh nghiệp thực hiện theo quy định đảm bảo chất lượng, thuốc được bảo quản trong khi đạt tiêu chuẩn; luân chuyển thuốc thường xuyên, đảm bảo không để thuốc hết hạn; số tiền các doanh nghiệp vay ngân hàng để thực hiện mua thuốc dự trữ lưu thông được sử dụng đúng mục đích, vốn vay được bảo toàn, không có việc bớt xén, thất thoát kinh phí (đã được Thanh tra Chính phủ đánh giá tại Kết luận Thanh tra).

Bộ Y tế quyết định giảm hạn mức kinh phí vay vốn thực hiện dự trữ thuốc của Công ty dược Trung ương III là do Công ty có một số vi phạm trong thực hiện dự trữ thuốc và khả năng thực hiện thực tế của Công ty nhằm bảo toàn ngân sách Nhà nước.

Qua kết luận của Thanh tra Chính phủ và báo cáo trình của các đơn vị liên quan, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu đã chỉ đạo một số nội dung như: Kế hoạch dự trữ lưu thông thuốc là một nhiệm vụ của Bộ Y tế, là một chủ trương đúng và cần thiết của Chính phủ nhằm chủ động dự trữ thuốc, bảo đảm luôn luôn có một cơ số thuốc dự trữ lưu thông với chất lượng tốt, giá cả hợp lý để cung ứng cho công tác phòng bệnh, chữa bệnh; bảo đảm nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Tuy nhiên, còn một số nội dung quy định tại các văn bản pháp quy của Bộ còn chưa phù hợp với thực tế triển khai thực hiện, cần sớm khắc phục, rà soát, sửa đổi để tăng tính khả thi và hiệu quả của kế hoạch, đồng thời các đơn vị cũng cần rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu, xây dựng văn bản.

Bên cạnh đó, cần khắc phục công tác quản lý như: Giao thanh tra Bộ đôn đốc các đơn vị rút kinh nghiệm, khắc phục các thiếu sót, cụ thể là công tác phối hợp giữa các đơn vị trong chỉ đạo, triển khai thực hiện; xây dựng kế hoạch phân, phân bổ, tính toán hỗ trợ lãi suất; cơ chế mua thuốc, công tác tính toán nhu cầu và cơ cấu thuốc sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên