Ngư dân miền Trung vẫn kiên cường ra khơi

(VOV) -Ngư dân miền Trung lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý này, bà con vẫn ra khơi bám biển.

Việc Trung Quốc đơn phương thi hành Lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông năm 2013 từ 12h ngày 16/5 đến 12h ngày 1/8 với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông.

Ngư dân miền Trung lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý này, bà con vẫn ra khơi bám biển.

Tại các cảng cá khu vực miền Trung như: Hòn Rớ, TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa); Tam Quan, Quy Nhơn (tỉnh Bình Định); Sa Huỳnh, Sa Kỳ (tỉnh Quảng Ngãi); Thọ Quang (TP Đà Nẵng)… ngư dân miền Trung tiếp tục chuẩn bị cho các chuyến ra khơi.

Ngư dân Đà Nẵng chuẩn bị ra khơi (Ảnh: danang.gov.vn)

Ngư dân Phan Văn Nông (xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) vừa từ ngư trường Hoàng Sa trở về cập cảng Thọ Quang, TP Đà Nẵng cho biết: Gần đây tàu Trung Quốc cứ thấy tàu cá của Việt Nam là xua đuổi. Đội tàu của anh gồm 7 chiếc hành nghề giã cào vẫn bám biển đánh bắt 15 ngày, thu nhập 200 triệu đồng/tàu, và bây giờ lại chuẩn bị ra khơi.

Nhiều ngư dân phản đối và coi quyết định đơn phương của Trung Quốc là vô giá trị.

Ngư dân Nguyễn Văn Hồng, chủ tàu cá QNg 98206 lên tiếng: “Tui phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt trên biển Đông. Vùng biển của tui thì tui đánh chứ đâu có xâm phạm vùng biển của Trung Quốc đâu mà họ cấm”.

TP Đà Nẵng hiện có gần 200 tàu cá thường xuyên đi đánh bắt ở các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Ông Trần Văn Lĩnh - Phó Chủ tịch Hội Nghề cá TP Đà Nẵng cho rằng: Ngư dân Đà Nẵng không bao giờ bỏ ngư trường truyền thống trên lãnh thổ Việt Nam.

“Tôi kịch liệt lên án và phản đối. Chúng tôi những ngư dân Việt Nam cứ tiếp tục đánh bắt trên vùng biển của vùng biển của Việt Nam. Lệnh cấm của Trung Quốc, chúng tôi cho rằng không có hiệu lực”, ông Lĩnh khẳng định.         

Ông Trần Công Trục - nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ cho rằng, việc Trung Quốc ra quyết định cấm đánh bắt cá ở biển Đông là không có giá trị. Chính quyền địa phương các tỉnh miền Trung nên hỗ trợ ngư dân về thông tin và giúp đỡ bà con khi ra khơi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cứu hộ 6 ngư dân mắc cạn gần quần đảo Trường Sa
Cứu hộ 6 ngư dân mắc cạn gần quần đảo Trường Sa

Tàu PY 90232 TS cùng 6 ngư dân bị mắc cạn tại bãi đá ngầm trong khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Cứu hộ 6 ngư dân mắc cạn gần quần đảo Trường Sa

Cứu hộ 6 ngư dân mắc cạn gần quần đảo Trường Sa

Tàu PY 90232 TS cùng 6 ngư dân bị mắc cạn tại bãi đá ngầm trong khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Ngư dân Khánh Hòa vững vàng bám biển Trường Sa
Ngư dân Khánh Hòa vững vàng bám biển Trường Sa

(VOV) -Ngư dân Khánh Hòa tiếp tục ra khơi đánh cá trên vùng biển chủ quyền Việt Nam.

Ngư dân Khánh Hòa vững vàng bám biển Trường Sa

Ngư dân Khánh Hòa vững vàng bám biển Trường Sa

(VOV) -Ngư dân Khánh Hòa tiếp tục ra khơi đánh cá trên vùng biển chủ quyền Việt Nam.

Ngư dân Quảng Ngãi “cưỡi sóng”, bám biển Hoàng Sa, Trường Sa
Ngư dân Quảng Ngãi “cưỡi sóng”, bám biển Hoàng Sa, Trường Sa

(VOV) -Dù gặp nhiều rủi ro trên biển nhưng hơn 40.000 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi vẫn ngày đêm bám biển, bám ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa.

Ngư dân Quảng Ngãi “cưỡi sóng”, bám biển Hoàng Sa, Trường Sa

Ngư dân Quảng Ngãi “cưỡi sóng”, bám biển Hoàng Sa, Trường Sa

(VOV) -Dù gặp nhiều rủi ro trên biển nhưng hơn 40.000 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi vẫn ngày đêm bám biển, bám ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa.