Người dân nghèo miền núi tỉnh Bình Định an cư từ chương trình mục tiêu quốc gia

VOV.VN - Từ chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện An Lão, tỉnh Bình Định đã đầu tư nhiều khu dân cư và hỗ trợ người dân xây dựng mới nhà cửa.

 

Những ngày đầu tháng 6/2024, nhà thầu thi công dự án tái định cư thôn 2, xã An Toàn, huyện miền núi An Lão, tỉnh Bình Định tranh thủ thời tiết thuận lợi để thi công dự án. Công trình hoàn thành sẽ bố trí chỗ ở cho 45 hộ  đồng bào Ba Na chưa có đất ở tại thôn 2, xã An Toàn. Đây là niềm mong ước lâu nay của đồng bào Ba Na nói riêng và nhân dân thôn 2, xã An Toàn, huyện An Lão nói chung.

Anh Đinh Văn Đăng, người dân tộc Ba Na ở thôn 2, xã An Toàn, huyện An Lão là một trong số hộ dân đã được bàn giao đất để xây dựng nhà. Anh Đinh Văn Đăng cho biết, ở xã vùng cao An Toàn, điều kiện kinh tế còn khó khăn, đất ở cũng hạn hẹp. Khi biết Nhà nước bàn giao đất, anh Đăng đã vay thêm 30 triệu đồng để xây dựng nhà ở: 

“Tôi mới ra ở riêng, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Trước đây, cây để làm vật liệu dựng nhà để trong nhà mà để lâu quá không có đất làm nhà đã mục hết. Cách đây hơn một tuần, Nhà nước đã bàn giao cho tôi mảnh đất 200m2 để tôi làm nhà ở. Bề rộng ngôi nhà 4,5m, dài 12m bằng gỗ. Bà con đến giúp mình, sau này mình trả lại công. Nhà nước giao đất như thế này cũng mừng, giúp bà con ổn định. Chương trình này được nhân rộng bà con được hưởng lợi”- Anh  Đăng nói.

Dự án công trình bố trí tái định cư thôn 2, xã An Toàn, huyện miền núi An Lão có diện tích hơn 2 héc ta với nguồn vốn đầu tư hơn 10 tỷ đồng từ tiểu dự án "Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết, thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".

Dự án Công trình bố trí tái định cư thôn 2, xã An Toàn, huyện miền núi An Lão gồm các hạng mục: San nền với diện tích hơn 1 héc ta; xây dựng hệ thống đường giao thông với 2 tuyến đường giao thông đối ngoại và đường giao thông nội bộ, tổng chiều dài 765m; hệ thống thoát nước mưa; hệ thống cấp nước sinh hoạt; hệ thống điện và xây dựng đoạn kè gia cố dọc tuyến đường giáp suối An Lão kết nối với kè hiện trạng có chiều dài khoảng 370m. Đặc biệt, dự án này có thân kè đắp đất cấp phối, mái kè đổ bê tông, gia cố chân kè bằng rọ đá chống sạt lở.

Theo kế hoạch công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm 2024. Hiện nay nhà thầu đang cố gắng hoàn thành công trình trước tháng 7/2024 để bà con sớm di dời vào ở.

“Dự án 2 về hỗ trợ đất ở cho bà con, riêng công trình này thì có 6 hạng mục, ưu tiên nhất là hạng mục sang nền và hạng mục cấp nước. Hạng mục sang nền thì đến bây giờ được 60% khối lượng và đảm bảo cho 7 hộ xây dựng nhà ở thì Ban Quản lý – chủ đầu tư cũng đã chỉ đạo cho nhà thầu thực hiện xong 7 lô đất trước, còn lại 38 lô tiếp tục đang hoàn thiện cho đến tháng 7/2024”- Ông Bùi Tiến Sỹ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư xây dựng và phát triển Quỹ đất huyện An Lão, tỉnh Bình Định cho biết.

Thực hiện Tiểu Dự án 1 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi "Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt", huyện An Lão đã hỗ trợ người dân xây dựng 428 nhà trên tổng số 662 nhà cần hỗ trợ.

Không những chú trọng đầu tư xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, huyện An Lão còn quan tâm đến công tác định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2023, từ nguồn vốn gần 30 tỷ đồng của chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện này đã đầu tư xây dựng Khu tái định cư vùng thiên tai thôn 4, thôn 5, xã An Trung. Dự án khoảng 5 hécta nhằm bố trí, sắp xếp, di dời dân cư ra khỏi vùng thiên tai, giảm thiểu tối đa thiệt hại và ổn định cuộc sống cho người dân.

Việc đầu tư xây dựng khu tái định cư này sẽ tạo điều kiện cho các hộ dân nằm trong vùng thiên tai của thôn 4, thôn 5, xã An Trung, huyện An Lão có nơi ở ổn định, có đủ điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần; góp phần phát triển kinh tế, giữ vững an ninh, chính trị, an toàn xã hội tại địa phương.

Theo Ban Dân tộc tỉnh Bình Định, hiện nay các huyện Hoài Ân, An Lão đang đẩy mạnh việc bố trí đất ở và hỗ trợ người dân xây dựng nhà cửa. Với đặc thù của địa hình miền núi An Lão, việc bố trí tái định cư cho bà con sẽ góp phần giúp người dân ổn định cuộc sống, giảm rủi ro thiên tai:

“Về sắp xếp, bố trí dân cư vùng bị sạt lở hoặc là bị xói mòn, ngập úng, đến giờ này thì trên địa bàn tỉnh Bình Định đã làm cụ thể 2 điểm. Địa phương phải kiếm đất hoặc các hộ gia đình có đất nhiều phải chia sẻ cho các hộ đó có đất làm nhà. Còn làm nhà đối với hộ nghèo Nhà nước cũng hỗ trợ theo quy định nhưng phải có đất để cất nhà”-Ông Đinh Văn Lung, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định cho hay.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khởi nghiệp không còn là chuyện xa lạ với đồng bào DTTS dọc dãy Trường Sơn
Khởi nghiệp không còn là chuyện xa lạ với đồng bào DTTS dọc dãy Trường Sơn

VOV.VN - Ở các bản làng xa xôi dọc dãy Trường Sơn, thông qua các dự án kết nối khởi nghiệp, nhiều sản phẩm đặc trưng của vùng cao đã tìm được đầu ra, ổn định trên thị trường.

Khởi nghiệp không còn là chuyện xa lạ với đồng bào DTTS dọc dãy Trường Sơn

Khởi nghiệp không còn là chuyện xa lạ với đồng bào DTTS dọc dãy Trường Sơn

VOV.VN - Ở các bản làng xa xôi dọc dãy Trường Sơn, thông qua các dự án kết nối khởi nghiệp, nhiều sản phẩm đặc trưng của vùng cao đã tìm được đầu ra, ổn định trên thị trường.

Triển khai quyết liệt Chương trình phát triển KT-XH  vùng đồng bào DTTS
Triển khai quyết liệt Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS

VOV.VN - Chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được triển khai quyết liệt tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã góp phần giúp cho miền núi tỉnh này ngày càng thay da đổi thịt

Triển khai quyết liệt Chương trình phát triển KT-XH  vùng đồng bào DTTS

Triển khai quyết liệt Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS

VOV.VN - Chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được triển khai quyết liệt tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã góp phần giúp cho miền núi tỉnh này ngày càng thay da đổi thịt