Người Si La ở Điện Biên trên hành trình thoát nghèo

VOV.VN - Si La là dân tộc rất ít người của tỉnh Điện Biên, sinh sống duy nhất tại bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé. Sau hơn 40 năm lập bản, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, đến nay cuộc sống của đồng bào Si La ở bản Nậm Sin đã có những bước chuyển mình, đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần của người dân từng bước đi lên.

 

“Ngày xưa thì khổ lắm, xa xôi, không có đường đi, đường vào bản là đường rừng đi theo lối lợn rừng chui. Nhà cửa thì chỉ toàn là nhà làm bằng tre, vách đất”.

“Từ năm 1980 khi chuyển về đây thì đời sống rất khó khăn, nhà cửa chỉ là nhà tranh tre, vách nứa. Đến nay được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đồng bào dân tộc Si La đời sống kinh tế đến nay đã tạm ổn”.

Đó là tâm sự của ông Lỳ Lòng Hừ và ông Lỳ Hồng Sơn, bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé.

Nằm cách trung tâm huyện Mường Nhé khoảng 40km, bản Nậm Sin có trên 50 hộ dân, 230 nhân khẩu sinh sống. Đây cũng là bản duy nhất của tỉnh Điện Biên có người dân tộc Si La, đồng bào ít người nhất của tỉnh sinh sống.

Nhớ lại thời điểm mới lập bản về sinh sống đầu những năm 1980, ông Lỳ Lòng Hừ, người dân bản Nậm Sin trầm ngâm cho biết: thời điểm về sinh sống, cả bản chỉ có vài nếp nhà lụp xụp làm bằng tranh tre, vách đất, chưa có điện, nước sinh hoạt sử dụng hoàn toàn bằng nguồn nước suối. Thời điểm ấy, muốn ra xã, ra huyện, người dân phải đi mất cả ngày, đi đường rừng men theo suối Nậm Sin.

Kinh tế chủ yếu là dựa vào cây ngô, ít lúa nương, sản xuất nông nghiệp chỉ mang tính tự cung tự cấp, năng suất, sản lượng thấp do chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật. Cùng với đó, tình hình an ninh trật tự, tội phạm ma túy cao, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của người dân. Vì vậy, một thời gian dài, tỷ lệ hộ nghèo của bản gần như 100%, thu nhập bình quân chưa đến 100.000 đồng/người/tháng.

Từ khi Đảng, Nhà nước triển khai Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Si La, cuộc sống của người dân bản Nậm Sin mới có những bước chuyển mình, từng bước đi lên. Đến nay, về cơ bản, hệ thống cơ sở vật chất và các công trình xây dựng thiết yếu cho bản đã được đầu tư. Con đường bê tông với tổng mức đầu tư hơn 46 tỷ đồng từ quốc lộ 4H vào trung tâm bản với tổng chiều dài gần 10km đã giúp người dân đi lại thuận tiện, tạo nhiều điều kiện để giao thương, phát triển kinh tế.

“Bây giờ có đường đi xe đàng hoàng, rất thuận lợi nên người dân không phải lo nghĩ gì nữa. Khi ốm đau thì ra trạm y tế xã, các y bác sĩ rất quan tâm. Cuộc sống bây giờ đã tốt hơn nhiều rồi”, ông Lỳ Lòng Hừ nói.

Ngoài được hưởng lợi từ Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Si La, những năm qua, bản Nậm Sin cũng được tỉnh Điện Biên và huyện Mường Nhé thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư các chương trình như: xây dựng nông thôn mới; xóa đói giảm nghèo... 

Ông Lỳ Hồng Sơn, Trưởng bản Nậm Sin cho biết: nếu như trước đây, cả bản có 35 hộ dân với hơn 170 khẩu, thì nay dân số của bản đã tăng lên 54 hộ với trên 230 nhân khẩu. Hiện nay, tổng diện tích đất nông nghiệp của bản khoảng 30ha, trong đó 20ha lúa nước, 1,2ha diện tích ao nuôi cá… Nhờ được tập huấn kiến thức, kỹ năng về chăm sóc, phòng, chống các dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt trên 360kg/người/năm.

Hiện, toàn bản còn 32 hộ nghèo, theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều mới giai đoạn 2021 - 2025. Hầu hết các hộ gia đình đã đầu tư xây dựng, sửa chữa mới nhà cửa kiên cố, mua sắm được tivi, xe máy… Cùng với phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục được quan tâm đầu tư. Bằng nguồn vốn thực hiện Đề án, bản Nậm Sin đã được đầu tư trường tiểu học và mầm non, do vậy học sinh được đến trường đầy đủ, không còn tình trạng trẻ đến tuổi nhưng không được đến trường, lớp. 

Ông Lỳ Hồng Sơn, Trưởng bản Nậm Sin cho biết: “Đến nay, trạm xá, trường học đã có đầy đủ, người dân yên tâm làm ăn, phát triển kinh tế. Mong muốn của bà con trong bản là tiếp tục được quan tâm hơn nữa đến tạo nguồn kinh tế cho các hộ gia đình, tạo công ăn việc làm về sau cho các cháu đang đi học và đã học xong nhưng đang ở nhà”.

Đồng bào dân tộc Si La ở Mường Nhé là một trong 16 dân tộc thiểu số rất ít người của cả nước. Dù đời sống vẫn còn nhiều khó khăn, song ý thức giữ gìn các nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Si La ở Nậm Sin những năm gần đây được nâng lên rõ rệt.

Bà Pờ Lỳ Pa, Phó Chủ tịch UBND xã Chung Chải cho biết: từ khi có điện, tiếp cận nhiều với các phương tiện thông tin đại chúng và được chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, người dân đã có ý thức cao về việc bảo tồn các nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình.

“Các nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán của người dân vẫn được giữ nguyên như các lễ cúng cơm mới, cúng bản. Người dân cũng chịu khó đi học hơn, tỷ lệ người nghiện giảm đáng kể không còn như trước kia”, bà Pờ Lỳ Pa cho biết.

Nói về việc gìn giữ các nét văn hóa của dân tộc mình, chị Giàng Cố Na, người dân bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé chia sẻ: “Thế hệ trẻ bây giờ chúng tôi cố gắng giữ lại các nét văn hóa, phong tục của mình để làm sao cho con cháu sau nay không quên mất phong tục các nét văn hóa của dân tộc”.

Sau hơn 40 năm định cư ở bản mới, đến nay đồng bào Si La nơi biên giới cực Tây Tổ quốc đã có cuộc sống tốt hơn. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp với các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững được đầu tư, người Si La ở Nậm Sin hiện đã vững bước trên hành trình thoát nghèo.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người dân miền núi Quảng Nam thoát nghèo nhờ xuất khẩu lao động
Người dân miền núi Quảng Nam thoát nghèo nhờ xuất khẩu lao động

VOV.VN - Xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp hiệu quả để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống và giảm nghèo bền vững. Nhờ đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, hàng ngàn hộ dân ở miền núi tỉnh Quảng Nam đã có cuộc sống sung túc hơn, nhiều gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Người dân miền núi Quảng Nam thoát nghèo nhờ xuất khẩu lao động

Người dân miền núi Quảng Nam thoát nghèo nhờ xuất khẩu lao động

VOV.VN - Xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp hiệu quả để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống và giảm nghèo bền vững. Nhờ đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, hàng ngàn hộ dân ở miền núi tỉnh Quảng Nam đã có cuộc sống sung túc hơn, nhiều gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Người Cơ Tu miền núi Quảng Nam trồng chuối mốc thoát nghèo
Người Cơ Tu miền núi Quảng Nam trồng chuối mốc thoát nghèo

VOV.VN - Thời gian gần đây, nhiều hộ các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam chọn trồng cây chuối mốc để phát triển kinh tế hộ gia đình. Mô hình này giúp đồng bào Cơ Tu thoát nghèo. Các ngành chức năng tỉnh Quảng Nam hỗ trợ người trồng chuối kết nối với các đơn vị bao tiêu sản phẩm, giúp nông dân yên tâm sản xuất. 

Người Cơ Tu miền núi Quảng Nam trồng chuối mốc thoát nghèo

Người Cơ Tu miền núi Quảng Nam trồng chuối mốc thoát nghèo

VOV.VN - Thời gian gần đây, nhiều hộ các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam chọn trồng cây chuối mốc để phát triển kinh tế hộ gia đình. Mô hình này giúp đồng bào Cơ Tu thoát nghèo. Các ngành chức năng tỉnh Quảng Nam hỗ trợ người trồng chuối kết nối với các đơn vị bao tiêu sản phẩm, giúp nông dân yên tâm sản xuất. 

Miền núi Khánh Hòa thoát nghèo bền vững bằng cách nào?
Miền núi Khánh Hòa thoát nghèo bền vững bằng cách nào?

VOV.VN - Ngoài nguyên nhân xuất phát điểm còn thấp, rừng núi hiểm trở, chia cắt thì nhận thức của người dân nơi đây cũng còn nhiều hạn chế, tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất đã trở thành bài toán khó đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Quan trọng hơn là bà con vẫn còn tâm lý trông chờ, chưa tự lực vươn lên.

Miền núi Khánh Hòa thoát nghèo bền vững bằng cách nào?

Miền núi Khánh Hòa thoát nghèo bền vững bằng cách nào?

VOV.VN - Ngoài nguyên nhân xuất phát điểm còn thấp, rừng núi hiểm trở, chia cắt thì nhận thức của người dân nơi đây cũng còn nhiều hạn chế, tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất đã trở thành bài toán khó đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Quan trọng hơn là bà con vẫn còn tâm lý trông chờ, chưa tự lực vươn lên.