Người trẻ nhiễm HIV gia tăng, thách thức mục tiêu “chấm dứt bệnh AIDS"

VOV.VN - Tình trạng lây nhiễm HIV đang gia tăng trong nhóm đối tượng nam thanh niên, giới trẻ, nhóm MSM (nam quan hệ tình dục đồng giới)... Điều này có thể là một thách thức cho mục tiêu "Chấm dứt bệnh AIDS" vào năm 2030 của Việt Nam.

Giữa tháng 11, Bộ Y tế cho hay, 9 tháng qua, cả nước ghi nhận 11.421 trường hợp phát hiện mới HIV dương tính, 1.263 trường hợp tử vong. Trong số người mới phát hiện nhiễm HIV, 83% là nam giới, độ tuổi chủ yếu từ 15 - 29 (40%) và 30 - 39 (27%), nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất là nam quan hệ tình dục đồng giới (42%).

Hưởng ứng ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh lần thứ 5 với chủ đề “Cùng nhau thực hiện các cam kết trong phòng, chống đại dịch; cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát các đại dịch trong tương lai”, PV VOV Giao thông đã đối thoại với PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) để làm rõ thêm lộ trình hướng tới mục tiêu Chấm dứt AIDS ở Việt Nam vào năm 2030.

PV: Thưa PGS.TS. BS Phan Thị Thu Hương một vài số liệu gần đây cho thấy, căn bệnh HIV/AIDS có dấu hiệu gia tăng ở nhóm trẻ, vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

PGS.TS. BS Phan Thị Thu Hương: Tình hình dịch HIV/AIDS trong thời gian vừa qua đã thể hiện một giai đoạn có kiểm soát dịch và có dấu hiệu suy giảm. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây có dấu hiệu chững lại và thậm chí tăng lên ở các nhóm trẻ. Chủ yếu lây qua đường quan hệ tình dục, khác với mô hình dịch trước kia chủ yếu lây qua tiêm chích ma túy.

Các nhóm bây giờ quan hệ tình dục ở các nhóm trẻ có xu hướng sử dụng nghiện chất. Chính vì vậy, nhóm này không chỉ lây cho HIV/AIDS mà còn lây các bệnh lây qua đường tình dục như viêm gan B, viêm gan C…

PV: Gần đây nổi lên câu chuyện, nhóm nam quan hệ đồng giới trong giới trẻ là đối tượng dẫn dắt dịch, vậy đâu là chiến lược sắp tới khi mục tiêu 2030 chúng ta phải xóa bỏ căn bệnh này?

PGS.TS. BS Phan Thị Thu Hương: Một nguyên tắc đầu tiên để có thể tiếp cận được với nhóm nguy cơ cao hay là nhóm nam quan hệ đồng giới cũng là nhóm dẫn dắt dịch chủ yếu hiện nay thì phải xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt.

Hiện nay, các mô hình xét nghiệm đã rất đa dạng ở tất cả các tỉnh, thành phố tạo sự công bằng, bình đẳng cho mỗi một người có nhu cầu xét nghiệm thông qua các kênh cộng đồng hoặc là tự xét nghiệm. Cục Phòng, chống HIV/AIDS cùng với Tổ chức Y tế thế giới  và các dự án của cục đều có các trang web có thể tư vấn để lấy được các xét nghiệm.

Chỉ khi người bệnh có dấu hiệu dương tính thì họ được kết nối ngay với các cơ sở chăm sóc và điều trị ARV, những biện pháp, chương trình điều trị ARV có sử dụng thẻ bảo hiểm và tư vấn điều trị thì việc ngăn chặn lây qua đường tình dục cũng được chấm dứt rất nhanh.

Bên cạnh đó, có những người âm tính với xét nghiệm HIV thì có thể được kết nối với các mạng lưới về dự phòng lây nhiễm HIV như thông qua điều trị methadone. Nếu như lây qua nghiện chất ma túy hoặc những người có lây qua quan hệ tình dục thì có thể được tiếp cận với điều trị dự phòng trước phơi nhiễm.

Đây cũng là điều trị dự phòng bằng thuốc rất hiệu quả trong giai đoạn hiện nay, có thể dự phòng đến 97% nguy cơ lây nhiễm HIV trong các nhóm lây qua quan hệ tình dục.

PV: Riêng đối với Việt Nam thì điều gì là thách thức để chúng ta giảm và đi dần vào việc xóa bỏ căn bệnh thế kỷ?

PGS.TS. BS Phan Thị Thu Hương: Thách thức đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS hiện nay chủ yếu là do là nhóm trẻ. Kiến thức, sự hiểu biết đầy đủ về HIV của họ còn đang ở mức độ rất thấp. Hơn nữa, họ lại tò mò và tìm hiểu sử dụng qua những nghiện chất dạng thuốc phiện như  ma túy tổng hợp, ma túy đá.

Chính vì vậy, gây ra tình trạng quan hệ tình dục không an toàn. Thời gian qua, đây là một thách thức rất lớn đối với cục phòng, chống HIV/AIDS, khi có một nhóm đối tượng mới, nguy cơ dẫn dắt dịch trong giai đoạn vừa qua.

Để có thể triển khai được hoạt động này tôi nghĩ rằng, cần sự tham gia vào cuộc không chỉ từ lĩnh vực y tế mà kể cả toàn xã hội. Từ việc thông qua sự giáo dục ở nhà trường trước khi các em mới đến tuổi trưởng thành đã phải hiểu biết về lĩnh vực này. Tại các khu công nghiệp, khi tuyển dụng nhóm người trẻ tuổi thì cần phải có những kiến thức hiểu biết như vậy.

PV: Xin trân trọng cảm ơn!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quan hệ bằng miệng có khả năng lây nhiễm HIV không?
Quan hệ bằng miệng có khả năng lây nhiễm HIV không?

VOV.VN - Do nhu cầu sinh lý, đôi khi tôi vẫn phải ra ngoài "bóc bánh, trả tiền". Nhưng nếu quan hệ tình dục qua đường miệng liệu có giảm bớt khả năng lây nhiễm các bệnh tình dục như HIV hay không? Bác sĩ Hà Ngọc Mạnh, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ tư vấn cho nhân vật.

Quan hệ bằng miệng có khả năng lây nhiễm HIV không?

Quan hệ bằng miệng có khả năng lây nhiễm HIV không?

VOV.VN - Do nhu cầu sinh lý, đôi khi tôi vẫn phải ra ngoài "bóc bánh, trả tiền". Nhưng nếu quan hệ tình dục qua đường miệng liệu có giảm bớt khả năng lây nhiễm các bệnh tình dục như HIV hay không? Bác sĩ Hà Ngọc Mạnh, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ tư vấn cho nhân vật.

Sử dụng thuốc dạng tiêm dự phòng trước phơi nhiễm HIV ở Việt Nam có khả thi?
Sử dụng thuốc dạng tiêm dự phòng trước phơi nhiễm HIV ở Việt Nam có khả thi?

VOV.VN - Đặc thù lây nhiễm HIV của Việt Nam những năm gần đây là lây nhiễm trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Do đó việc đẩy mạnh thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng PrEP dạng tiêm là điều cần thiết.

Sử dụng thuốc dạng tiêm dự phòng trước phơi nhiễm HIV ở Việt Nam có khả thi?

Sử dụng thuốc dạng tiêm dự phòng trước phơi nhiễm HIV ở Việt Nam có khả thi?

VOV.VN - Đặc thù lây nhiễm HIV của Việt Nam những năm gần đây là lây nhiễm trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Do đó việc đẩy mạnh thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng PrEP dạng tiêm là điều cần thiết.

Gần 70% số ca nhiễm HIV mới được phát hiện ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Gần 70% số ca nhiễm HIV mới được phát hiện ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN - Nguy cơ nhiễm dịch HIV mới nổi trong nhóm lây qua đường tình dục, nhóm trẻ tuổi, nhóm quan hệ đồng giới tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với gần 70%.

Gần 70% số ca nhiễm HIV mới được phát hiện ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Gần 70% số ca nhiễm HIV mới được phát hiện ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN - Nguy cơ nhiễm dịch HIV mới nổi trong nhóm lây qua đường tình dục, nhóm trẻ tuổi, nhóm quan hệ đồng giới tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với gần 70%.