Người uy tín góp phần xóa huyện “trắng” nông thôn mới ở Khánh Hòa

VOV.VN - Thời gian qua, người có uy tín ở huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa tích cực vận động người dân trong thôn, khu phố xây dựng nông thôn mới. Cuối tháng 11/2024, cả 2 xã Sơn Bình, Sơn Hiệp, huyện miền núi Khánh Sơn đều đạt chuẩn nông thôn mới đã xóa huyện “trắng” nông thôn mới ở tỉnh Khánh Hòa.

Huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa có 29 người được tôn vinh có uy tín, trong đó 24 người là đảng viên. Đây là những nhân tố tích cực, gương mẫu, chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương. Người uy tín ở huyện miền núi Khánh Sơn luôn nêu gương tuyên truyền nhân dân đồng thuận trong xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ngày càng hoàn thiện theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số. 

Đầu tháng 12/2024, đường từ trung tâm xã Sơn Bình vào thôn Cô Lắc được mở rộng. Những vị trí ta luy dương quá cao đang được hạ bớt để giảm nguy cơ sạt lở. Dọc tuyến này, người dân chủ động dọn quét trước nhà mình để giữ cho đường làng luôn sạch.

Ông Mấu Hồng Niệm, 64 tuổi, đồng bào Raglai, người uy tín thôn Cô Lắc, xã Sơn Bình, huyện miền núi Khánh Sơn cho biết, chính quyền các cấp đầu tư xây dựng đường bê tông lớn để bà con đi lại buôn bán sầu riêng thuận tiện. Ông phải tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay làm cho đường sá sạch sẽ: “Trên tuyến có một số nhà làm chưa hoàn thành đổ cát, đổ đá lung tung gây mất an toàn giao thông. Xây dựng nông mới thì vận động bà con là phải giữ cho sạch xung quanh nhà mình. Đặc biệt nhà gần đường giao thông bà con phải giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh sạch sẽ”.

Khoảng 10 năm trước, ông Cao Lê Dân, 81 tuổi, người đồng bào Raglai ở thôn Tà Gụ, xã Sơn Hiệp, huyện miền núi Khánh Sơn xây dựng nhà ở kiên cố. Ông Cao Lê Dân cho biết, ngôi nhà của ông được xây dựng kiên cố đầu tiên ở khu vực này với tổng chi phí 120 triệu đồng, bà con trong xóm và dòng tộc ai có tiền thì góp vào để xây dựng. Chỉ trong vài năm, cả 7 căn nhà trong dòng tộc và hàng xóm của ông Cao Lê Dân được xây dựng vững chắc, góp phần hoàn thành tiêu chí về nhà dân cư trong xây dựng nông thôn mới.

Cuối tháng 11/2024, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành các quyết định công nhận 2 xã Sơn Bình, Sơn Hiệp, huyện miền núi Khánh Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024. Đây là 2 xã đầu tiên của huyện miền núi Khánh Sơn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Để đạt kết quả này, cả hệ thống chính trị và người dân 2 xã Sơn Bình, Sơn Hiệp, huyện Khánh Sơn đã không ngừng nỗ lực hoàn thành 19/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

Ông Đinh Văn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn khẳng định, tại các xã vừa đạt chuẩn nông thôn mới, đời sống của nhân dân được nâng lên; nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, bền vững; cơ sở hạ tầng được đầu tư phục vụ tốt cho đời sống, sản xuất và sinh hoạt của người dân; các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế được chăm lo; an ninh, trật tự được giữ vững: “Vừa qua huyện có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện thì đến năm 2025 chỉ xây dựng một xã nông thôn mới. Nhưng đến giờ này chúng tôi quyết liệt trong vấn đề chỉ đạo cho nên xây dựng luôn 2 xã, như vậy vượt 100%. Phân bổ nguồn lực kể cả công tác lãnh, chỉ đạo phải quyết liệt, kể cả phối hợp với các sở, ngành, yêu cầu anh em những tiêu chí nào khó khăn thì phải nhờ xã, phường trợ giúp”.

Tính đến tháng 11/2024, toàn tỉnh Khánh Hòa có 67/92 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Năm nay, việc huyện miền núi Khánh Sơn có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới đã giúp tỉnh Khánh Hòa “xóa” được huyện trắng nông thôn mới. Việc xây dựng nông thôn mới ở huyện miền núi Khánh Sơn tiếp tục tập trung phát triển kinh tế vườn, duy trì và nhân rộng các vườn cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Huyện Khánh Sơn từng bước giúp người dân phát huy nội lực, vượt qua khó khăn để làm giàu. Ngoài ra, chương trình nông thôn mới trên địa bàn huyện Khánh Sơn còn tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí về văn hóa, xã hội, môi trường; duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa đánh giá cao việc huyện miền núi Khánh Sơn đã xóa điểm “trắng” nông thôn mới: “Điểm sáng của chúng ta là giảm nghèo, tăng khá, tăng giàu. Huyện thoát nghèo thì đây là kỳ tích, một huyện mà đầu nhiệm kỳ gần 30% hộ nghèo, hộ cận nghèo mà đến giờ chúng ta tự tin đề xuất, cơ bản cuối năm 2024 đầu năm 2025 là chúng ta là huyện thoát nghèo. Từ huyện “trắng” về xã nông thôn mới thì đã có 2 xã, vượt cả chỉ tiêu và dự kiến năm 2025 sẽ tiếp 2 xã nữa là 4 xã nông thôn mới. Vai trò là các đồng chí vừa đã triển khai đề án rồi tuyên truyền vận động người dân và các đồng chí cũng đi trước. Ở đây có sự dẫn dắt và sự vào cuộc của các đồng chí, bám sát cơ cầu kinh tế để định hướng chuyển dịch theo đúng định hướng”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Cánh tay” nối dài kéo giảm tảo hôn ở miền núi tỉnh Khánh Hòa
“Cánh tay” nối dài kéo giảm tảo hôn ở miền núi tỉnh Khánh Hòa

VOV.VN - Những năm gần đây, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa giảm hẳn. Để có được kết quả này, ngoài sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị còn có sự góp sức rất lớn của những người có uy tín trong việc kịp thời phát hiện, tuyên truyền những trường hợp nguy cơ tảo hôn.

“Cánh tay” nối dài kéo giảm tảo hôn ở miền núi tỉnh Khánh Hòa

“Cánh tay” nối dài kéo giảm tảo hôn ở miền núi tỉnh Khánh Hòa

VOV.VN - Những năm gần đây, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa giảm hẳn. Để có được kết quả này, ngoài sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị còn có sự góp sức rất lớn của những người có uy tín trong việc kịp thời phát hiện, tuyên truyền những trường hợp nguy cơ tảo hôn.

Gìa làng giữ gìn văn hóa dân tộc ở miền núi Khánh Hòa
Gìa làng giữ gìn văn hóa dân tộc ở miền núi Khánh Hòa

VOV.VN - Toàn tỉnh Khánh Hòa hiện có 35 dân tộc thiểu số với hơn 82.000 người dân tộc thiểu số, sống chủ yếu khu vực miền núi. Những năm qua, thông qua các già làng, người có uy tín, các nét đẹp văn hóa của các dân tộc thiểu số được bảo tồn và phát huy. Đây là tiền đề quan trọng giúp các địa phương phát triển kinh tế du lịch.

Gìa làng giữ gìn văn hóa dân tộc ở miền núi Khánh Hòa

Gìa làng giữ gìn văn hóa dân tộc ở miền núi Khánh Hòa

VOV.VN - Toàn tỉnh Khánh Hòa hiện có 35 dân tộc thiểu số với hơn 82.000 người dân tộc thiểu số, sống chủ yếu khu vực miền núi. Những năm qua, thông qua các già làng, người có uy tín, các nét đẹp văn hóa của các dân tộc thiểu số được bảo tồn và phát huy. Đây là tiền đề quan trọng giúp các địa phương phát triển kinh tế du lịch.

Người uy tín ở Khánh Hòa làm gương sản xuất kinh tế giỏi
Người uy tín ở Khánh Hòa làm gương sản xuất kinh tế giỏi

VOV.VN - Nhiều năm qua, người có uy tín ở huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tiên phong ứng dụng các tiến bộ trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Nhiều người có uy tín vùng đồng bào Raglai đang thành công với các mô hình phát triển kinh tế, làm gương để cộng động noi theo.

Người uy tín ở Khánh Hòa làm gương sản xuất kinh tế giỏi

Người uy tín ở Khánh Hòa làm gương sản xuất kinh tế giỏi

VOV.VN - Nhiều năm qua, người có uy tín ở huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tiên phong ứng dụng các tiến bộ trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Nhiều người có uy tín vùng đồng bào Raglai đang thành công với các mô hình phát triển kinh tế, làm gương để cộng động noi theo.