Nhân lực - "Yếu tố" quyết định trong nhiệm vụ 2021 của ngành y tế

VOV.VN - Trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, nhân lực là yếu tố quyết định chất lượng y tế. Đòi hỏi đội ngũ cán bộ y tế vừa đảm bảo về số lượng vừa đảm bảo trình độ về chuyên môn và kỹ năng quản lý. 

Phát triển nhân lực và mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới

Trước diễn biến dịch COVID-19 tiếp tục phức tạp, vai trò tuyến đầu của các “chiến sĩ áo trắng” tiếp tục được khẳng định, đồng thời, còn đặt ra tình huống chi viện, phối hợp, hỗ trợ nhịp nhàng giữa lực lượng y tế các địa phương.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới (Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25 tháng 10 năm 2017) xác định mục tiêu tổng quát: Nâng cao sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam. Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Phát triển nền y học khoa học, dân tộc và đại chúng. Bảo đảm mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ. Để thực hiện mục tiêu đó, cần xây dựng hệ thống mạng lưới y tế rộng khắp, gần dân; được chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành từ Trung ương tới địa phương trong phạm vi cả nước, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương. 

Đồng thời, cần xây dựng đội ngũ cán bộ y tế có năng lực chuyên môn vững vàng, tiếp cận trình độ quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi sản xuất, cung ứng dược phẩm, dịch vụ y tế. Đặc biệt, nhu cầu về thầy thuốc và cán bộ thuộc nhiều chuyên môn khác nhau cũng đang đòi hỏi cơ cấu hợp lý, đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách thích hợp, thể hiện ở tất cả các khâu từ tuyển chọn, đào tạo, đãi ngộ và tôn vinh…

Tại Hội nghị Y tế toàn quốc diễn ra đầu năm 2021, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã đánh giá, dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, nhưng được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn quân và toàn dân, công tác y tế đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng, chống đại dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong đó, ngành y tế đã thực hiện đạt các chỉ tiêu chủ yếu được Quốc hội, Chính phủ giao năm 2020 về số giường bệnh trên vạn dân; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế giao 90,7%, đạt 90,85%. Đạt 6/7 chỉ tiêu cụ thể ngành, lĩnh vực được Chính phủ giao tại Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2020.

Về y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe Nhân dân, Bộ Y tế đã tham mưu cho Đảng, Chính phủ triển khai thực hiện hiệu quả, kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 ở mức cao hơn và sớm hơn so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới ở giai đoạn đầu, với phương châm “4 tại chỗ”, phù hợp với thực tiễn và thực lực của đất nước. Làm tốt công tác truyền thông, thông tin công khai, minh bạch, kịp thời, góp phần tạo đồng thuận xã hội. 

Đẩy mạnh triển khai Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới.  Đổi mới hoạt động của y tế cơ sở theo nguyên lý y học gia đình, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tổng thể hoạt động trạm y tế, hồ sơ sức khỏe điện tử, tỷ lệ dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe là 23,9% năm 2019, ước 45,6% năm 2020. Tỷ lệ trạm y tế xã triển khai dự phòng, quản lý điều trị một số bệnh không lây nhiễm tăng, 73,7% năm 2019, ước đạt 80,6% năm 2020. Chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở được nâng lên thông qua tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật.

Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm quá tải, nâng cao chất lượng dịch vụ các tuyến. Đẩy mạnh áp dụng Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện, ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh: bệnh án điện tử, khám chữa bệnh từ xa, đã kết nối được khoảng 1.500 cơ sở y tế trên cả nước. Ban hành, cập nhật các hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị, trong đó có COVID-19, Bộ Tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp. 

Đáng chú ý, lĩnh vực hội nhập y tế quốc tế đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đại dịch toàn cầu, ngành y tế đã hợp tác chặt chẽ với các quốc gia, các tổ chức quốc tế nghiên cứu, triển khai, hoàn thiện phác đồ điều trị, nghiên cứu vaccine, kêu gọi hỗ trợ vật chất, trang thiết bị y tế cần thiết; Công tác thông tin, báo chí, truyền thông hoạt động y tế đạt kết quả cao, góp phần củng cố thêm niềm tin của người dân đối với ngành y tế.

Nhiệm vụ 2021

Bộ Y tế đã đặt ra nhiệm vụ 2021 là kế thừa những kết quả quan trọng và toàn diện đã đạt được, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng, Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và giai đoạn 2021-2025, ngành y tế sẽ tiếp tục tập trung nâng cao năng lực của hệ thống y tế dự phòng để ứng phó với các tình huống khẩn cấp và sự cố y tế công cộng, bảo đảm an ninh y tế, an toàn thực phẩm; Tăng cường và đổi mới mạnh mẽ y tế cơ sở trong tình hình mới hướng tới thực hiện bao phủ sức khỏe toàn dân; Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh phục vụ người dân hướng tới sự hài lòng của người bệnh; Triển khai quyết liệt chuyển đổi số ngành y tế; Ứng dụng khoa học công nghệ; Tăng cường công tác quản lý dược, thực phẩm, trang thiết bị y tế; Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về công tác dân số trong tình hình mới; Đẩy mạnh công tác truyền thông, hợp tác quốc tế để nâng cao hơn nữa vai trò, vị thế của y tế Việt Nam...

Trong tiến trình đổi mới mạnh mẽ, toàn diện để phục vụ người dân tốt hơn của ngành y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay sẽ đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế cả về chuyên môn nghiệp vụ và y đức. Trong đó, ngành y tế lựa chọn khâu đột phá trong thi cấp chứng chỉ hành nghề y dược phù hợp với thông lệ quốc tế... Cùng với đó là xây dựng và triển khai Đề án đào tạo nhân lực y tế vùng khó khăn (cho 28 tỉnh), Đề án tổng thể tăng cường năng lực cán bộ y tế cơ sở, mục tiêu đến 2025 đảm bảo cơ bản nhân lực cho vùng sâu, vùng xa và đến năm 2030 đảm bảo đủ nhân lực.

Đặc biệt, ngành y tế chú trọng nâng cao đạo đức ngành y thông qua việc giáo dục y đức, tinh thần cống hiến, phục vụ nhân dân, nhất là lớp thầy thuốc trẻ. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng trong cán bộ, nhân viên y tế.

Ngành y tế tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, nghiên cứu sản xuất vaccine, thuốc chữa bệnh và trang thiết bị y tế.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội thiếu hơn 400 nhân viên y tế trường học
Hà Nội thiếu hơn 400 nhân viên y tế trường học

VOV.VN - Trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội hôm nay, Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Thế Cương cho biết toàn thành phố thiếu hơn 400 nhân viên y tế trường học.

Hà Nội thiếu hơn 400 nhân viên y tế trường học

Hà Nội thiếu hơn 400 nhân viên y tế trường học

VOV.VN - Trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội hôm nay, Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Thế Cương cho biết toàn thành phố thiếu hơn 400 nhân viên y tế trường học.

TP.HCM: Vì sao gần 1.000 nhân viên y tế nghỉ việc?
TP.HCM: Vì sao gần 1.000 nhân viên y tế nghỉ việc?

VOV.VN - "Lý do nhân viên y tế nghỉ việc, chúng tôi dùng từ kiệt sức cũng không sai, gần 8 tháng trời chưa được nghỉ ngơi ngày nào với mức thu nhập thấp”, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng nói trong kỳ họp HĐND TP.HCM sáng 8/12.

TP.HCM: Vì sao gần 1.000 nhân viên y tế nghỉ việc?

TP.HCM: Vì sao gần 1.000 nhân viên y tế nghỉ việc?

VOV.VN - "Lý do nhân viên y tế nghỉ việc, chúng tôi dùng từ kiệt sức cũng không sai, gần 8 tháng trời chưa được nghỉ ngơi ngày nào với mức thu nhập thấp”, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng nói trong kỳ họp HĐND TP.HCM sáng 8/12.

Trạm y tế lưu động ở Hà Nội làm thế nào để điều trị F0 thể nhẹ hiệu quả?
Trạm y tế lưu động ở Hà Nội làm thế nào để điều trị F0 thể nhẹ hiệu quả?

VOV.VN - “Trạm y tế lưu động chỉ phát huy tác dụng khi chúng ta triển khai cách ly điều trị F0 tại nhà. Đây là nơi cấp cứu ban đầu cho những F0 có biểu hiện khó thở, biểu hiện nặng"- TS. Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội chia sẻ.

Trạm y tế lưu động ở Hà Nội làm thế nào để điều trị F0 thể nhẹ hiệu quả?

Trạm y tế lưu động ở Hà Nội làm thế nào để điều trị F0 thể nhẹ hiệu quả?

VOV.VN - “Trạm y tế lưu động chỉ phát huy tác dụng khi chúng ta triển khai cách ly điều trị F0 tại nhà. Đây là nơi cấp cứu ban đầu cho những F0 có biểu hiện khó thở, biểu hiện nặng"- TS. Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội chia sẻ.

Dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, Bộ Y tế cảnh báo biến chủng Omicron vào Việt Nam
Dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, Bộ Y tế cảnh báo biến chủng Omicron vào Việt Nam

VOV.VN - Biến chủng mới Omicron đã được ghi nhận tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bộ Y tế đã cảnh báo nguy cơ biến chủng Omicron xâm nhập vào Việt Nam.

Dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, Bộ Y tế cảnh báo biến chủng Omicron vào Việt Nam

Dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, Bộ Y tế cảnh báo biến chủng Omicron vào Việt Nam

VOV.VN - Biến chủng mới Omicron đã được ghi nhận tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bộ Y tế đã cảnh báo nguy cơ biến chủng Omicron xâm nhập vào Việt Nam.