Nhiều khả năng bão Trà Mi sẽ mạnh cấp 12 khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

VOV.VN - Theo chuyên gia, nhiều khả năng bão Trà Mi sẽ mạnh cấp 12, giật cấp 15 khi đi qua quần đảo Hoàng Sa. Sau đó tiếp tục hướng về các tỉnh Trung Bộ của nước ta

Trao đổi với phóng viên liên quan đến thông tin về cơn bão TRAMI (tên tiếng Việt là Trà Mi) đang hoạt động ngoài khơi Philippines, ông Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho biết, hiện bão Trà Mi đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/h), giật cấp 11 và đang di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ khoảng 20km/h.

"Trong ngày 24/10, khả năng bão Trà Mi sẽ di chuyển vào Biển Đông trở thành cơn bão số 6 trong năm 2024. Sau khi vào Biển Đông, có khả năng bão đổi hướng di chuyển sang hướng Tây và cường độ tiếp tục mạnh thêm. Khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa bão sẽ mạnh cấp 12 giật cấp 15, tiếp tục hướng về các tỉnh Trung Bộ. Do ảnh hưởng của bão Trà Mi, từ khoảng ngày 26-28/10 trên khu vực Trung Bộ có khả năng xảy ra đợt mưa lớn trên diện rộng", ông Vũ Anh Tuấn nhận định.

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, đến 7h ngày 24/10, bão Trà Mi hoạt động ở vị trí trên đất liền phía Tây đảo Luzon (Philippines). Đến 7h ngày 25/10, đi vào Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa 650km về phía Đông Đông Bắc với sức gió mạnh cấp 10, giật cấp 12.

Đến 7h ngày 26/10, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15km/h và tăng cường độ lên cấp 12, giật cấp 15. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3 ở khu vực Bắc Biển Đông.

Từ 72h đến 120h tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km, sau có khả năng đổi hướng Tây Nam và di chuyển chậm lại.

Vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7. Từ sáng 24/10 tăng lên cấp 8-9 (62-88km/h), vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 14, sóng biển cao 4,0-6,0m, vùng gần tâm bão 6,0-8,0m; biển động dữ dội. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bão Trà Mi giật cấp 11 đang tiến nhanh vào Biển Đông
Bão Trà Mi giật cấp 11 đang tiến nhanh vào Biển Đông

VOV.VN - Bão Trà Mi đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/h), giật cấp 11. Di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ khoảng 20km/h.

Bão Trà Mi giật cấp 11 đang tiến nhanh vào Biển Đông

Bão Trà Mi giật cấp 11 đang tiến nhanh vào Biển Đông

VOV.VN - Bão Trà Mi đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/h), giật cấp 11. Di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ khoảng 20km/h.

Bão Trà Mi giật cấp 11, di chuyển nhanh hướng vào Biển Đông
Bão Trà Mi giật cấp 11, di chuyển nhanh hướng vào Biển Đông

VOV.VN - Bão TRAMI, tên tiếng việt là Trà Mi, có vị trí tâm ở vào khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 125,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Philippines.

Bão Trà Mi giật cấp 11, di chuyển nhanh hướng vào Biển Đông

Bão Trà Mi giật cấp 11, di chuyển nhanh hướng vào Biển Đông

VOV.VN - Bão TRAMI, tên tiếng việt là Trà Mi, có vị trí tâm ở vào khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 125,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Philippines.

Cảnh báo sạt lở, sụt trượt đất trên cao tốc La Sơn - Hòa Liên
Cảnh báo sạt lở, sụt trượt đất trên cao tốc La Sơn - Hòa Liên

VOV.VN - Trong các đợt mưa lớn vào tháng 10 và 11 năm ngoái, cao tốc La Sơn - Hòa Liên qua địa phận TP.Đà Nẵng xảy ra nhiều điểm sạt lở. Trong đó có 2 điểm sạt lở nặng, mất an toàn giao thông. Đơn vị quản lý, bảo trì đã tập trung khắc phục tạm. Tuy nhiên, mỗi lần mưa lớn, lượng đất đá tại các điểm sạt lở có nguy cơ tiếp tục sụt trượt.

Cảnh báo sạt lở, sụt trượt đất trên cao tốc La Sơn - Hòa Liên

Cảnh báo sạt lở, sụt trượt đất trên cao tốc La Sơn - Hòa Liên

VOV.VN - Trong các đợt mưa lớn vào tháng 10 và 11 năm ngoái, cao tốc La Sơn - Hòa Liên qua địa phận TP.Đà Nẵng xảy ra nhiều điểm sạt lở. Trong đó có 2 điểm sạt lở nặng, mất an toàn giao thông. Đơn vị quản lý, bảo trì đã tập trung khắc phục tạm. Tuy nhiên, mỗi lần mưa lớn, lượng đất đá tại các điểm sạt lở có nguy cơ tiếp tục sụt trượt.